Gia tăng các trường hợp trẻ xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày

Thời gian gần đây, khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp trẻ xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng.

Nhiều trường hợp trẻ xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng

Điển hình, trường hợp bệnh nhi (nam,14 tuổi) có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị khoảng vài tháng nay, đau chủ yếu khi đói, kèm theo ợ hơi, ợ chua.

Trước vào viện 5 ngày, trẻ đi ngoài phân đen toàn bãi, ngày 1-2 lần, kèm theo triệu chứng chóng mặt tăng dần. Khi nhập viện, người bệnh có triệu chứng thiếu máu rõ, da xanh, niêm mạc nhợt, Hb: 69 g/l, Hct: 21%.

Tại đây, bệnh nhi được chỉ định truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày tá tràng phát hiện ổ loét hành tá tràng kích thước 5mm, bờ phù nề, đáy có giả mạc trắng. Sau 7 ngày đều trị, trẻ được xuất viện và dùng thuốc theo đơn ngoại trú.

Gia tăng các trường hợp trẻ xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày -0
Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ (Ảnh:BVCC)

Trường hợp tiếp theo, bệnh nhi (nam, 12 tuổi) không có tiền sử bất thường, vào viện do nôn máu đỏ tươi khoảng 300 ml và chóng mặt nhiều. Trẻ có triệu chứng thiếu máu rõ: da xanh, niêm mạc nhợt, Hb: 74 g/l, Hct: 22%.

Người bệnh được truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày cấp cứu cho kết quả ổ loét mặt trước hành tá tràng kích thước 5mm, có điểm mạch, tiến hành tiêm Adrenalin quanh rìa ổ loét và đốt điểm mạch bằng Laser argon. Sau 8 ngày điều trị, trẻ ổn định, không có biểu hiện tái xuất huyết và được xuất viện.

Thêm trường hợp, bệnh nhi (nữ, 9 tuổi) không có tiền sử bất thường, vào viện do nôn ra dịch nâu và chóng mặt. Kết quả xét nghiệm Hb: 69 g/l, Hct: 22%.

Bệnh nhi được truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày cấp cứu thấy hành tá tràng có ổ loét kích thước khoảng 1 cm, bờ phù nề, đáy có cục máu đông, bác sĩ nội soi tiến hành phá cục máu đông, cầm máu thành công bằng đốt điểm mạch với Laser Argon và tiêm Adrenalin xung quanh ổ loét. Sau 8 ngày điều trị, trẻ được ra viện và dùng thuốc theo đơn ngoại trú.

Cần làm gì khi trẻ bị viêm loét dạ dày?

ThS.BS Phạm Văn Dương, khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, trẻ em ít gặp bệnh lý dạ dày - tá tràng hơn người lớn, do dạ dày trẻ chưa trải qua nhiều thử thách, tuy nhiễn vẫn có thể gặp viêm dạ dày cấp, mạn tính, viêm tá tràng cấp tính như ở người lớn.

Bên cạnh đó, viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ được phân thành hai nhóm như:

- Tiên phát: chủ yếu là mạn tính và tổn thương khu khú ở tá tràng mà đa số nhiễm Helicobacter pylori (vi khuẩn HP).

- Thứ phát: chủ yếu là cấp tính, thường khu trú ở dạ dày, đa số do stress cấp tính và sử dụng một số loại thuốc như Corticoid, thuốc chống viêm không steroid (NSAID)…

Gia tăng các trường hợp trẻ xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày -0
Viêm loét dạ dày tá tràng không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa)

ThS.BS Phạm Văn Dương chia sẻ, nếu viêm loét dạ dày tá tràng không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện đại tiện phân đen/máu hoặc nôn máu.

Các tổn thương dạ dày - tá tràng chẩn đoán được bằng nội soi tiêu hóa, đồng thời bác sĩ có thể lấy bệnh phẩm để chẩn đoán nguyên nhân hoặc thực hiện thủ thuật can thiệp cầm máu hiệu quả.

Đây là bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bên cạnh điều trị một số nguyên nhân có thể phát hiện được, chủ yếu là tiêu diệt H. pylori và các bệnh chính gây viêm loét.

Ngoài ra, chế độ sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ vào thành công của phác đồ điều trị. Do đó, người bệnh cần:

- Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia;

- Chú ý cho trẻ ăn đầy đủ 3 bữa chính, nên ăn đúng giờ. Chia nhỏ bữa trong ngày, không để quá đói hoặc ăn quá no. Khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kĩ;

- Hạn chế thức ăn chua, cay, nhiều dầu mỡ. Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh;

- Không cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử trong khi ăn;

- Không gây áp lực cho trẻ về cuộc sống, sinh hoạt, học tập, nên tạo tâm lý thoải mái qua đó giúp cho việc điều trị bệnh trở nên thuận lợi hơn.

Bác sĩ khuyến cáo, bố mẹ lưu ý khi trẻ bị một số biểu hiện như đau bụng dai dẳng, chóng mặt, da xanh, nôn máu, đại tiện phân đen, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, chậm tăng cân… cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.

Bộ Y tế tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2024
Sức khỏe

Bộ Y tế tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2024

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, bánh trung thu tăng đột biến. Bên cạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Quang cảnh lễ ký kết
Sức khỏe

Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ và Bệnh viện Trung ương Huế ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép thận

Ngày 12.9, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ Trần Quốc Luận cùng đoàn công tác của Bệnh viện đã có mặt tại Bệnh viện Trung ương Huế để tham quan học tập các kỹ thuật ghép thận, kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ – bỏng, đồng thời ký kết hợp đồng để Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện và chuyển giao kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