Hà Nội tăng cường giám sát phòng, chống sốt xuất huyết

Thông tin từ Sở Y tế thành phố Hà Nội cho thấy, trong tuần qua (từ 17 đến 23.6), trên địa bàn thành phố ghi nhận 73 ca mắc sốt xuất huyết, 0 tử vong, tăng 35 ca so với tuần trước đó (38/0).

Bệnh nhân phân bố tại 19 quận, huyện, trong đó phần lớn tại huyện Đan Phượng với 41 ca mắc. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024, toàn thành phố có 856 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 0 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (487/0).

Ngoài ra, trong tuần ghi nhận 2 ổ dịch tại phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và xã Phương Đình (huyện Đan Phượng). Và từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố có 14 ổ dịch sốt xuất huyết, hiện còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại thôn Bãi Tháp và Đồng Vân (huyện Đan Phượng); cụm 10 xã Tân Hội (huyện Đan Phượng); Thái Thịnh, Trung Liệt (quận Đống Đa) và thôn Phương Mạc, xã Phương Đình (huyện Đan Phượng).

Theo kết quả giám sát dịch của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội tại một số khu vực ổ dịch cũ, ổ dịch đang hoạt động có chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc gia tăng trong thời gian tới. Điển hình như giám sát ổ dịch đang hoạt động tại thôn Bãi Tháp và Đồng Vân (huyện Đan Phượng) ngày 18/6 tại 21 hộ gia đình khu vực thôn Đồng Vân ghi nhận chỉ số BI = 42,8%, ổ bọ gậy tập trung tại các chậu cây cảnh, bể, xô, thùng.

Hà Nội tăng cường giám sát phòng, chống sốt xuất huyết -0
Diễn biến của dịch sốt xuất huyết vẫn phức tạp

Cùng với đó, CDC Hà Nội tiếp tục tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ năm 2023 tại các quận, huyện: Ứng Hòa, Gia Lâm, Hoàn Kiếm, Sóc Sơn, Đống Đa, Thanh Xuân, Chương Mỹ và Thường Tín.

Ngoài ra, đối với bệnh ho gà, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 9 ca mắc ho gà, 0 tử vong, giảm 7 ca so với tuần trước đó (16/0). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc ho gà của toàn thành phố là 143 ca tại 26 quận, huyện, thị xã, 0 tử vong. Phân bố theo nhóm tuổi có 67 trường hợp dưới 2 tháng (46,9%), 34 trường hợp 2-3 tháng (23,8%), 15 trường hợp 4-11 tháng (10,5%), 27 trường hợp từ 1 tuổi trở lên (18,9%). Phân bố theo tiền sử tiêm chủng có 85 trường hợp chưa tiêm (59,4%), 24 trường hợp tiêm 1-2 mũi (16,8%), 18 trường hợp tiêm mũi 3 (12,6%), 10 trường hợp tiêm mũi 4 trở lên (7%), 6 trường hợp không rõ (4,2%).

Bệnh tay chân miệng ghi nhận 47 ca mắc, 0 tử vong, giảm 4 ca so với tuần trước (51/0), hầu hết là ca tản phát, không ghi nhận ổ dịch. Một số dịch bệnh khác như uốn ván, não mô cầu, sởi, rubella, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản không ghi nhận trong tuần.

Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục chủ động giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, triển khai hoạt động đáp ứng phù hợp, kịp thời. Tổ chức điều tra, khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có ca bệnh, ổ dịch, đặc biệt tại ổ dịch xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Tin tức

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.