Chàng sinh viên ngoại quốc ở lại Việt Nam du học vì "phải lòng" văn hóa Việt

Sau một năm trải nghiệm chương trình trao đổi sinh viên quốc tế của Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV), chàng sinh viên người Anh gốc Romania đã quyết định ở lại Việt Nam để khám phá vẻ đẹp cuộc sống và con người nơi đây.

Việt Nam là một trong số những quốc gia có lượng du học sinh đông trên toàn thế giới, đặc biệt tại các quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Úc. Song, lượng du học sinh nước ngoài tới Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn.

"Ngược dòng" số đông, chàng sinh viên người Anh gốc Romania Mihaica Cezar - Alexandru (hay còn gọi bằng cái tên Alex) đã chọn Việt Nam làm điểm dừng chân cho con đường học vấn của bản thân.

Chàng sinh viên ngoại quốc quyết định ở lại Việt Nam bởi yêu tha thiết văn hóa Việt -0
Alex là một trong số ít sinh viên quốc tế chọn Việt Nam là điểm đến du học (Ảnh: NVCC)

Cơ duyên với Việt Nam

Chia sẻ về cơ duyên đến Việt Nam, Alexandru cho biết: "Tôi là một người thích đi du lịch. Khi văn phòng quốc tế Trường đại học Staffordshire (Anh) thông báo về chương trình trao đổi tại Việt Nam, tôi đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này".

Alexandru theo học chương trình tại văn phòng quốc tế của Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV). Tại đây, anh có cơ hội ghé thăm nhiều mảnh đất khác nhau. Đáng nhớ nhất là chuyến trải nghiệm văn hóa địa phương ở Mai Châu, thăm trại trẻ mồ côi ở Hà Nội, làng trẻ SOS Hải Phòng. 

Theo thời gian, Alex trở nên quen thuộc và gắn bó với cuộc sống tại Việt Nam. Chàng trai ngoại quốc "không thể tưởng tượng nổi" một thời điểm sẽ rời khỏi Việt Nam để quay trở lại Anh Quốc. 

những hoạt động trao đổi tại trường cho alex cơ hội “sâu sát” hơn với văn hóa, ẩm thực việt nam.jpg -0
Những hoạt động của trường giúp chàng sinh viên ngoại quốc tiếp cận gần hơn với ẩm thực, văn hóa Việt Nam (Ảnh: NVCC)

Như nhiều người ngoại quốc “phải lòng” Việt Nam, Alex mê nhất ẩm thực cũng như cách những di sản văn hóa được bảo tồn tại Việt Nam. Sự nồng hậu của mọi người cũng là điều khiến Alex cảm thấy được chào đón.

Tuy đâu đó có những trở ngại về văn hóa, Alex vẫn nhanh chóng thích nghi bởi với anh chàng, chính những khác biệt này cũng khiến trải nghiệm văn hóa trở nên thú vị và đáng nhớ hơn.

Quyết định ở lại Việt Nam không phải điều khó khăn với Alex khi cậu nhận được sự ủng hộ từ cả phía gia đình lẫn sự hỗ trợ từ BUV. Sống độc lập từ nhỏ khi rời xa gia đình tới Anh Quốc, Alex đã quen với những hành trình xa nhà. Gia đình Alex hạnh phúc khi thấy sự trưởng thành và khả năng thích ứng tốt của cậu con trai.

Về ngôi trường khiến Alex quyết định chuyển hẳn sang Việt Nam để theo học, cậu chia sẻ: “Điều tôi lo lắng nhất chính là việc tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính cho năm học tới. Tôi thấy mình thật may mắn khi được chọn để trao học bổng từ thầy Christopher Jeffery - Giám đốc Điều hành Cấp cao phụ trách Chiến lược & Đối tác quốc tế của BUV. Nhờ đó, tôi đã có thể tiếp tục với chương trình học của BUV tại Việt Nam”.

Hành trình trưởng thành tại Việt Nam

Dám thay đổi và thích ứng với một môi trường mới đã là một nỗ lực đáng ghi nhận. Với Alex, thành công đến với cậu còn nhiều hơn vậy khi chỉ sau một thời gian học tại BUV, cậu đã gặt hái cho mình những “quả ngọt”.

Alex hào hứng chia sẻ về những điều đã làm được và đặc biệt nhắc đến chương trình Phát triển cá nhân (PSG), môn học giúp cậu có thể thực sự nhìn thấy thay đổi của bản thân trong nhiều khía cạnh cuộc sống.

“Trong chương trình trao đổi cuối cùng, tôi đã thấy bản thân thay đổi rất nhiều. Tôi đã hoàn thành cuốn sách đầu tiên của bản thân với tên gọi “Placebo: The Way of Life” trong vòng 3 tháng và hy vọng nó sẽ sớm được xuất bản. Trên khía cạnh phát triển cá nhân, tôi nhận ra những cải thiện rõ rệt trong trí thông minh cảm xúc (EQ) - một kỹ năng quan trọng trong môi trường công việc nói riêng và cuộc sống nói chung”, Chàng trai nói. 

chương trình trao đổi giữa đại học staffordshire và buv đã dẫn đến một quyết định quan trọng với alex (hàng đứng, thứ tư từ trái sang).jpg -0
Chương trình trao đổi giữa Đại học Staffordshire và BUV đã dẫn đến một quyết định quan trọng với Alex (hàng thứ 2, đứng thứ tư từ trái sang)

Bén duyên với Việt Nam đồng nghĩa với việc Alex cũng nhìn thấy nhiều cơ hội cho bản thân tại đây. Theo học ngành kinh tế, Alex muốn trở thành một doanh nhân trong tương lai. Chàng sinh viên người Anh cho rằng cơ hội kinh doanh ở khắp nơi, và khi đã là một công dân toàn cầu, Alex có thể khởi nghiệp ở bất cứ đâu, đặc biệt tại Việt Nam - đất nước được mệnh danh là “con hổ đang lên” của châu Á.

Chia sẻ của Alex không chỉ mở ra những câu chuyện cá nhân của một chàng sinh viên Anh vượt hơn 10.000km tới Hà Nội mà còn phần nào thay đổi cách nhìn của công chúng về chất lượng giáo dục Việt Nam khi chương trình học của các trường đại học quốc tế trong nước được đánh giá không hề thua kém các trường đại học nước ngoài.

“Giáo viên tại BUV có nhiều kinh nghiệm và họ biết cách để đem lại những giá trị tốt nhất cho sinh viên, thúc đẩy sự phát triển của từng cá nhân người học. Đây là điều tôi rất trân trọng vì một chương trình học có chất lượng là điều tôi luôn quan tâm”, Alex khẳng định.

Trong mắt Alex, cậu chưa bao giờ quan ngại câu chuyện “ngược dòng” hay “xuôi dòng” của việc du học. Cũng như cơ hội kinh doanh, cơ hội theo đuổi các chương trình học chất lượng cũng có ở khắp nơi, không phải chỉ tại Anh Quốc.

“Tôi đặc biệt yêu thích một câu nói của Neale Donald Walsch: ‘Cuộc sống bắt đầu ở nơi tận cùng của vùng an toàn'. Với những bạn sinh viên đang cân nhắc du học, tôi mong các bạn có thể bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân và chắc chắn bạn sẽ không bao giờ hối hận”, Alexandru khẳng định. 

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".