Giáo sư Đại học Oxford: Giải thưởng VinFuture nâng tầm vị thế các nước mới nổi trong công cuộc đổi mới toàn cầu

“Một giải thưởng toàn cầu với giá trị lớn đến từ Việt Nam – một nền kinh tế mới nổi – có ý nghĩa rất lớn. Điều này chứng tỏ với thế giới rằng các nền kinh tế mới nổi là đối tác bình đẳng trong cuộc chơi đổi mới sáng tạo”, Giáo sư Soumitra Dutta - Đại học Oxford (Anh) và là thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture nói về vai trò đặc biệt của Giải thưởng VinFuture trong nỗ lực thúc đẩy khoa học công nghệ toàn cầu.

Đây là những chia sẻ của giáo sư Soumitra Dutta nhân chuyến công tác Hà Nội tuần qua để trình bày Kết quả Báo cáo Nghiên cứu đổi mới sáng tạo cấp ngành VIIR, do Viện Portulans (Hoa Kỳ) phối hợp với nhóm chuyên gia trường Đại học VinUni thực hiện.

Truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai

- Giáo sư nhận định thế nào về vai trò của các giải thưởng toàn cầu như Giải thưởng VinFuture? Và làm thế nào những giải thưởng như vậy truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ theo đuổi sự nghiệp khoa học?

Theo tôi, các giải thưởng có hai mục đích chính: vinh danh và truyền cảm hứng. Những người đã đạt được thành tựu tuyệt vời qua quá trình làm việc bền bỉ, không ngừng nỗ lực và cống hiến xứng đáng được ghi nhận. Việc Giải thưởng VinFuture ghi nhận những thành tựu như vậy đã tạo nên các hình mẫu truyền cảm hứng, để từ đó các chuyên gia và sinh viên sẽ noi gương những người tiên phong.

Con người học hỏi bằng việc theo gương người khác và chúng ta cũng được truyền cảm hứng từ những thành công của họ. Vì vậy, các giải thưởng không chỉ nhằm ghi nhận thành công của thế hệ hôm nay mà quan trọng hơn là truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai tiếp bước họ thậm chí làm tốt hơn nữa.

- Hợp tác và nghiên cứu liên ngành để thúc đẩy đổi mới, tiến tới giải quyết những thách thức cấp bách nhất của nhân loại đang là vấn đề đặt ra với thế giới. Giải thưởng VinFuture theo Giáo sư có thể đóng góp gì cho quá trình này?

Để giải quyết những thách thức lớn cần một cách tiếp cận tổng thể và có hệ thống, tích hợp nhiều quan điểm từ các chuyên ngành khác nhau. Cách tiếp cận đơn ngành là không đủ. Hầu như tất cả vấn đề quan trọng đều yêu cầu sự kết hợp đa ngành.

Giáo sư Đại học Oxford: Giải thưởng VinFuture nâng tầm vị thế các nước mới nổi trong công cuộc đổi mới toàn cầu -0
Giáo sư Soumitra Dutta - Đại học Oxford (Anh)

Tuy nhiên, việc triển khai các phương pháp tiếp cận đa chiều, toàn diện và có hệ thống cũng là một thách thức. Tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc bứt phá khỏi các ranh giới. Các giải thưởng toàn cầu như Giải thưởng VinFuture có thể giúp thúc đẩy sự hợp tác liên ngành và giúp mọi người nhận thức đúng về tầm quan trọng của sự hợp tác đó.

Các nền kinh tế mới nổi là đối tác bình đẳng trong cuộc chơi toàn cầu

- Nói về những thách thức chung toàn cầu, theo Giáo sư, các nước đang phát triển phải đối mặt với những vấn đề lớn nào và đâu có thể là hướng giải quyết?

