HĐND tỉnh Kiên Giang thông qua 19 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Kiên Giang, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp Thứ hai mươi - Kỳ họp cuối năm 2023. Tại kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh Kiên Giang chất vấn nhiều nội dung cử tri quan tâm và thông qua 19 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội.

HĐND tỉnh Kiên Giang thông qua 19 Nghị quyết quan trọng
Kỳ họp Thứ Hai Mươi, HĐND tỉnh Kiên Giang, Khóa X  được khai mạc vào sáng 25.12

Theo đó, Kỳ họp Thứ Hai Mươi HĐND tỉnh Kiên Giang, Khóa X khai mạc vào sáng 25.12. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang chủ tọa kỳ họp.

Đến dự phiên khai mạc có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình;  Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành tham dự kỳ họp.

Kỳ họp Thứ Hai Mươi, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X xem xét, quyết định 4 nội dung quan trọng, gồm: đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh Kiên Giang về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, các ban HĐND, UBND, các cơ quan tư pháp tỉnh Kiên Giang năm 2023 và nhiệm vụ năm 2024; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang thông báo tình hình hoạt động của Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền năm 2023, nhiệm vụ năm 2024; báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau Kỳ họp thường lệ giữa năm 2023. Và cuối cùng là nội dung. xem xét các tờ trình của Thường trực HĐND, UBND tỉnh Kiên Giang; xem xét giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn; thông qua các nghị quyết của HĐND trình kỳ họp.

HĐND tỉnh Kiên Giang thông qua 19 Nghị quyết quan trọng
Các đại biểu tham gia chất vấn tại Kỳ họp Thứ Hai Mươi, HĐND tỉnh Kiên Giang Khóa X 

Trong buổi làm việc sáng 26.12, chủ trì kỳ họp HĐND tỉnh Kiên Giang thực hiện nội dung chất vấn và trả lời chất vấn. Nội dung các đại biểu quan tâm về thực trạng thừa thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh, công tác phân luồng học sinh bậc THCS khi tỷ lệ học sinh không vào bậc THPT chiếm hơn 28%; tình trạng thiếu thuốc, vacxin và vật tư y tế tại các cơ sở y tế, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, tình trạng ngộ độc; tình trạng thiếu cát san lấp và rào chắn tuyến cao tốc (giai đoạn 1) Lộ Tẻ - Rạch Sỏi bị tháo dỡ, gia súc đi trên đường,…

Trước nội dung chất vấn này, lãnh đạo ngành y tế, giáo dục, ngành Tài nguyên – Môi trường, ngành giao thông vận tải (GTVT), lần lượt trả lời đầy đủ, rõ ràng các nội dung đại biểu quan tâm.

Riêng tình trạng thiếu nguồn cát san lấp, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Kiên Giang Lê Việt Bắc, cho biết, toàn tỉnh Kiên Giang hiện tiếu hơn 1,7 triệu m3 cát san lấp, trong đó 2 công trình trọng điểm là đường 3/2 và đường hành lang ven biển Hòn Đất – Kiên Lương thiếu hơn 1,2 triệu m3 cát. Ngành chức năng Kiên Giang đang tích cực đàm phán với các đối tác cung cấp để tăng số lượng cung ứng và tính đến phương án nhập cát từ Campuchia về Kiên Giang, phục vụ các công trình trọng điểm của tỉnh.

HĐND tỉnh Kiên Giang thông qua 19 Nghị quyết quan trọng
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành phát biểu tại kỳ họp

Tại kỳ họp, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành thông tin, năm 2023 là một năm thành công của tỉnh Kiên Giang khi đạt và vượt 22/23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đặt ra. Tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt hơn 6,7%, đứng thứ 6/13 tỉnh khu vực ĐBSCL. Quy mô nền kinh tế đạt hơn 73.377 tỷ đồng, duy trì nhóm dẫn đầu vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, còn một số nhiệm vụ, chỉ tiêu chưa đạt, như công tác chống khai thác thủy sản trái phép (IUU), quản lý về đất đai, khoáng sản, đất rừng, xây dựng; về thu hút đầu tư, giải ngân vốn, cải cách hành chính,…

Trước những tồn tại, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp của đại biểu. Riêng nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho rằng, tình hình chung còn nhiều khó khăn, nhưng Thường trực UBND tỉnh đã đề ra những kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể để khắc phục những mặt hạn chế trong năm 2023 và phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ về kinh tế - xã hội trong năm 2024, trong đó, phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế tỉnh đạt 6,7%.

HĐND tỉnh Kiên Giang thông qua 19 Nghị quyết quan trọng
Kỳ họp Thứ Hai Mươi, HĐND tỉnh Kiên Giang thông qua 19 Nghị quyết quan trọng
HĐND tỉnh Kiên Giang thông qua 19 Nghị quyết quan trọng
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang phát biểu bế mạc Kỳ họp thường niên cuối năm

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh, đánh giá cao và hoan nghênh sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân; sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh. Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của UBND tỉnh và chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ mà HĐND tỉnh đã quyết nghị tại Nghị quyết số 113 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang năm 2023.

Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh đề nghị, sau kỳ họp, các vị đại biểu HĐND kịp thời báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp; chủ động hơn nữa trong hoạt động giám sát, tiếp công dân, tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nắm bắt thực tiễn đời sống xã hội để phản ánh, kiến nghị kịp thời với các cơ quan chức năng và giám sát đôn đốc việc giải quyết nhằm đem lại quyền lợi, lợi ích chính đáng cho Nhân dân. 

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…