Hoạt động phát triển văn hóa đọc cần được tổ chức thường xuyên, liên tục

Sáng 26.10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị tổng kết Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc, nhằm phát huy những kết quả từ Cuộc thi, góp phần hoàn thành mục tiêu Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 329/QĐ- TTg ngày 15.3.2017 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc “Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường dọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập”.

Phát biểu tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kiều Thúy Nga cho biết: "Hàng năm, nhiều chương trình, liên hoan, ngày hội đã được tổ chức như: Ngày hội sách và văn hóa đọc, thi kể chuyện theo sách, liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách... Các hoạt động vừa là hình thức quảng bá sách trong đời sống xã hội, vừa lôi cuốn sự quan tâm của cộng đồng đối với sách, khơi dậy tình yêu đối với sách và phát triển văn hóa đọc". 

Cũng theo bà Kiều Thúy Nga, nhiều chương trình như Cùng em đọc sách, Sách hóa nông thôn, Sách cho em, các CLB Vùng cao yêu thương, Đọc báo Đảng, Tủ sách giải trí và giáo dục, Sách chuyền tay... mang lại nhiều cơ hội đọc, tạo hứng thú đọc và tiếp cận thông tin, tri thức cho trẻ em và mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, nhiều mô hình thư viện sách tư nhân, thư viện cộng đồng, Tủ sách gia đình, Tủ sách dòng họ, Câu lạc bộ sách, Café sách, Phố sách, Đường sách, Thành phố sách... góp phần quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc, nâng cao dân trí.

Đặc biệt, Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc là một trong những hoạt động triển khai Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, phát động từ 2019. Cuộc thi đã trở thành một sân chơi, diễn đàn để thanh niên, thiếu niên, sinh viên, học sinh, kể cả học sinh khiếm thị, chia sẻ kinh nghiệm đọc sách hiệu quả. 

Hằng năm, cuộc thi đã thu hút số lượng lớn học sinh, sinh viên trong cả nước hưởng ứng, tham gia, cùng sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh, các thầy, cô giáo trong nhà trường. 

Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2023: tổng kết Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc -0
Trưng bày một số bài thi đạt giải tại Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc

Qua 4 năm triển khai tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc trong toàn quốc cũng bộc lộ một số hạn chế trong công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan tổ chức; vấn đề kinh phí, nhân lực thực hiện chưa được quan tâm đúng mức...

Bà Kiều Thúy Nga đề nghị đội ngũ làm công tác thư viện, cơ quan, đơn vị quan tâm đánh giá toàn diện kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai tổ chức Cuộc thi; xác định ý nghĩa và tác động của Cuộc thi đối với cộng đồng, xã hội; chia sẻ, giới thiệu những mô hình, sáng kiến tổ chức Cuộc thi đạt hiệu quả; đề xuất kiến nghị đối với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị để công tác tổ chức đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới. 

Tại Hội nghị, đại diện thư viện như các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang, Nghệ An, Kiên Giang đã trình bày quá trình triển khai và kết quả từ Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc. Tại các địa phương, Cuộc thi đã đạt mục tiêu đề ra, là sân chơi bổ ích, có ý nghĩa, tạo sức lan tỏa lớn, khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên; góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.

Với Hội Người mù, Cuộc thi góp phần phát triển năng lực tự học, nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo; góp phần phát triển văn hóa nghe, đọc trong học sinh, sinh viên cũng như cán bộ, hội viên toàn Hội. Trong khi đó, tại Thư viện Quân đội, thông qua Cuộc thi, nhiều đơn vị đã làm tốt việc bồi dưỡng kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng đối tượng; định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh...

Đại diện các thư viện cũng đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai thường xuyên, liên tục các hoạt động phát triển văn hóa đọc nhằm xây dựng thói quen đọc, nâng cao nhận thức về văn hóa đọc làm tiền đề xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và trong cộng đồng xã hội. 

Trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng khen cho 20 tập thể có thành tích xuất sắc trong triển khai tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc từ năm 2019 - 2022.

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.