Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường:

Hoàn thành khối lượng công việc lớn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong muốn, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân

Sáng nay, 29.6, Quốc hội đã bế mạc Kỳ họp thứ Bảy sau 27 ngày rưỡi làm việc, hoàn thành khối lượng công việc vô cùng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo lập hành hang pháp lý cho việc tiếp tục giải quyết các vấn đề mới phát sinh, tháo gỡ hiệu quả hơn một số tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân ngay sau phiên bế mạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, Kỳ họp đã thành công tốt đẹp. Các nội dung nghị sự đều được Quốc hội xem xét, quyết định với tinh thần trách nhiệm cao nhất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong muốn, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân.

Tiếp tục khẳng định nỗ lực, quyết tâm của Quốc hội

- Thưa ông, Quốc hội vừa bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, hoàn thành khối lượng công việc vô cùng lớn trên cả 3 lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia. Nhìn lại Kỳ họp, theo ông đâu là dấu ấn nổi bật nhất?

- Sau 27 ngày rưỡi làm việc, chia thành 2 đợt (đợt 1: từ ngày 20.5 - 8.6; đợt 2 từ ngày 17.6 đến sáng nay, 29.6), với tinh thần đoàn kết, dân chủ, chủ động, khẩn trương và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra của Kỳ họp thứ Bảy. Quốc hội đã xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; thông qua 11 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”; xem xét báo cáo về tổng hợp kiến nghị của cử tri và Nhân dân, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri cùng một số nội dung quan trọng khác...

Hoàn thành khối lượng công việc lớn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong muốn, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại cuộc họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long

Các nội dung được Quốc hội xem xét, thảo luận, quyết định tại Kỳ họp đã bao phủ toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo lập hành hang pháp lý cho việc tiếp tục giải quyết các vấn đề mới phát sinh, tháo gỡ hiệu quả hơn một số tồn tại, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong thời gian tới. Kết quả Kỳ họp, như đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu bế mạc đã “tiếp tục khẳng định nỗ lực, quyết tâm của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ với nhiều đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đất nước”.

Với khối lượng công việc rất lớn, thời gian làm việc dài, một số nội dung được xem xét, bổ sung vào chương trình khá gấp, khó và phức tạp nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, các cơ của Quốc hội, các quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan đã phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm trong việc chuẩn bị nội dung trình Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luận sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, trọng tâm; có nhiều ý kiến phát biểu trí tuệ, sâu sắc, trên tinh thần xây dựng; phản ánh khách quan, toàn diện thực tế đời sống xã hội tại nghị trường.

- Trọng tâm của Kỳ họp thứ Bảy là về công tác lập pháp với khối lượng nội dung lập pháp nhiều nhất tại một Kỳ họp kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Ông đánh giá như thế nào về các luật đã được thông qua?

- Kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 11 Luật. Các Luật này đều đã được xem xét kỹ lưỡng, qua nhiều vòng thảo luận, tiếp thu tối đa ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, cử tri, đối tượng chịu sự tác động và ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Các dự thảo Luật trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ Bảy đều được đại biểu Quốc hội đánh giá cao về mức độ hoàn thiện cả về nội dung chính sách, kỹ thuật lập pháp cũng như giải trình tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội. Chính vì vậy, các luật đều được thông qua với tỷ lệ tán thành cao. Đây là điều kiện rất thuận lợi để sớm triển khai, đưa các luật vào cuộc sống.

Hoàn thành khối lượng công việc lớn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong muốn, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân -0
Các đại biểu bấm nút biểu quyết tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Riêng với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31, Luật Nhà ở số 27, Luật Kinh doanh bất động sản số 29, Luật Các tổ chức tín dụng số 32, mặc dù việc đề xuất, bổ sung vào chương trình Kỳ họp rất gấp, nhưng trên tinh thần càng đưa các luật này vào cuộc sống sớm bao nhiêu thì càng nhanh phát huy được những điểm mới có lợi cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế bấy nhiêu nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ thực hiện các quy trình, thủ tục theo quy định, của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm thông suốt, thận trọng, linh hoạt, hiệu quả trong điều hành và đồng thuận, thống nhất cao của các đại biểu.

Đặc biệt, cùng với việc thông qua Luật, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện trước Quốc hội và Nhân dân về hiệu quả của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp của các luật, xử lý các vấn đề phát sinh sau khi điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của các luật; bảo đảm không tạo ra khoảng trống pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách, hợp thức hóa các sai phạm; không gây vướng mắc, ách tắc, khó khăn cho địa phương, người dân, doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của đối tượng chịu tác động, môi trường đầu tư kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng. Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ bảo đảm và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thi hành các luật từ ngày 1.8.2024; chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời các văn bản để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật bảo đảm chất lượng, tiến độ, không để xảy ra vướng mắc do thiếu văn bản cụ thể hóa.

Như vậy để thấy rằng, một mặt, Quốc hội luôn đồng hành, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan trong hệ thống chính trị để có thể xử lý, quyết định nhanh nhất những vấn đề có lợi cho Nhân dân, cho đất nước, một mặt, Quốc hội cũng sẽ giám sát chặt chẽ để bảo đảm các quyết sách được thực thi nhanh chóng và hiệu quả.

