Hiến kế nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao, tại phiên thảo luận Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Hà Giang Khóa XVIII, các đại biểu đã sôi nổi tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết xoay quanh những giải pháp, nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu đề ra, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Ưu tiên chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản 

Có thể thấy, công tác cải cách hành chính (CCHC) của Hà Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền số là 1 trong 3 trụ cột của chuyển đổi số mà tỉnh nỗ lực triển khai suốt thời gian qua. Dù còn khó khăn, Hà Giang là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành nghị quyết chuyên đề của Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban điều hành chuyển đổi số từ tỉnh đến xã với những hành động quyết liệt, những cách làm sáng tạo, đặc trưng. Nhờ đó đến nay, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của tỉnh đạt 80,53%; tỷ lệ xử lý hồ sơ điện tử đạt 66,38%; tỷ lệ các cơ quan hành chính có trang thông tin điện tử đạt 100%; tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan đạt 100%; tỷ lệ UBND cấp huyện, xã có điểm cầu trực tuyến đạt 100%; 25/25 dịch vụ công thiết yếu được đưa lên cổng dịch vụ công quốc gia…

Các đại biểu Tổ 3 thảo luận sôi nổi vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Ảnh: Trọng Hiếu
Các đại biểu Tổ 3 thảo luận sôi nổi vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Ảnh: Trọng Hiếu

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Lan Dung cho rằng, việc xây dựng nền tảng chính quyền điện tử vẫn còn chậm tiến độ; một số ngành, lĩnh vực chưa chủ động tham gia chuyển đổi số; việc kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu giữa các cơ quan còn hạn chế... Theo đại biểu, cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu; xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số...

Đồng quan điểm, một số đại biểu góp ý thêm: Toàn tỉnh hiện còn 36 thôn, bản chưa có sóng di động, nhiều khu vực chất lượng phủ sóng thấp; nhiều thôn bản chưa có điện, khó khăn trong hoàn thành tiêu chí về hạ tầng số. Do đó cần tập trung xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật; tổ chức chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, thương mại, giao thông… Trong đó, trọng tâm là chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản, sớm đưa các sản phẩm OCOP chất lượng của tỉnh trên các sàn thương mại điện tử…

Dồn lực cho các địa phương cán đích nông thôn mới

Xoay quanh các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, các đại biểu cơ bản đồng tình với báo cáo của UBND tỉnh. Song, đại biểu Phạm Thị Hồng Yên (huyện Quang Bình) đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, cân đối, huy động, lồng ghép các nguồn vốn để bổ sung kinh phí cho các địa phương hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới; ưu tiên, rà soát bổ sung kinh phí cho 2 huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025.

Đồng thời, chỉ đạo ngành chuyên môn tham mưu rà soát, đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo các nghị quyết của HĐND tỉnh, làm cơ sở để triển khai, xây dựng kế hoạch và dự kiến khả năng cân đối ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển giai đoạn sau. Quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư công; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội, khu đô thị mới.

Để hoàn thành chỉ tiêu xóa đói, giảm nghèo, đại biểu Ngô Xuân Nam (huyện Yên Minh) đề nghị: tỉnh cần tập trung nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, đặc biệt đối với vùng dân tộc thiểu số. Chú trọng đa dạng hóa sinh kế, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là một số cây trồng có giá trị cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Ngoài ra, cần đánh giá thực chất, khách quan hiệu quả thực hiện Đề án cải tạo vườn tạp, phát triển bền vững cây cam sành theo Nghị quyết số 58/2020/ NQ-HĐND ngày 9.12.2020 của HĐND tỉnh để có giải pháp phù hợp tiếp tục triển khai giai đoạn 2021 - 2025...

Một số đại biểu đề nghị UBND tỉnh cần chỉ đạo triển khai kịp thời, có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2023 - 2030. Có giải pháp, kế hoạch cung cấp các loại vaccine để thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi theo quy định. Tăng cường kiểm tra giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH bằng nhiều hình thức để duy trì và tăng tỷ lệ tham gia BHXH trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhóm giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Giang phát triển nhanh, bền vững. Đẩy mạnh quản lý nhà nước về du lịch, các điểm đến du lịch; hỗ trợ kịp thời một số chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Đặc biệt, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo ngay từ cơ sở; chỉ đạo bố trí, sắp xếp cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công tác tiếp công dân, tham mưu xử lý đơn, thư khiếu nại tố cáo…

Hội đồng nhân dân

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.

Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND thành phố kiểm tra thực tế mô hình giáo dục chất lượng cao tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm)
Diễn đàn

Tìm hướng đi bền vững cho mô hình trường chất lượng cao

Giám sát thực tế việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình đòi hỏi cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh chính sách giáo dục có nhiều thay đổi.