Hồ sơ đăng ký thuốc gia công, thuốc chuyển giao công nghệ

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 16/2023/TT-BYT ngày 15.8.2023 quy định về đăng ký lưu hành đối với thuốc gia công, thuốc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký thuốc gia công, thuốc chuyển giao công nghệ -0
Ảnh minh họa. Nguồn:ITN

Theo quy định mới, hồ sơ đăng ký thuốc gia công, thuốc chuyển giao công nghệ phải bảo đảm thực hiện như sau:

Về ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký phải được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và tóm tắt đặc tính sản phẩm phải được viết bằng tiếng Việt.

Hồ sơ đăng ký được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BYT. Trong đó, trang bìa thực hiện theo Mẫu 01/TT - Phụ lục 1 và sắp xếp theo đúng trình tự của mục lục Mẫu 05/TT - Phụ lục 1. Các tài liệu sau phải đóng thành các phần riêng và kèm 1 đơn đăng ký gồm tài liệu nghiên cứu tương đương sinh học và tài liệu tiền lâm sàng, lâm sàng.

Bên cạnh đó, hồ sơ phải có dấu xác nhận của cơ sở đăng ký hoặc cơ sở nhận gia công thuốc, cơ sở nhận chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc (cơ sở sản xuất thuốc) ở trang đầu tiên của mỗi phần trong toàn bộ hồ sơ (chấp nhận dấu của Văn phòng đại diện đối với cơ sở đăng ký của nước ngoài). Đối với tài liệu do cơ sở đặt gia công thuốc hoặc cơ sở chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc cung cấp thì tài liệu phải có dấu xác nhận của cơ sở này. Trường hợp cơ sở nói trên không sử dụng dấu theo quy định của nước sở tại thì cơ sở đó phải đóng dấu xác nhận trên các tài liệu này, cam kết về việc nước sở tại của cơ sở đặt gia công thuốc hoặc cơ sở chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc không sử dụng dấu và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các tài liệu trên.

Các thuốc có thể đăng ký trong cùng một hồ sơ khi có chung các yếu tố sau: Tên thuốc; dạng bào chế; đường dùng; tiêu chuẩn chất lượng thuốc; tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc cơ sở nhận gia công thuốc, hoặc cơ sở nhận chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc); cùng công thức bào chế. 

Quy định đối với tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc gia công, thuốc chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định tại Điều 22, Thông tư số 08/2022/TT-BYT ngày 5.9.2022.

Số lượng các tài liệu phải nộp trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành, cụ thể như sau: Bộ có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 12, Thông tư số 16/2023/TT-BYT; 1 bản sao đầy đủ hồ sơ đối với vaccine, sinh phẩm và 2 bản sao các tài liệu gồm đơn đăng ký, tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm đối với các trường hợp còn lại; 2 bộ mẫu nhãn thuốc vả tờ hướng dẫn sử dụng thuốc dự kiến lưu hành có dấu xác nhận của cơ sở đăng ký (chấp nhận dấu của Văn phòng đại diện đối với cơ sở đăng ký của nước ngoài) hoặc cơ sở sản xuất (không áp dụng đối với hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành). Các nhãn thuốc được gắn, thiết kế trên khổ giấy A4. Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, cơ sở chỉ nộp 1 bộ mẫu nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Số lượng các tài liệu phải nộp trong hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành: 1 bộ có đầy đủ các tài liệu theo quy định tại Điều 15, Thông tư số 16/2023/TT-BYT; 2 bộ mẫu nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đề nghị thay đổi đối với trường hợp thay đổi nhãn, hướng dẫn sử dụng, có dấu xác nhận của cơ sở đăng ký (chấp nhận dấu của Văn phòng đại diện đối với cơ sở đăng ký của nước ngoài) hoặc cơ sở sản xuất. Các nhãn thuốc được gắn, thiết kế trên khổ giấy A4. Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyên, cơ sở chỉ nộp 1 bộ mẫu nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Ngoài ra, việc áp dụng hồ sơ trực tuyến thực hiện theo quy định tại khoản 6, Điều 6, Thông tư số 08/2022/TT-BYT. Đồng thời, việc xác minh tính xác thực của giấy tờ pháp lý trong hồ sơ đăng ký thuốc gia công, thuộc chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định tại Điều 12, Thông tư số 08/2022/TT-BYT.

Thông tư số 16/2023/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 1.10.2023 và thay thế Thông tư số 23/2013/TT-BYT .

Tin tức

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.