Từ cậu học sinh từng trượt trường chuyên tới Thủ khoa tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội

Trần Lê Đức Anh (sinh năm 2000) là Thủ khoa tốt nghiệp hệ bác sĩ của Trường Đại học Y Hà Nội năm nay. Đức Anh theo học ngành Y khoa, đạt điểm trung bình chung học tập 8,57/10, IELTS 8.0. 

Điểm số này đứng đầu trong gần 790 tân bác sĩ tốt nghiệp năm 2024 của Trường Đại học Y Hà Nội ở cả 4 ngành đào tạo: Y khoa, Y học cổ truyền, Y học Dự phòng, Răng - Hàm - Mặt. 

Từ cậu học sinh “không dám mơ” mình sẽ đỗ trường Y, dám “bơi ngược dòng” để thử sức thi Y, tới trúng tuyển trường Y và trở thành Thủ khoa tốt nghiệp hệ bác sĩ, Đức Anh cho rằng kết quả này phần lớn đến từ sự nỗ lực, chăm chỉ và phương pháp học tập phù hợp.

Thí sinh lưu ý gì sau khi biết điểm chuẩn đại học? -0
Em Trần Lê Đức Anh, Thủ khoa tốt nghiệp hệ bác sĩ của Trường Đại học Y Hà Nội năm 2024

Từng trượt cùng lúc 3 trường chuyên 

Đức Anh học cấp ba tại trường THPT Kim Liên, Hà Nội. Trước đó, trong kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội cách đây 9 năm, em từng trượt cùng lúc 3 trường chuyên: chuyên Khoa học tự nhiên, chuyên Hà Nội - Amsterdam và chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội. Những năm THPT, do một phần chưa tập trung, một phần không biết cách học, Đức Anh có những học kỳ là "học sinh tiên tiến" duy nhất, trong khi cả lớp đạt loại giỏi. 

Kết quả này khiến em từng nghĩ, ước mơ trúng tuyển trường Y là điều xa vời, thậm chí có phần ảo tưởng.

Có cả bố và mẹ cùng làm trong ngành Y, tuy nhiên ngày nhỏ, Đức Anh chỉ biết nghề này vất vả bởi những lần thấy bố mẹ đi sớm về khuya, hay những đêm mẹ không ở nhà vì phải trực trong bệnh viện. Tới khi đọc cuốn truyện tranh "Bác sĩ quái dị", bị thu hút bởi những câu chuyện về lòng trắc ẩn của nhân vật bác sĩ trong truyện, Đức Anh mới nhận ra niềm yêu thích và muốn theo đuổi ngành Y.  

Năm lớp 12, Đức Anh đưa ra quyết định thi vào trường Y khá muộn, bởi em “không dám mơ” có thể trúng tuyển vào ngôi trường luôn có điểm đầu vào trong top cao nhất và quy tụ rất nhiều bạn giỏi trên toàn quốc. Tuy nhiên, chính sự động viên của bố và tấm gương của anh trai đã giúp Đức Anh can đảm nộp hồ sơ đăng ký. Anh trai hơn Đức Anh 3 tuổi, khi ấy đang là sinh viên năm ba Trường Đại học Y Hà Nội. 

“Anh trai là người khiến em tin rằng em có thể làm được. Mặc dù anh không nói rằng em hãy thử sức đi, nhưng con đường anh ấy đã đi giúp em có thêm niềm tin. Nếu không có anh trai, chắc không bao giờ em dám bơi ngược dòng để chọn trường Y khi mình chỉ là một học sinh bình thường”, Đức Anh tâm sự.

Năm 2018, đề thi tốt nghiệp THPT được đánh giá khó, khiến điểm chuẩn các trường thấp kỷ lục. Đức Anh giành 24,9 điểm, thừa 0,15 điểm để trúng tuyển ngành Y khoa của Trường Đại học Y Hà Nội. Dù đỗ đại học theo diện "suýt soát", nhưng Đức Anh vẫn cảm thấy rất vui vì đây là điều “không tưởng” với em trước đó. Theo nam sinh, thành tích này cũng là bước ngoặt lớn nhất của em.

“Để học giỏi, trước hết phải tin rằng mình học giỏi”

“Em nghĩ để học giỏi, trước hết phải tin rằng mình học giỏi đã”, Đức Anh nói và cho biết những ngày đầu tiên bước chân vào trường Y, em khá lo lắng khi biết được thành tích đầu vào của các bạn. Thủ khoa đầu vào trường Y đạt 29,8 điểm. Nhiều bạn đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế và học sinh giỏi quốc gia, giải tỉnh. Đức Anh thậm chí còn tìm hiểu xem trượt bao nhiêu học phần thì bị đuổi học.

