Hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia và đại biểu Quốc hội về nâng cao chất lượng hoạt động của Báo Đại biểu Nhân dân

Sáng 9.1, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia và đại biểu Quốc hội về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Báo Đại biểu Nhân dân.

Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị có các nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh, Trần Đình Đàn; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà; Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu; nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, TS. Nhị Lê; nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền; lãnh đạo một số đơn vị của Văn phòng Quốc hội...

Về phía Báo Đại biểu Nhân dân có: Phó Tổng biên tập Lê Thanh Kim và đại diện một số phòng, ban của Báo. 

Ngày càng hoàn thành tốt sứ mệnh vẻ vang

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền nêu rõ, nhìn lại chặng đường 35 năm hình thành và phát triển, có thể khẳng định, Báo Đại biểu Nhân dân ngày càng hoàn thành tốt hơn sứ mệnh vẻ vang là Tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và cử tri, luôn được được lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các địa phương quan tâm, đánh giá cao.  

Báo Đại biểu Nhân dân luôn làm tốt vai trò thông tin, tuyên truyền kịp thời các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước; tuyên truyền sâu đậm, chất lượng, có bản sắc các hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp cũng như tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân. Đặc biệt là những thông điệp của Quốc hội, Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Bên cạnh đó, Báo đã xây dựng thêm các chuyên mục thực sự thiết thực, hấp dẫn, trí tuệ, trách nhiệm, có sức lan tỏa lớn với nhiều bài viết hay, nhiều thể loại phong phú, gắn chặt lý luận và thực tiễn…, nhất là chuyên mục phòng, chống tham nhũng trên báo điện tử để tăng cường tính phản biện xã hội và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền cũng cho biết, thời gian qua, Báo đẩy mạnh phát hành để công tác thông tin tuyên truyền nói chung và các hoạt động của Quốc hội ngày càng lan tỏa sâu rộng hơn đến đông đảo bạn đọc. Đặc biệt, để chủ động hội nhập và thích ứng với thời đại kỷ nguyên số, Ban Lãnh đạo Báo đã nỗ lực, quyết liệt thúc đẩy phát triển các nền tảng số thông qua việc xây dựng hệ sinh thái số; tận dụng tiện ích của mạng xã hội, tuyên truyền có chọn lọc trên các kênh truyền thông số như Youtube, Fanpage, Tiktok… với những tăng trưởng mạnh mẽ và kết quả ấn tượng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền thẳng thắn nhìn nhận, với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ, phát triển của truyền thông xã hội, báo chí nói chung, Báo Đại biểu Nhân dân đã, đang và sẽ tiếp tục đứng trước rất nhiều thử thách. Cùng với hoàn thành những nhiệm vụ chính trị vẻ vang và to lớn, Báo cũng phải nỗ lực chăm lo bảo đảm đời sống của các bộ, viên chức, người lao động để anh chị em yên tâm công tác, cống hiến.

Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền mong muốn, các chuyên gia và đại biểu Quốc hội đã gắn bó, hết mực yêu quý Báo sẽ hiến kế những giải pháp, đề xuất thiết thực, khả thi để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Báo Đại biểu Nhân dân.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, kiến nghị những giải pháp quan trọng, mang tính thiết thực để hoạt động của Báo Đại biểu Nhân dân ngày càng nâng cao, đi vào thực chất hơn nữa. Đặc biệt, các phát biểu tập trung luận giải rõ hơn nội hàm: Thế nào là tiếng nói của Quốc hội? Thế nào là diễn đàn của đại biểu Quốc hội, diễn đàn của Hội đồng Nhân dân và cử tri? Là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, diễn đàn của HĐND và cử tri thì phải hoạt động ra sao?...

Đánh giá cao những thành tựu, nỗ lực của Báo Đại biểu Nhân dân thời gian qua, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh chỉ rõ, thông tin tuyên truyền về đường lối của Đảng trên Báo Đại biểu Nhân dân tương đối đầy đủ, xác thực; tuyên truyền về luật pháp của Nhà nước rất kịp thời, phát huy hiệu quả tốt; các hoạt động của Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội, cơ quan của Quốc hội luôn được thông tin nhanh chóng; phản ánh sát sao cuộc sống, ý kiến của cử tri và Nhân dân cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Báo Đại biểu Nhân dân ngày càng hoàn thiện, củng cố được đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên hùng hậu, có chất lượng, có nhạy bén chính trị.