Các quốc gia đang phát triển phải đối mặt với vô số thách thức, trong đó có nhiều vấn đề tương tự nhau. Một mặt, họ cần phát triển kinh tế và tạo ra của cải nhằm cải thiện cuộc sống người dân. Mặt khác, họ phải thực hiện nhiệm vụ trên một cách có trách nhiệm và bền vững. Điều này đòi hỏi khuôn khổ thể chế, các quy tắc và lối quản trị, cùng hệ thống xã hội phù hợp.

Do đó, những giải thưởng toàn cầu như VinFuture sẽ kích thích đầu tư cho khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, đầu tư cho khoa học và công nghệ rất tốn kém, đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ về nhân tài và nguồn lực trong quá trình xây dựng nền khoa học công nghệ tiên tiến hàng đầu.

Giáo sư Đại học Oxford: Giải thưởng VinFuture nâng tầm vị thế các nước mới nổi trong công cuộc đổi mới toàn cầu -0

Nhóm các nước đang phát triển thường tập trung nhiều hơn vào các giải pháp đáp ứng nhu cầu thị trường (market pull), sử dụng công nghệ hiện hành, kết hợp chúng theo cách phù hợp để triển khai trong bối cảnh thị trường hiện tại. Đây được gọi là “đổi mới sáng tạo tiết kiệm” (frugal innovation), mà về cơ bản không dựa trên các công nghệ mới. Thay vào đó, phương án này tận dụng công nghệ hiện có, triển khai với giá cả phải chăng, và phù hợp với thị trường địa phương.

Tuy nhiên, các nước mới nổi cần đầu tư nhiều hơn nữa vào khoa học chuyên sâu, công nghệ chuyên sâu, và làn sóng công nghệ kỹ thuật số tiếp theo nhằm hưởng lợi từ những cải tiến trong tương lai. Nếu thất bại, họ sẽ bị tụt lại phía sau, khoảng cách mở rộng thêm và càng khó thu hẹp.

- Giáo sư kì vọng những giải thưởng như VinFuture sẽ giúp gì trong đầu tư nghiên cứu khoa học và đối mới sáng tạo, từ đó góp phần giải quyết những thách thức tại các nước đang phát triển?

Giải thưởng VinFuture và các giải thưởng tương tự có ý nghĩa quan trọng vì chúng ghi nhận tầm quan trọng của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tại các thị trường mới nổi.

Hầu hết các giải thưởng khoa học lớn thường được trao ở các nền kinh tế phát triển. Do đó, một giải thưởng toàn cầu với giá trị lớn đến từ Việt Nam – một nền kinh tế mới nổi – có ý nghĩa rất lớn. Điều này chứng tỏ với thế giới rằng các nền kinh tế mới nổi là đối tác bình đẳng trong cuộc chơi đổi mới sáng tạo.

Tôi hy vọng Giải thưởng VinFuture sẽ tạo động lực, truyền cảm hứng cho các nhà phát minh và nhà khoa học tại các thị trường mới nổi. Tôi cũng tin rằng Giải thưởng VinFuture sẽ nâng cao vị thế và tầm quan trọng của các thị trường mới nổi trong công cuộc đổi mới toàn cầu, khuyến khích các nhà khoa học ở các nước đang phát triển tạo ra thế hệ công nghệ tiếp theo và những giải pháp sáng tạo mới.

-Xin cảm ơn Giáo sư!

Giáo sư Soumitra Dutta hiện là Giáo sư Quản lý và Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Saïd, Đại học Oxford - ngôi trường trong nhiều năm liên tiếp kể từ 2016 đã được tạp chí Times Higher Education xếp hạng đầu tiên trong danh sách Những trường đại học tốt nhất thế giới.

Giáo sư là người sáng lập và đồng biên tập 14 báo cáo thường niên của Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (Global Innovation Index) được xuất bản cùng với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).  Giáo sư Dutta đã đồng biên tập của 16 Báo cáo Công nghệ Thông tin Toàn cầu thường niên (Global Information Technology Report) cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về tác động của công nghệ thông tin đối với sự phát triển và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.