Tập trung hoàn thiện thể chế, khắc phục triệt để tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm

- Cùng với 11 luật, 21 nghị quyết được Quốc hội thông qua thì những nội dung được đề cập trong Nghị quyết Kỳ họp cũng cho thấy “ngồn ngộn” các vấn đề của cuộc sống đã được Quốc hội lắng nghe, thận trọng xem xét và có quyết sách phù hợp, thưa ông?

Hoàn thành khối lượng công việc lớn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong muốn, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long

“Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành những nội dung được luật giao, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của các luật, nhất là những luật mới được Quốc hội ban hành, không để xảy ra vướng mắc do chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, không tạo ra khoảng trống pháp lý, gây khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp, người dân; tiếp tục rà soát, tổng hợp tình hình, kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và kết quả xử lý, khắc phục các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập được phát hiện qua rà soát để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm trong Báo cáo về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

- Đúng vậy. Nghị quyết Kỳ họp thứ Bảy có 21 mục lớn, chứa đựng nhiều quyết sách quan trọng, cụ thể và những yêu cầu, nhiệm vụ được Quốc hội đặt ra với Chính phủ, các cơ quan nhà nước, các địa phương... nhằm tiếp tục khắc phục hiệu quả những tồn tại, bất cập, xử lý phù hợp các vấn đề mới phát sinh, những vấn đề liên quan sát sườn đến đởi sống của người dân, hoạt động của doanh nghiệp.

Trong đó, có những quyết sách đang được cử tri, Nhân dân hết sức trông đợi hiện nay. Đơn cử như: Quốc hội đã thống nhất thực hiện các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7.2024. Cụ thể gồm: thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW, gồm: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng bình quân 6% áp dụng từ ngày 1.7.2024); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 1.1.2025).

Quốc hội nhất trí quan điểm thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW trong khu vực công theo lộ trình, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi và góp phần nâng cao đời sống người hưởng lương, giao Chính phủ: triển khai thực hiện các nội dung đã rõ, đủ điều kiện để thực hiện (gồm: hoàn thiện chế độ nâng lương; bổ sung chế độ tiền thưởng; quy định nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập); điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu  đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1.7.2024.

Hoàn thành khối lượng công việc lớn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong muốn, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân -0
Các đại biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long

Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở Trung ương, Quốc hội giao Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp trước ngày 31.12.2024; thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 1.7.2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi, bãi bỏ thì cũng có phương án xử lý cụ thể. Theo đó, từ ngày 1.7.2024, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hàng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc này, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 1.7.2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.

Quốc hội cũng nhất trí từ ngày 1.7.2024, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (tháng 6 năm 2024); đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995 nếu sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 300.000 đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu  đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu  đồng/tháng; điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng/tháng (tăng 35,7%), giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp; điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).

Quốc hội cũng giao Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ, trình tự, thủ tục giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất đối với người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trước ngày 1.7.2024. Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn thu xử lý chậm đóng, trốn đóng quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 và số tiền 0,03%/ngày thu được theo quy định tại khoản 1 Điều 40 và khoản 1 Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện người sử dụng lao động vẫn còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì thực hiện truy thu, truy đóng vào Quỹ bảo hiểm xã hội và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Hay chính sách tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a mục 1.1 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 1.7.2024 đến hết ngày 31.12.2024.

- Dự báo trong thời gian tới, tình hình quốc tế có thể còn diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới. Theo ông, có những vấn đề gì cần tiếp tục lưu ý trong điều hành vĩ mô những tháng cuối năm nay?

- Tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội cũng đã xem xét, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 và những tháng đầu năm 2024; nhận diện rõ những vấn đề, thách thức đang đặt ra cho thời gian tới. Qua đó, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra; theo dõi sát diễn biến, dự báo tình hình trong nước và thế giới, có giải pháp chính sách phù hợp, sát thực tiễn, cụ thể, khả thi để khắc phục các tồn tại, hạn chế và tổ chức thực hiện quyết liệt, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Hoàn thành khối lượng công việc lớn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong muốn, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân -0
Quang cảnh Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long

Quốc hội cũng đã nhấn mạnh những nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung triển khai như: thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp quản lý thị trường vàng; bảo đảm thị trường vàng ổn định, lành mạnh; đẩy mạnh hỗ trợ, phục hồi thị trường du lịch; đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức; hoàn thiện thể chế, các quy định về chế độ, chính sách, phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài; tập trung hoàn thiện thể chế để khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của cán bộ, công chức; nâng cao đạo đức công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính, gắn với trách nhiệm người đứng đầu; tập trung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 theo chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, phấn đấu cơ bản hoàn thành trong tháng 9 năm 2024, bảo đảm ổn định tổ chức để các địa phương tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp ở cơ sở năm 2025.  

- Xin trân trọng cảm ơn Tổng Thư ký Quốc hội!

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.