Hà Nội: Thông tin mới về hơn 50 học sinh tiểu học nghi ngộ độc sau chuyến dã ngoại

Thông tin hơn 50 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội) nghi ngộ độc sau chuyến dã ngoại đang gây xôn xao dư luận.

Theo báo cáo nhanh của Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Trường Tiểu học Kim Giang hàng ngày tổ chức cho 2.398 học sinh ăn bán trú tại trường.

Vào khoảng 6h45’ ngày 28.3, nhà trường tổ chức cho 915 học sinh khối 1 và khối 2 đi thăm quan tại Nông trại giáo dục Cánh Buồm Xanh (địa chỉ tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Đồ ăn trưa cho học sinh được nấu tại trường và vận chuyển đến địa điểm trải nghiệm.

Món ăn gồm: Cơm rang, gà phi lê chiên xù, khoai tây chiên, canh chua nấu thịt, bánh Oreo Kinh Đô. Thời gian ăn trưa lúc 11h. Trong quá trình đi trải nghiệm, học sinh có mang theo đồ ăn vặt, nước uống từ nhà đi và sử dụng nước uống đóng chai 19L của trang trại Cánh Buồm Xanh. Thời gian học sinh từ trang trại về trường lúc 14h30’.

Khi về đến trường, một số học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn, 2 cháu có biểu hiện đi ngoài phân lỏng 2 - 3 lần.

Từ 15h30’ đến 18h cùng ngày, có tổng số 50 học sinh cùng biểu hiện nôn, buồn nôn, đau bụng đã được chuyển đến bệnh viện thăm khám. Trong đó, Bệnh viện Bạch Mai: 21 cháu; Bệnh viện Đống Đa: 5 cháu; Bệnh viện Xây dựng: 22 cháu; Bệnh viện Nhi Trung ương 1 cháu; Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn: 1 cháu.

Hiện tại, nhóm học sinh này tiếp tục được theo dõi tại các bệnh viện.

Hà Nội: Hơn 50 học sinh tiểu học nghi ngộ độc sau chuyến dã ngoại -0
21 học sinh trong vụ việc đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, Trường Tiểu học Kim Giang trước đó đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần thực phẩm Ngôi Sao Xanh (trụ sở công ty tại Tập thể Công ty Bắc Hà, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Công ty Cổ phần thực phẩm Ngôi Sao Xanh báo cáo, khoảng 5h20’ ngày 28.3, đơn vị này nhập nguyên liệu thực phẩm, đến khoảng 6h bắt đầu sơ chế, 8h - 9h chế biến, 9h45’ bắt đầu vận chuyển thức ăn sang khu dã ngoại bằng xe ô tô chuyên dụng. Thức ăn được bảo quản trong các thùng inox có nắp đậy, có niêm phong. Đến khoảng 11h, cô giáo chủ nhiệm chia suất ăn cho học sinh tại khu dã ngoại trong nhà trẻ.

Liên quan tới vụ việc, UBND quận Thanh Xuân cho biết ngay khi nhận được thông tin đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy, UBND phường Kim Giang, Ban Giám hiệu nhà trường khẩn trương nắm tình hình phối hợp với các cơ quan chuyên môn để các em được chăm sóc y tế trong điều kiện tốt nhất. Đồng thời, chỉ đạo nhà trường thông tin tới phụ huynh học sinh để phối hợp chăm sóc sức khỏe cho các em ngay sau khi sự việc xảy ra.

UBND Quận cũng đã báo cáo Sở Y tế Hà Nội, đề nghị Sở Y tế tăng cường nhân lực và các điều kiện tốt nhất để chăm lo sức khỏe cho các em; đồng thời phối hợp với Quận để làm rõ nguyên nhân liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) là một trong các cơ sở y tế đang tiếp nhận điều trị, theo dõi nhóm học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân) nghi ngộ độc sau chuyến dã ngoại.

ThS. BS Dương Thanh Sơn, Trưởng khoa Cấp cứu của bệnh viện cho biết, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa tới thời điểm này đã tiếp nhận điều trị 7 học sinh. Các cháu vào viện đều trong tình trạng mệt lả, nôn nhiều.

Theo bác sĩ Sơn, vào khoảng hơn 16h ngày 28.3, có xe ô tô đưa 5 bệnh nhi đầu tiên vào Khoa Cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng nôn nhiều, mệt lả, một số cháu bị đi ngoài. Các bác sĩ đã tiến hành báo cáo lãnh đạo bệnh viện, kích hoạt báo động đỏ, sẵn sàng tiếp nhận thêm các bệnh nhi khác.

"5 bệnh nhi đầu tiên đã được tiến hành xử lý cấp cứu, truyền dịch, truyền kháng sinh, sau đó các cháu đã qua giai đoạn bệnh nặng, hiện tỉnh táo, sức khỏe hồi phục tốt, nếu các chỉ số sinh tồn ổn định có thể ra viện. Các cháu còn lại cần phải theo dõi thêm, xét nghiệm bạch cầu cho thấy chỉ số viêm trong cơ thể hơi cao nên tiếp tục dùng kháng sinh", bác sĩ Sơn thông tin.

Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"
Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"

Nhắn nhủ các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trên con đường phía trước, sẽ không ít lần các em cảm thấy hoang mang khi đứng giữa các ngã rẽ. Nhưng các em hãy nhớ rằng, đặc quyền của tuổi trẻ là “thử và sai”. Thành công không đến từ những con đường bằng phẳng, mà là kết quả của nhiều phép thử.

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...