Gần 500.000 trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi chưa được đến trường

Cả nước hiện có khoảng gần 500.000 trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi chưa được đến trường, chủ yếu ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long; bên cạnh đó có gần 800.000 trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số chưa được tới trường lớp, chưa tiếp cận được với giáo dục mầm non.

Ngày 26.7, tại Hải Phòng, Bộ Giáo dục vào Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Sơ kết kế hoạch phát triển giáo dục mầm non (GDMN) giai đoạn 2018-2025 (Quyết định số 1677/QĐ-TTG) và triển khai Quyết định số 1609/QĐ-TTG góp ý dự thảo Nghị quyết Quốc hội về thí điểm phổ cập GDMN.

Thực hiện Quyết định số 1677/QĐ-TTG về phát triển GDMN giai đoạn 2018-2025, các địa phương trên cả nước đã ban hành Kế hoạch triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể về phát triển GDMN. Các địa phương quan tâm đến phát triển GDMN về cơ sở vật chất, đội ngũ, chế độ tiền lương, phụ cấp đảm bảo chất lượng chăm nuôi trẻ.

Gần 500.000 trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi chưa được đến trường -0
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Thảo Nguyên

Tuy nhiên, tại Hội nghị, nhiều đại biểu băn khoăn về chế độ chính sách cho giáo viên mầm non cũng như những khó khăn cần được tháo gỡ.

Cụ thể, trên toàn quốc, đội ngũ giáo viên mầm non còn thiếu 51.388 người. Tình trạng giáo viên mầm non bỏ nghề sau dịch Covid-19 trở nên phổ biến; tỷ lệ giáo viên/lớp mới đạt bình quân 1,86 giáo viên/lớp (trong khi định mức quy định tối đa 2,5 giáo viên/lớp đối với nhà trẻ và 2,2 giáo viên/lớp đối với mẫu giáo).

Đặc biệt, chế độ chính sách, tiền lương giáo viên mầm non còn thấp, số giáo viên tiếp cận với lương hạng I, II còn ít.

Cùng với đó, mạng lưới GDMN ngoài công lập phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, khó phát triển ở nơi có điều kiện kinh tế khó khăn; khu công nghiệp, khu chế xuất thiếu trường, lớp mầm non.

Nhiều địa phương còn thiếu phòng học, tỷ lệ phòng học kiên cố còn thấp, nhiều phòng học tạm, học nhờ.

Đặc biệt, vẫn có khoảng gần 500.000 trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi chưa được đến trường, chủ yếu ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long; gần 800.000 trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số chưa được tới trường lớp, chưa tiếp cận được với GDMN.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh ghi nhận, đánh giá cao các đầu mối các Sở GD-ĐT đã cố gắng, coi trọng công tác tham mưu phối hợp và có những báo cáo, tham luận, góp ý, trao đổi hiệu quả, sáng tạo đạt mục tiêu đề ra.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng lưu ý các địa phương, thực hiện đề án của Chính phủ, bên cạnh việc triển khai các cơ chế, chính sách, các địa phương cần quan tâm, coi trọng công tác tuyên truyền cho cha mẹ trẻ hiểu để phối hợp tích cực với nhà trường, với ngành giáo dục đảm bảo môi trường tốt cho sự phát triển của trẻ giai đoạn đầu đời.

Giáo dục

Toàn cảnh Tọa đàm
Giáo dục

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa cho nhà giáo nói chung, với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt nói riêng để tương xứng với nhiệm vụ, đặc thù lao động. Đây là kiến nghị của đại biểu tại Tọa đàm việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Tỉnh Hà Giang, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức chiều 14.11, tại thành phố Hà Giang.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng
Giáo dục

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho rằng trong bối cảnh mới, thế mạnh của nhà trường nằm ở truyền thống đào tạo mỹ thuật ứng dụng, đã được khẳng định qua lịch sử 75 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu - những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024
Giáo dục

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024. Trong đó, 59 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình để trao giải bao gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 32 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu.

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?
Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.