HĐND TP. Đà Nẵng thông qua chủ trương đầu tư 7 dự án hơn 1.200 tỷ đồng

HĐND TP. Đà Nẵng thống nhất hủy dự toán đối với hơn 656,1 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2023 do không thể giải ngân và cho phép bổ sung số vốn này vào kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Ngày 24.5, tại Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp chuyên đề) nhiệm kỳ 2021 – 2026, HĐND TP. Đà Nẵng đã thảo luận, thông qua chủ trương đầu tư 7 dự án, với tổng mức đầu tư gần 1.206 tỷ đồng từ nguồn nhân sách thành phố.

Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách HĐND thành phố Trần Phước Sơn và Phó Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi đồng chủ trì.

HĐND TP. Đà Nẵng thông qua chủ trương đầu tư 7 dự án hơn 1.200 tỷ đồng -1
HĐND TP. Đà Nẵng thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, cấp bách tại Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp chuyên đề)

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách HĐND thành phố Trần Phước Sơn cho biết, tại Kỳ họp này, HĐND thành phố xem xét, thảo luận, bàn bạc và thông qua 22 tờ trình và dự thảo nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực quan trọng, cấp bách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố theo thẩm quyền.

Trong đó, có nội dung tiếp tục phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 và kéo dài thời gian giải ngân vốn năm 2023 sang 2024; điều chỉnh quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; chi hỗ trợ từ nguồn ngân sách thành phố cho các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực an ninh - quốc phòng trên địa bàn thành phố.

Kỳ họp cũng xem xét thông qua quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập; tiếp tục miễn phí sử dụng tạm thời vỉa hè để bố trí trạm xe đạp công cộng; đồng thời, phê duyệt chủ trương đầu tư 7 dự án và điều chỉnh chủ trương đầu tư 3 dự án, trong đó có 2 dự án xây dựng trường học.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách HĐND thành phố, các nội dung HĐND thành phố sẽ xem xét, quyết định tại Kỳ họp lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong đó, các nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp là căn cứ pháp lý để UBND thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các thủ tục theo quy định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới.

HĐND TP. Đà Nẵng thông qua chủ trương đầu tư 7 dự án hơn 1.200 tỷ đồng -0
Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách HĐND thành phố Trần Phước Sơn phát biểu tại Kỳ họp

Tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh đã trình bày tờ trình dự thảo nghị quyết về việc tiếp tục phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 và kéo dài thời gian giải ngân vốn năm 2023 sang 2024; tờ trình điều chỉnh quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; tờ trình chi hỗ trợ từ nguồn ngân sách thành phố cho các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực an ninh - quốc phòng trên địa bàn thành phố…  

Qua báo cáo thẩm tra các Ban HĐND thành phố trình bày tại Kỳ họp, ý kiến của các đại biểu, HĐND TP. Đà Nẵng đã thống nhất hủy dự toán đối với hơn 656,1 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2023 không thể giải ngân. Đồng thời cho phép bổ sung số vốn này vào nguồn kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 điều chỉnh, bổ sung sẽ trình HĐND thành phố tại kỳ họp giữa năm 2024.

HĐND TP. Đà Nẵng cũng cho phép kéo dài thời gian thực hiện đối với 84 công trình, dự án được bố trí kế hoạch vốn dự toán giao năm 2023 không thể giải ngân hết kế hoạch được giao với hơn 692 tỷ đồng.

Đồng thời, biểu quyết thông qua nhiều dự án như: Khu lưu trữ hiện hành Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng, có tổng mức đầu tư trên 328,3 tỷ đồng; cải tạo hệ thống thoát nước và hạ ngầm cáp thông tin, điện chiếu sáng trên 4 tuyến đường nội thị (Phan Châu Trinh, Lê Lợi, Hoàng Diệu và Ông Ích Khiêm), có tổng mức đầu tư gần 382 tỷ đồng; tuyến đường 10,5m đoạn từ đường Hồ Nghinh đến đường Trần Bạch Đằng, có tổng mức đầu tư trên 115,1 tỷ đồng; Trường Tiểu học Phù Đổng (cơ sở 1), có tổng mức đầu tư trên 108,7 tỷ đồng… 

Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách HĐND thành phố Trần Phước Sơn đề nghị UBND thành phố tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương khẩn trương triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ và hiệu quả các nghị quyết đã được thông qua.

Đồng thời, chủ động rà soát, sớm hoàn thiện các tài liệu trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND thành phố.

Hội đồng nhân dân

Bài 3: Phân loại theo đơn vị bầu cử để phối hợp trả lời thấu đáo
Diễn đàn

Bài 3: Phân loại theo đơn vị bầu cử để phối hợp trả lời thấu đáo

Trước mỗi kỳ tiếp xúc cử tri (TXCT), Thường trực HĐND huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) chỉ đạo rà soát các nội dung trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri để tránh tình trạng trả lời chưa trọng tâm, chưa rõ giải pháp, lộ trình thực hiện; phân loại nội dung trả lời theo từng đơn vị bầu cử để Tổ trưởng các Tổ đại biểu HĐND phối hợp với chính quyền huyện, cấp xã trả lời thấu đáo ngay tại buổi TXCT. Những nội dung cử tri có ý kiến nhiều lần nên trả lời bằng văn bản cho cá nhân cử tri đó.

