Học sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã khắc họa lịch sử bằng các tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng giải phóng Thủ đô

Ngày 7.10, Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa đã tổ chức Chương trình hướng nghiệp “Hà Nội – sáng mãi niềm tin yêu, hy vọng”. Chương trình nằm trong các hoạt động  Chào mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô của nhà trường.

Chương trình đã đem đến cho khán giả những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của dân tộc thông qua các tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính học sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa tổ chức, biểu diễn.

Mở đầu là phần công diễn tiết mục “Cảm xúc tháng mười” vừa đạt Giải Nhất trong cuộc thi DongDa’s Got talent 2024 của Ban nhạc Medley Melody– CLB âm nhạc của nhà trường. Bài hát "Cảm xúc tháng 10" khắc hoạ hình ảnh Hà Nội trong thời khắc lịch sử hào hùng của mùa thu, khi đoàn quân chiến thắng trở về giữa “nhịp trống vang dội khắp ba mươi sáu phố phường”.

Lời ca chan chứa niềm tự hào, tình yêu và lòng biết ơn sâu sắc dành cho những người chiến sĩ đã hy sinh cho mùa thu thanh bình hôm nay. Trong khúc ca hào hùng mà tha thiết, Hà Nội hiện lên không những là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn mang bao niềm tin và khát vọng.

z5908395252936-ed0232b56d133607d00ff401fb80d75f-773.jpg
Hát múa của tập thể lớp 12A4 với ca khúc “Tiến về Hà Nội”

Mang đến không khí hào hùng là tiết mục hát múa của tập thể lớp 12A4 với ca khúc “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao. Đây là ca khúc hết sức đặc biệt vì được tác giả sáng tác bằng dự cảm, bằng ước mơ từ năm 1949, khi cuộc kháng chiến chống Pháp còn vô cùng gian khổ.

Tâm hồn người nghệ sĩ lớn, một lòng theo cách mạng ấy đã hướng về ngày chiến thắng với hình ảnh những đoàn quân hùng hậu từ chiến khu về giải phóng Thủ đô. 6 năm sau, không khí hào hùng ngày 10.10.1954 đã mang đúng âm hưởng và hình ảnh lịch sử như bài ca của nhạc sĩ Văn Cao năm ấy: “Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân kéo về”.

Từ tráng ca về Hà Nội năm 1954, hoạt cảnh ca nhạc của lớp 12A1 mang tên ca khúc “Nồng nàn Hà Nội” lại tái hiện một không khí Hà Nội thân gần, giản dị gắn với người Hà Nội hôm nay.

z5908395206680-655a3413271b9966adbee817c7e7d172-1874.jpg
Hoạt cảnh “Nồng nàn Hà Nội” đến từ tập thể lớp 12A1

Cùng với các tiết mục ca múa và biểu diễn đặc sắc là phần tổ chức tìm hiểu kiến thức lịch sử, văn hóa của Hà Nội giàu ý nghĩa. Học sinh toàn trường đã cùng hào hứng với những câu hỏi tìm hiểu về các địa chỉ đỏ ở Hà Nội và những nơi lưu dấu thân thương của học sinh trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa.

z5908395228270-61f321328ea80eed474fb80aae39a2e1-2523.jpg
z5908395228380-1711178da211ed73dfaa3066a590a881-2877.jpg
Cô trò trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa trong tiết mục sắc màu và ấn tượng

Với tiết mục được chọn làm kết chương trình để tạo dư âm, lớp 12D4 đã mang đến Mashup “Người Hà Nội” và “Một vòng Việt Nam” tạo một kết thúc đầy ấn tượng. Tiết mục vừa thể hiện niềm tự hào về Hà Nội lại vừa rộng mở tình yêu đất nước thiết tha. Với thông điệp Hà Nội là trái tim của Việt Nam và mỗi trang sử, mỗi nét văn hóa Việt Nam là niềm tự hào của người Hà Nội. Mashup có được kết nối về âm nhạc và nội dung đã mang đến một âm hưởng xúc động, càng khẳng định thành công cho chương trình.

Với tuổi trẻ trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa, Chương trình “Hà Nội – sáng mãi niềm tin yêu, hy vọng” đã thêm củng cố niềm tự hào là học sinh Hà Nội, tự hào tuổi trẻ thời đại mới. Qua trải nghiệm này, học sinh càng hiểu rõ hơn thông điệp “Hà Nội hào hoa, anh dũng - Tuổi trẻ sáng tạo văn minh”.

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật

Phóng sự về việc sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng phải ăn cơm canh thừa bữa trước, nhiều dị vật bất thường, lên sóng chương trình Chuyển động 24h đã gây xôn xao dư luận. Đa số ý kiến bày tỏ sự bức xúc, xót xa và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý thật nghiêm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ngày 29.12.2023, Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa theo cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Tuy nhiên, các đề thi minh họa của các môn học đều có tiêu đề là “Đề kiểm tra lớp 10” của môn học đó. Do vậy, học sinh và giáo viên cũng như phụ huynh học sinh đang mong chờ đề minh họa thực sự của kì thi tốt nghiệp THPT của năm 2025.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.