Để vượt qua nỗi sợ, nam sinh quyết tâm chăm chỉ, nỗ lực học tập ngay từ ban đầu. Kết quả đến ngay trong học kỳ đầu tiên khi Đức Anh nằm trong số 10% sinh viên nhận học bổng khuyến khích học tập. Lúc này, em có thêm niềm tin rằng mình đang đi đúng hướng và có thể học giỏi được. 

Theo Đức Anh, hai năm đầu tiên tại trường Y chủ yếu là kiến thức lý thuyết nền tảng cho các năm sau, do đó việc học chủ yếu là “cần cù bù thông minh”, chăm chỉ đọc nhiều lần sẽ nhớ. Trên lớp, em thường chọn ngồi bàn đầu, tập trung tối đa trong việc nghe giảng. 

Tất cả kiến thức, bài giảng phức tạp nhất được học đều có thể gói gọn bằng những keyword (từ khóa) hoặc những câu slogan. Kết thúc mỗi môn học, Đức Anh thường tự tóm tắt, gạch đầu dòng các ý, ghi chú lại các từ keyword sao cho thật ngắn gọn để ghi nhớ lâu dài. 

Thí sinh lưu ý gì sau khi biết điểm chuẩn đại học? -0
Đức Anh cùng gia đình trong lễ tốt nghiệp

Đức Anh cho rằng, điều quan trọng nhất đối với em chính là việc tích lũy kiến thức, tức là biến kiến thức thành của mình bằng cách tự tổng hợp và ghi chép để có thể ôn lại, nhớ lại bất cứ lúc nào. Với sinh viên ngành y, từ năm ba sẽ đi học lâm sàng tại các bệnh viện, tất cả các môn đều có sự liên quan đến nhau. Việc tích lũy kiến thức có thể giúp rút ngắn thời gian học, không phải học lại từ đầu nhiều lần.

Khi học lâm sàng tại các bệnh viện, Đức Anh thường xuyên đặt câu hỏi trực tiếp cho thầy cô tại bệnh phòng. Với em, đây là cách học hiệu quả nhất. “Em chủ yếu ghi âm lại lời thầy cô giảng rồi về nghe và ghi chép lại. Những kiến thức học ngay tại bệnh phòng rất quan trọng, em không thể bỏ lỡ những bài giảng như vậy”, Đức Anh chia sẻ.

Nam sinh cũng cho rằng, để học tốt, việc có sở thích, có bạn bè thân thiết giúp duy trì một cuộc sống xã hội cân bằng là rất cần thiết. Đức Anh luôn có những người bạn bên cạnh, có sở thích nghe nhạc, thể thao để giữ cho bản thân luôn có động lực. Sau những giờ học tập căng thẳng, em coi việc đi chơi với bạn bè là phần không thể thiếu trong cuộc sống, giúp em có thêm năng lượng.

Muốn trở thành bác sĩ giỏi

Khoảng thời gian học lâm sàng tại các bệnh viện đã giúp Đức Anh càng thêm yêu và mong muốn gắn bó với ngành Y.

Ngày mới đi học lâm sàng, học tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Đức Anh cùng các bạn được chứng kiến những em bé mắc bệnh viêm màng não mủ hồi phục nhờ điều trị kháng sinh sớm và kịp thời. Viêm màng não mủ là bệnh rất nặng, nếu cấp cứu muộn có thể gây chậm phát triển trí tuệ cả đời, ảnh hưởng đến rất nhiều gia đình và gây gánh nặng cho xã hội.

Đức Anh nhận thấy, người thầy thuốc có thể cứu sống cả tương lai phía trước của các bé, của nhiều gia đình bằng sự quyết đoán và vững vàng trong chuyên môn.

Hiện nay, Đức Anh vừa hoàn thành kỳ thi nội trú của Trường Đại học Y Hà Nội. Em dự định nếu trúng tuyển sẽ học 3 năm bác sĩ nội trú để có thể trở thành bác sĩ giỏi. Đức Anh yêu thích các chuyên ngành Tim mạch, Gây mê hồi sức, Ung thư, Giải phẫu bệnh và cho biết sẽ lựa chọn học chuyên sâu ở một trong các chuyên ngành này.

Nam sinh cũng dự định học thêm tiếng Pháp và cố gắng giành được học bổng để có thể du học tại Pháp, sau đó trở về Việt Nam làm việc, cống hiến cho sức khỏe nhân dân Việt Nam. Đây cũng là con đường anh trai em đang đi.

“Anh trai em là bác sĩ nội trú Sản, đang học 1 năm tại Pháp theo chương trình FFI - một chương trình học bổng của Chính phủ Pháp dành cho các bác sĩ. Em cũng muốn phát triển theo con đường này. Em biết rằng việc bắt đầu học tiếng Pháp ở tuổi 24 có vẻ khá muộn, nhưng anh trai em làm được và em tin rằng mình cũng có thể làm được như anh”, Đức Anh nói.

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".