Đánh giá cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền cũng như những bước phát triển tiến bộ, đúng hướng của Báo ĐBND, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh nêu rõ, Báo cần tiếp tục kiện toàn về công tác cán bộ, đặc biệt là kiện toàn đội ngũ lãnh đạo của Báo, đổi mới phương pháp lãnh đạo, quản lý để từng bước ổn định tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hợp lý. Ngoài ra, tiếp tục phát triển đội ngũ cộng tác viên, đặc biệt là ở các địa phương để xây dựng mạng lưới thông tin nhanh chóng, chính xác; bên cạnh số lượng cần tập trung vào chất lượng, bảo đảm chuyên môn trong công việc, đáp ứng sự phát triển của tòa soạn trong tương lai.

Là người gắn bó với Báo Đại biểu Nhân dân, nhất là giai đoạn Báo được nâng cấp lên loại I và đổi tên từ Người đại biểu Nhân dân thành Đại biểu Nhân dân, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn điểm lại 5 dấu mốc rất quan trọng trong quá trình 35 năm xây dựng và trưởng thành của Báo ĐBND; đồng thời nêu rõ, điều quan trọng hiện nay là phải tiếp tục nghiên cứu nâng tầm vị thế của Báo ĐBND, xác định rõ hơn địa vị pháp lý của tờ báo. Về mặt nội dung, nguyên Chủ nhiệm VPQH cho rằng, thời gian qua, Báo ĐBND đã có nhiều nỗ lực, đổi mới cả về nội dung và hình thức thông tin, tuyên truyền trên báo in và báo điện tử, với nhiều nội dung phong phú, đầy đủ, kịp thời, thể hiện rõ vai trò, vị thế là "tiếng nói của Quốc hội". Nguyên Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn mong rằng, thời gian tới, cùng với thông tin, tuyên truyền sâu đậm về các hoạt động của Quốc hội, Báo ĐBND cần tiếp tục quan tâm, làm sâu hơn nữa mảng tuyên truyền về hoạt động của HĐND các cấp.

Một số đại biểu đề xuất, Báo ĐBND cần tăng cường chức năng giám sát và phản biện của mình, có thể nghiên cứu xây dựng chuyên trang tổng hợp ý kiến của cử tri và Nhân dân cả nước đóng góp cho các dự án Luật.

Bày tỏ đồng tình với các ý kiến phát biểu tại Hội nghị, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, TS. Nhị Lê cho rằng, muốn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Báo ĐBND, thì trước tiên phải xác định và làm rõ: Tờ báo này thuộc sự quản lý của ai, tồn tại để làm gì? Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế làm việc hiệu lực, hiệu quả nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nội dung của Báo; chú trọng đến việc kết hợp giữa nhiệm vụ chính trị với phát triển kinh tế báo chí để bảo đảm nguồn thu tăng trưởng vững chắc, đời sống tập thể phóng viên, biên tập viên và người lao động không ngừng được nâng lên.

Các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến cụ thể về địa vị pháp lý; cơ chế tài chính; tổ chức - bộ máy; công tác chuyên môn... của Báo; kỳ vọng, Báo ĐBND sẽ sớm hoàn thiện Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động với những chiến lược phát triển bài bản, tư duy và tầm nhìn cao hơn.

Thay mặt lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà nhấn mạnh, ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia tại Hội nghị là rất xác đáng, sát sao với thực tiễn, là những thông tin, bài học kinh nghiệm quý để lãnh đạo Văn phòng Quốc hội và Báo ĐBND tham khảo trong quá trình hoàn thiện Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Báo.

Thời sự Quốc hội

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)
Thời sự Quốc hội

Hạn chế tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám về việc lãi suất USD là 0%, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước đây thị trường ngoại hối và tỷ giá của nước ta thường xuyên biến động và có những giai đoạn nền kinh tế thặng dư ngoại tệ, nhưng mỗi khu vực lại găm giữ và không bán ngoại tệ ra. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để hạn chế tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và giảm tình trạng USD hóa trong nền kinh tế.

Quang cảnh Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội giới thiệu ông Lê Quang Tùng làm Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội

Chiều 16.12, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang

Sáng nay, 14.12, ngay sau cuộc tiếp xúc cử tri tỉnh Hậu Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu, trao đổi với cử tri tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xử lý ngay các kiến nghị của cử tri, bảo đảm nâng cao đời sống của Nhân dân

Nhấn mạnh, thông điệp về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như một lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Nhân dân, vì lợi ích chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cấp, các ngành tỉnh Hậu Giang xử lý ngay các kiến nghị của cử tri, nhất là bảo đảm yêu cầu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 13.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị
Thời sự Quốc hội

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị

Sáng 12.12, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” tổ chức Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng hoa chúc mừng tập thể Liên minh HTX Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Tối 11.12, tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã (HTX) và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024. Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì tổ chức.