Hàng loạt dự án không đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nghiêm trọng tại tỉnh Bình Thuận

Hàng loạt dự án khu du lịch, khu sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp tại tỉnh Bình Thuận sau khi được giao đất lại bỏ hoang, không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất gây lãng phí nghiêm trọng.

Nhận đất xong... bỏ hoang

Hàng loạt dự án không đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nghiêm trọng ở Bình Thuận
Khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp King Sea Phan Thiết không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất gây lãng phí nghiêm trọng.

Theo Kết luận kiểm tra của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên Môi trường về việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận xác định, việc quản lý, sử dụng đất đối với các dự án đầu tư để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh còn nhiều tồn tại, bất cập và lãng phí, đặc biệt trong các dự án thương mại, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng.

Nhiều dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất, thời gian thực hiện dự án kéo dài (xin được đất xong bỏ trống, không đầu tư xây dựng công trình trên đất, nhiều dự án không đưa đất vào sử dụng trên 10 năm) không đem lại hiệu quả kinh tế, gây lãng phí nghiêm trọng.

Cụ thể, TP Phan Thiết (13 dự án): Khu du lịch sinh thái Oscar, Khách sạn nghỉ dưỡng Bình An - Mũi Né, Khách sạn du lịch Hữu Lợi, Dự án Sentosa Villa, The Balé, Khu biệt thự Revera Park, Khu du lịch Minh Sơn, Khu du lịch Thành Hưng, Khu du lịch Mũi Né Infity, Khu du lịch Ngọc Khánh, Dự án Resort Hotel Lamuine 2, Khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp King Sea Phan Thiết, Nhà hàng và dịch vụ kết hợp nghỉ dưỡng Phương Trang.

Thị xã Lagi (8 dự án): Khu du lịch sinh thái Whale Hill, Khu du lịch E DEN, Khu du lịch Thu Hằng, Khu du lịch Làng Tre La Gi, Khu du lịch Sài Gòn - Hàm Tân, Khu du lịch Song Thành, Khu du lịch Mũi Đá, Khu du lịch Việt Chăm.

Hàng loạt dự án không đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nghiêm trọng ở Bình Thuận -7
Phối cảnh dự án King Sea Phan Thiết (ảnh chụp lại màn hình).

Huyện Hàm Thuận Nam (10 dự án): Khu du lịch Huy Hoàng, Khu du lịch Cẩm Thái, Khu du lịch Honey Beach, Khu du lịch Đại Tây Dương, Khu nghỉ dưỡng Amina Phan Thiết, Khu du lịch sinh thái Kê Gà, Khu du lịch Thuận Quý I, Khu du lịch Liên Hương - Sài Gòn, Khu du lịch Ngọn Hải Đăng, Khu du lịch Hòn Lan (Golden Orchid).

Huyện Bắc Bình (8 dự án): Khu du lịch Hawaii, Dự án du lịch Hòn Nghề 1, Khu du lịch sinh thái Francisco Bay, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đồi Cát, Khu du lịch Tazon Resort, Khu du lịch sinh thái Delverton, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bàu Trắng - Hòn Hồng, Khu du lịch sinh thái Hồng Quang - Phan Thiết.

Huyện Tuy Phong (5 dự án): Khu nghỉ dưỡng Cà Ná, Khu tổ hợp khách sạn cao cấp Utisys, Khu du lịch sinh thái Hồ Sông Lòng Sông, Khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng Châu Lê, Khu du lịch Hải Yến.

Kiến nghị thu hồi dự án vi phạm 

Hàng loạt dự án không đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nghiêm trọng ở Bình Thuận
Khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp King Sea Phan Thiết vẫn là bãi đất hoang sơ, gây lãng phí tài nguyên đất đai nghiêm trọng.

Dựa trên kết quả kiểm tra của Tổng cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận đã có Công văn số công khai 43 dự án bất động sản vi phạm trên địa bàn với tổng diện tích gần 645 ha.

Cá biệt có dự án kéo dài gần 20 năm không đưa đất vào khai thác như Khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp King Sea Phan Thiết của Công ty TNHH Đại Thanh Quang (được cấp phép năm 2005); Khu du lịch Sài Gòn - Hàm Tân của Công ty Cổ phần du lịch Sài Gòn - Hàm Tân (được cấp phép năm 2004).

Theo tìm hiểu của PV Báo Đại biểu Nhân dân, dự án King Sea Phan Thiết (tại xã Tiến Thành, TP Phan Thiết) được chấp thuận chủ trương đầu năm 2005, đến năm 2010 được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 86 ha.

Ngày 6.3.2018, UBND tỉnh Bình Thuận cấp lại Quyết định đầu tư mới cho Công ty TNHH Đại Thanh Quang giảm diện tích xuống còn 55,4 ha. Trong đó, 49,3 ha đất trả tiền hàng năm, diện tích đất còn lại bao gồm đất sông suối, đất hồ, một phần đất rừng phòng hộ và diện tích đất của người dân chồng lấn trong dự án mà chưa được thương lượng, hỗ trợ đền bù.