Bài 2: Kịp thời thông tin các chương trình, đề án
Diễn đàn

Bài 2: Kịp thời thông tin các chương trình, đề án

Ngoài báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, Thường trực HĐND huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đề nghị UBND huyện báo cáo kết quả triển khai các chương trình, chính sách của Trung ương, của tỉnh, các chương trình, đề án của huyện đã, đang triển khai trên địa bàn để đại biểu kịp thời thông tin đến cử tri nắm bắt. Ngay sau buổi cuối của đợt TXCT, Thường trực HĐND huyện tổ chức họp để thống nhất tổng hợp, phân loại nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến HĐND tỉnh, HĐND huyện theo đúng thẩm quyền từng cấp.

Đoàn công tác kiểm tra tình hình thực hiện Dự án khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Đồi Thung, xã Quý Hòa
Hội đồng nhân dân

Hòa Bình tập trung tháo gỡ "điểm nghẽn" các dự án trọng điểm

Kết quả kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Lạc Sơn mới đây của Ban Chỉ đạo dự án trọng điểm tỉnh cho thấy, một số dự án hiện còn chậm tiến độ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Đức Hinh đề nghị, cấp ủy, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền ý nghĩa, tác động tích cực của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương; mở ra cơ hội phát triển mới cho tỉnh nói chung và đồng bào vùng đặc biệt khó khăn nói riêng.

Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề), HĐND thành phố Khóa XXI quyết định nhiều nội dung quan trọng
Hội đồng nhân dân

Đổi mới và trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của cử tri

9 tháng đầu năm, hoạt động của Thường trực HĐND thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng dân chủ, được Nhân dân quan tâm, đánh giá cao. Qua đó, phát huy tốt vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương để cùng với chính quyền và Nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bài 1: Dự báo vấn đề bức xúc cử tri quan tâm
Diễn đàn

Bài 1: Dự báo vấn đề bức xúc cử tri quan tâm

Vì thời gian của buổi TXCT không nhiều, phải ưu tiên để cử tri phát biểu, kiến nghị. Trước khi TXCT ở mỗi địa phương, đại biểu và Tổ đại biểu số 4 HĐND tỉnh Khánh Hòa tại thành phố Cam Ranh đã dành thời gian nghiên cứu tài liệu gửi đến; nắm tình hình, dư luận của địa phương, dự báo các nội dung, vấn đề bức xúc của cử tri có thể diễn ra tại các điểm TXCT để chuẩn bị tốt nhất cho buổi TXCT. Đây là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động TXCT.

Không để kiến nghị kéo dài, gây bức xúc dư luận
Diễn đàn

Không để kiến nghị kéo dài, gây bức xúc dư luận

Công tác tiếp xúc cử tri được chỉ đạo cải tiến, đổi mới theo hướng các Tổ đại biểu tăng cường khảo sát, nắm tình hình thực tiễn đối với các nội dung cử tri phản ánh, nổi cộm, bức xúc trước và sau khi tiếp xúc cử tri. Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh Ninh Thuận được cơ cấu Tổ trưởng, Tổ phó là lãnh đạo các địa phương đã chỉ đạo trực tiếp giải quyết các nội dung thuộc thẩm quyền. Vì vậy, một số nội dung phản ánh được quan tâm giải quyết thỏa đáng, kịp thời; một số kiến nghị kéo dài, bức xúc nhiều năm đã được chỉ đạo, đôn đốc giải quyết dứt điểm.

Đề xuất cơ chế phù hợp cho lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng chuyên trách
Diễn đàn

Đề xuất cơ chế phù hợp cho lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng chuyên trách

Trong thông báo Kết luận Hội nghị tiếp xúc và đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. Tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm, xem xét việc tinh giản biên chế đối với lực lượng kiểm lâm hợp lý, phù hợp.

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù
Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù

Để phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương hoàn thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng bảo đảm triển khai các chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù phù hợp của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội; triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội…

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh

Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách cấp tỉnh, thành lập Ban Đô thị HĐND cấp huyện, có cơ chế giao thẩm quyền Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập đã phát sinh trong thực tiễn… là các giải pháp cụ thể ở 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng
Diễn đàn

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Để ngành du lịch Cao Bằng phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, các đại biểu đề nghị: cần chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch gắn với làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong quảng bá, xúc tiến du lịch... Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên và bố trí cán bộ ưu tú đảm nhận các vị trí chủ chốt của HĐND cấp xã là giải pháp hết sức quan trọng
Diễn đàn

Bài cuối: Hoàn thiện tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn - yêu cầu cấp thiết

Qua từng lá phiếu bầu, cử tri đã lựa chọn, giao trách nhiệm cho những đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng trong hệ thống chính quyền ở cơ sở. Để mỗi quyết định của HĐND đều phản ánh được yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, sinh động giữa cuộc sống và chính sách pháp luật phục vụ phát triển, yêu cầu hoàn thiện quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn HĐND cấp xã nói chung, của các Ban HĐND cấp xã nói riêng là cấp thiết.