Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

* Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu chỉ đạo

Sáng 16.7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Cùng dự và chủ trì hội thảo có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Trưởng Ban soạn thảo; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban soạn thảo.

Trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu rõ, đây là hội thảo đầu tiên trong chuỗi 4 hội thảo lấy ý kiến với dự thảo luật này; là diễn đàn rất quan trọng trong quy trình lấy ý kiến đối với dự án luật để Ban soạn thảo, Tổ biên tập, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các địa phương, chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan trong hồ sơ dự án luật, củng cố thêm cơ sở lý luận, thực tiễn vững chắc và hoàn thiện nội dung, kỹ thuật lập pháp của dự thảo luật.

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H. Ngọc

Trình bày Báo cáo những nội dung cơ bản của hồ sơ dự án luật, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân nêu rõ, các nội dung sửa đổi, bổ sung của dự thảo luật thuộc 5 vấn đề: bổ sung nguyên tắc bảo đảm hoạt động giám sát cung cấp thông tin thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương và luật hóa tiêu chí gắn với công tác xây dựng pháp luật, giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương là một trong các tiêu chí để lựa chọn chuyên đề giám sát của các chủ thể giám sát.

Sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, HĐND, cơ quan của HĐND, đại biểu HĐND và thẩm quyền trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong hoạt động giám sát.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu khai mạc Hội thảo - Ảnh H.Ngọc
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: H.Ngọc

Dự thảo luật cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về phương thức, trình tự, thủ tục, thời gian, thời hạn thực hiện hoạt động giám sát; sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến bảo đảm thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát; sửa đổi, bổ sung các quy định về trao đổi, sử dụng thông tin của hoạt động giám sát có liên quan và các hoạt động khác; ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát. 

Các đại biểu dự hội thảo nêu rõ, nội dung dự thảo luật đã cơ bản bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống văn bản pháp luật có liên quan; có thể khắc phục được tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật hiện hành.

Có ý kiến cho rằng, dự thảo luật đã quy định về việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là hoạt động giám sát quan trọng của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật không trái với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

toàn cảnh Hội thảo - Ảnh H.Ngọc
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: H. Ngọc

Tuy nhiên, việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật không nên dừng lại ở xem xét, đánh giá việc ban hành văn bản đó mà còn cân nhắc tới tính hợp lý, khả thi trong thực tiễn của văn bản sau khi thi hành. Thực tế là các yếu tố về tính kịp thời, đầy đủ, hợp hiến, hợp pháp, thống nhất về cơ bản được đánh giá, rà soát, thẩm tra rất nhiều lần ngay từ giai đoạn xây dựng dự thảo…

Do đó, ngoài xem xét dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, một số đại biểu đề nghị, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về xem xét tính hợp lý, khả thi, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật đã được triển khai trên cơ sở có thực tiễn làm căn cứ soi chiếu, đánh giá.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, dự thảo Luật sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 37 (tháng 9); trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ Chín. Do thời gian gấp rút, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Ban soạn thảo phải rất nỗ lực, cố gắng bảo đảm đúng tiến độ đề ra.

Cho rằng, dự thảo luật có phạm vi điều chỉnh rộng, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Ban soạn thảo cần giải quyết mối quan hệ giữa dự thảo luật với các luật có liên quan, như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo…

các đại biểu tham dự Hội thảo - Ảnh H.Ngọc
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: H. Ngọc

“Xây dựng dự thảo luật cần tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đổi mới hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt động giám sát nói riêng, tuân thủ Hiến pháp và bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Thông qua hoạt động giám sát để kiểm soát quyền lực nhà nước, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan dân cử, bảo đảm yêu cầu theo thể chế chính trị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Cung cấp cơ sở thực tiễn cho hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, Ban soạn thảo tiếp tục bám sát 5 chính sách Quốc hội đã thông qua, bảo đảm giám sát là khâu trọng tâm, then chốt trong hoạt động Quốc hội, giám sát để kiến tạo, giám sát đến cùng sự việc.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ

Chiều 4.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì cuộc gặp mặt công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc để hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - ngôi trường được mệnh danh là “trái tim học thuật”, “ngọn hải đăng tri thức”, niềm tự hào của Armenia và khu vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Trụ sở Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan (YSU).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đến ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đại tướng Khamtay Siphandone.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk

Chiều 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan

Sáng 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Tòa nhà Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã có cuộc làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Armenia Davit Arakelyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
Chính trị

Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia

*Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia ký Thỏa thuận hợp tác

Sáng 3.4, theo giờ địa phương, tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã tiến hành hội đàm.