Theo chủ trương của UBND tỉnh, Công ty Đại Thanh Quang phải triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động khách sạn, căn hộ du lịch cao tầng vào năm 2018. Năm 2019 đưa vào hoạt động khối biệt thự liên kết, biệt thự độc lập…

Tuy nhiên, đến năm 2019, nơi đây chỉ là rừng cây, có một vài công trình mới xây dựng phần thô. Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Thuận vẫn gia hạn cho dự án King Sea Phan Thiết thêm 24 tháng. 

Hàng loạt dự án không đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nghiêm trọng ở Bình Thuận
 Khu văn phòng bỏ hoang tại dự án King Sea Phan Thiết.

Trong khi đó, kết luận của Tổng cục Quản lý đất đai xác định Khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp King Sea Phan Thiết của Công ty TNHH Đại Thanh Quang có nhiều sai phạm như không đưa đất vào sử dụng, không đem lại hiệu quả kinh tế, gây lãng phí đất đai, bức xúc trong dư luận, nhân dân và dự án thuộc diện phải thu hồi.

Đáng nói, dù dự án được chấp thuận đầu tư từ những năm 2005 nhưng đến nay nhiều hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án vẫn chưa thấy chủ đầu tư bàn câu chuyện hỗ trợ đền bù. Họ phải sống chật vật trong những căn nhà chật hẹp, hư hỏng, không có các điều kiện sống tối thiểu.

Ông Nguyễn Văn Thảo (1965), người có 2,2 ha đất nằm trong dự án cho biết: “Từ khi Công ty TNHH Đại Thanh Quang lập dự án đến nay, gần 20 năm, gia đình tôi cùng nhiều hộ dân tại đây vẫn chưa nhận được tiền đền bù. Tôi cũng có đơn gửi Công an tỉnh Bình Thuận tố cáo hành vi làm giả hồ sơ giấy tờ để chiếm đất của dân, không đền bù tiền cho dân của lãnh đạo Công ty TNHH Đại Thanh Quang”.

Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận có thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm. Trong đó xác định rất rõ nguồn gốc mảnh đất của gia đình ông Thảo.

Hàng loạt dự án không đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nghiêm trọng ở Bình Thuận
Hàng loạt dự án không đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nghiêm trọng ở Bình Thuận
Khu nhà ở của người dân xã Tiến Thành không thể sửa chữa vì vướng dự án.

Trong khi đó, Tổng cục Quản lý đất đai xác định, việc để xảy ra tình trạng dự án kéo dài ảnh hưởng đến đời sống người dân trách nhiệm thuộc về UBND cấp huyện, cấp xã chưa chủ động, tích cực thực hiện theo thẩm quyền trong việc kiểm tra, phát hiện, đề xuất xử lý các vi phạm đối với các dự án chậm.

Ghi nhận thực tế vào ngày 10.12, Khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp King Sea Phan Thiết vẫn là bãi đất hoang sơ, gây lãng phí tài nguyên đất đai nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

* Báo điện tử Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan liên quan đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Kiểm tra - Giám sát

Yêu cầu Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang nghiêm túc rút kinh nghiệm trước các thiếu sót, sai phạm
Phòng chống tham nhũng

Yêu cầu Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang nghiêm túc rút kinh nghiệm trước các thiếu sót, sai phạm

Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có kết luận thanh tra về trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đối với Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2023 (KLTT). Theo đó, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trước các thiếu sót, sai phạm.

Nhiều gói thầu mua nhu yếu phẩm tại Cơ sở Cai nghiện ma túy Phú Văn tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, vi phạm khi đăng tải thông tin
Phòng chống tham nhũng

Nhiều gói thầu mua nhu yếu phẩm tại Cơ sở Cai nghiện ma túy Phú Văn tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, vi phạm khi đăng tải thông tin

Nhiều gói thầu cung cấp nhu yếu phẩm tại Cơ sở Cai nghiện ma túy Phú Văn có giá trúng thầu nhiều tỷ đồng nhưng tỷ lệ tiết kiệm rất thấp. Đáng chú ý đơn vị còn vi phạm khi đăng tải thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia chưa đúng quy định.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều thiếu sót trong chấp hành quy định pháp luật về lao động tại 2 doanh nghiệp nước sạch ở TP. Thủ Đức
Phòng chống tham nhũng

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều thiếu sót trong chấp hành quy định pháp luật về lao động tại 2 doanh nghiệp nước sạch ở TP. Thủ Đức

Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm của Công ty Cổ phần B.O.O nước Thủ Đức và Công ty Cổ phần Đầu tư và kinh doanh nước sạch Sài Gòn trong thực hiện các quy định của pháp luật về lao động.

