Đào tạo nghề luật sư cần được phát triển lên một tầm mới

20 năm qua, Học viện Tư pháp có 53.591 học viên đã và đang theo học Chương trình đào tạo nghề luật sư, trong đó 43.688 học viên đã tốt nghiệp và được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư.

Con số này được đưa tại Hội thảo khoa học "Khoa Đào tạo Luật sư - 20 năm xây dựng và phát triển" do Học viện Tư pháp tổ chức chiều 28.8. 

Đào tạo nghề luật sư cần được phát triển lên một tầm mới -0
Hội thảo khoa học "Khoa Đào tạo Luật sư - 20 năm xây dựng và phát triển" do Học viện Tư pháp tổ chức chiều 28.8

Ngày 22.9.2004, Giám đốc Học viện Tư pháp ban hành Quyết định số 295/QĐ - HVTP về việc thành lập Khoa Đào tạo Luật sư với mục tiêu tạo dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển hệ thống đào tạo nghề luật chuyên nghiệp ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế; từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển về đào tạo nghề luật ở nước ta so với những quốc gia có nền tư pháp phát triển mạnh và lâu đời trên thế giới.

20 năm qua, Khoa Đào tạo Luật sư có vị trí, vai trò và địa vị pháp lý quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy và trong hệ thống quản trị hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện Tư pháp. 

Đào tạo nghề luật sư cần được phát triển lên một tầm mới -0
Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, PGS.TS Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh: "Đào tạo nghề luật sư cần được phát triển lên một tầm mới"

Với Chương trình đào tạo nghề luật sư 12 tháng theo hệ thống tín chỉ và Chương trình đào tạo nghề luật sư 12 tháng theo hệ thống tín chỉ áp dụng cho học viên các lớp đào tạo luật sư chất lượng cao, Khoa Đào tạo Luật sư hiện đang duy trì và cung cấp cho người học khối lượng học liệu phong phú với 31 giáo trình, tài liệu, 117 hồ sơ tình huống, 55 tình huống thực hành…

Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, TS Lê Mai Anh nhận định đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp đang là lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thu hút sự tham gia của những người có nhu cầu được đào tạo và hành nghề luật sư ở Việt Nam. Những thành tựu của Khoa Đào tạo Luật sư trong sự nghiệp đào tạo nghề luật sư không chỉ có giá trị cho sự phát triển của Học viện Tư pháp mà còn đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành Tư pháp và cho đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế.

Đào tạo nghề luật sư cần được phát triển lên một tầm mới -0
Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, TS Lê Mai Anh nhận định đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp đang là lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thu hút sự tham gia của những người có nhu cầu được đào tạo và hành nghề luật sư ở Việt Nam

"Mô hình đào tạo nghề luật sư dựa trên triết lý giáo dục Thực dạy - Thực học - Thực nghề, đa dạng hóa về cách thức tổ chức và thực hiện (trự tiếp, trực tuyến, trực tiếp kết hợp với trực tuyến chính là bước ngoặt có tính lịch sử trong hoàn thiện và phát triển Chương trình đào tạo nghề luật sư giai đoạn hiện tại và tầm nhìn đến năm 2030 của Khoa Đào tạo Luật sư", TS Lê Mai Anh nhận định.

Trên thực tế, bối cảnh hiện nay cũng đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác đào tạo nghề luật sư. Phó Trưởng Khoa Đào tạo Luật sư, TS Nguyễn Thị Vân Anh đặt vấn đề cho giai đoạn phát triển mới của Khoa Đào tạo Luật sư: "Chương trình đào tạo luật sư cần không ngừng cập nhật, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo thích ứng với thực tiễn hành nghề trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, quá trình cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế nghề luật sư".

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Khoa Đào tạo Luật sư cần tiếp tục phát triển theo hướng tăng cường kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế hành nghề; tăng cường khả năng sư phạm, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo… Đồng thời, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo luật sư với các cơ sở đào tạo tiên tiến trên thế giới, nhằm rút ngắn khoảng cách trong đào tạo luật sư tại Việt Nam và thế giới.

Đào tạo nghề luật sư cần được phát triển lên một tầm mới -0
Chủ nhiệm, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, Luật sư, TS Đào Ngọc Chuyền nhận định "Khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp xứng đáng là trung tâm lớn đào tạo thế hệ luật sư chất lượng cao, cống hiến cho xã hội, cho đất nước"

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, PGS.TS Nguyễn Minh Hằng cho biết, sau 20 năm Học viện Tư pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo nghề luật sư, đặc biệt, theo Quyết định 1155/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp, giai đoạn 2025 - 2030 được xác định là giai đoạn mô hình đào tạo nghề luật sư cần được phát triển lên một tầm mới. 

"Đòn bẩy" đưa mô hình đào tạo nghề luật sư của Học viện Tư pháp lên một tầm mới đó, theo PGS.TS Nguyễn Minh Hằng, đến từ ba định hướng đổi mới mô hình đào tạo nghề luật sư hiện hành, nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư trong giai đoạn lịch sử mới: 

Thứ nhất, tăng cường về chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo;

Thứ hai, xây dựng môi trường đào tạo thân thiện với người học, với thị trường lao động, dịch vụ, hướng đến xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0; 

Thứ ba, tăng cường năng lực cạnh tranh của đội ngũ luật sư và tổ chức hành nghề luật sư tại thị trường dịch vụ pháp lý trong nước, khu vực và quốc tế, tích cực đóng góp cho công cuộc cải cách tư pháp và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

"Để bảo đảm tính bền vững của sự phát triển, quá trình đổi mới này phải được thực hiện trên cơ sở xác định rõ quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của các chương trình đào tạo nghề luật sư là cơ sở thực hiện chiến lược đào tạo nghề luật sư mang tính chất lâu dài và đột phá", PGS.TS Nguyễn Minh Hằng khẳng định.

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".