Bài 1: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang buông lỏng quản lý trước hàng loạt dự án chậm tiến độ, xây dựng không phép
Kiểm tra - Giám sát

Bài 1: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang buông lỏng quản lý trước hàng loạt dự án chậm tiến độ, xây dựng không phép

Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có kết luận thanh tra về trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đối với Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2023 (KLTT). Hàng loạt sai phạm, thiếu sót đã được chỉ rõ.

Vì sao Công ty Logistics Phước Thuận đổ 124.000m3 chất nạo vét để san lấp dự án đang vướng nhiều vi phạm?
Phòng chống tham nhũng

Vì sao Công ty Logistics Phước Thuận đổ 124.000m3 chất nạo vét để san lấp dự án đang vướng nhiều vi phạm?

Dự án bãi container và dịch vụ cảng của Công ty Lưu Nguyên Cái Mép đang tồn tại nhiều vi phạm, hết hạn gia hạn sử dụng đất từ tháng 10.2020 nhưng vẫn được chấp thuận làm địa điểm tiếp nhận chất nạo vét từ Công ty Logistics Phước Thuận để san lấp.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Logistics Phước Thuận sẽ đổ khoảng 124.000m3 chất nạo vét để san lấp dự án hay chỉ tập kết trên bờ?
Phòng chống tham nhũng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Logistics Phước Thuận sẽ đổ khoảng 124.000m3 chất nạo vét để san lấp dự án hay chỉ tập kết trên bờ?

Công ty Cổ phần Cảng dịch vụ Logistics Phước Thuận sẽ đổ khoảng 124.000m3 chất nạo vét tại khu đất Dự án bãi container và dịch vụ cảng của Công ty Cổ phần Dịch vụ cảng Lưu Nguyên Cái Mép ở phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Làm chủ đầu tư nhiều cụm công nghiệp, khu dân cư nhưng Công ty CP xây dựng 179 có doanh thu sụt giảm mạnh, lỗ luỹ kế hàng tỷ đồng, bị cưỡng chế nợ thuế
Kiểm tra - Giám sát

Làm chủ đầu tư nhiều cụm công nghiệp, khu dân cư nhưng Công ty CP xây dựng 179 có doanh thu sụt giảm mạnh, lỗ luỹ kế hàng tỷ đồng, bị cưỡng chế nợ thuế

Những con số doanh thu và lợi nhuận cho thấy hoạt động kinh doanh của Xây dựng 179 trong những năm gần đây vô cùng ảm đạm. Tính đến thời điểm cuối năm 2023 vừa qua, doanh nghiệp đang lỗ luỹ kế hơn 6 tỷ đồng.

Nhiều thiếu sót, vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Công ty Công ích Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Phòng chống tham nhũng

Nhiều thiếu sót, vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Công ty Công ích Quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh xác định, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 12 chưa giải quyết xong khoản nợ phải trả hơn 2,6 tỷ đồng, nợ phải thu hơn 2,1 tỷ đồng tồn đọng từ nhiều năm qua, quản lý, sử dụng, cho thuê nhà đất chưa đúng quy định, chỉ đạo của cấp trên.

Đơn vị tư vấn khảo sát “chớp nhoáng”, nguy cơ lãng phí ngân sách tại các dự án hàng chục tỷ đồng
Phòng chống tham nhũng

Đơn vị tư vấn khảo sát “chớp nhoáng”, nguy cơ lãng phí ngân sách tại các dự án hàng chục tỷ đồng

Nhiều dự án tại huyện Cần Giờ có tổng vốn "rót" vào hàng chục tỷ đồng từ ngân sách do Ban Ban Quản lý dự án Cần Giờ làm chủ đầu tư; tuy nhiên, đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu lại làm việc "chớp nhoáng", một số dự án hiện phải tạm dừng… nguy cơ gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Lộ dấu hiệu gian lận trong đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng Vận tải Đầu tư Kinh doanh nhà Hải Đăng
Kiểm tra - Giám sát

Lộ dấu hiệu gian lận trong đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng Vận tải Đầu tư Kinh doanh nhà Hải Đăng

Công ty Cổ phần Xây dựng Vận tải Đầu tư Kinh doanh nhà Hải Đăng lộ rõ nhiều dấu hiệu gian dối trong hồ sơ dự thầu và đã trúng thầu gói thầu xây lắp tại một dự án do Ban Quản lý dự án Cần Giờ làm chủ đầu tư nên Thanh tra TP. Hồ Chí Minh kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan công an tiếp tục điều tra.

Quyết toán thừa hơn 180 triệu đồng tại hai công trình nạo vét kênh, sông tại Long An
Kiểm tra - Giám sát

Quyết toán thừa hơn 180 triệu đồng tại hai công trình nạo vét kênh, sông tại Long An

Thanh tra tỉnh Long An xác định, 2 công trình do Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được giao làm chủ đầu tư đã quyết toán thừa cho nhà thầu thi công hơn 180 triệu đồng. Đáng chú ý, đơn vị thi công cũng là nhà thầu “quen mặt”.