Gần 2/3 số người hưởng trợ cấp thất nghiệp không có bằng cấp

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa công bố bản tin thị trường lao động Việt Nam quý I.2024. Theo đó, lao động không có bằng cấp, chứng chỉ chiếm gần 63% trong số hơn 168.000 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo ghi nhận của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, lượng lao động, số người có việc làm quý I.2024 tăng so với cùng kỳ năm trước. Lao động phi chính thức vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng hơn 3/5 tổng số lao động có việc làm của cả nước.

Trong quý I.2024, số lao động có việc làm đạt 51,3 triệu người, tăng 174.100 người so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương tiếp tục được cải thiện, đạt mức 8,5 triệu đồng/tháng, tăng 606.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Gần 2/3 số người hưởng trợ cấp thất nghiệp không có bằng cấp ảnh 1
Số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp không có bằng cấp chiếm tỷ lệ lớn. Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Cũng theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, quý I.2024, cả nước có hơn 168.000 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm hơn 81.000 người so với quý IV.2023. Trong số này, 62,9% lao động không có bằng cấp chứng chỉ; 17,2% trình độ đại học trở lên; trình độ cao đẳng chiếm 6,6%; trung cấp là 6,4% và sơ cấp là 6,7%.

Cũng trong quý I.2024, thị trường lao động biến động việc làm theo ngành so với quý IV.2024. Những ngành nghề tăng người lao động làm việc là dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 137 nghìn người; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 61 nghìn người; hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng... tăng 55 nghìn người; giáo dục và đào tạo tăng 50 nghìn người; vận tải, kho bãi tăng 29 nghìn người.

Trong khi đó, có 5 ngành giảm người lao động làm việc là xây dựng; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; thông tin truyền thông; hoạt động kinh doanh bất động sản.

Gần 2/3 số người hưởng trợ cấp thất nghiệp không có bằng cấp ảnh 2
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra dự báo về triển vọng thị trường lao động trong quý II. Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng thông tin về xu hướng tuyển dụng, tìm việc trên thị trường; trên cơ sở nghiên cứu từ mẫu doanh nghiệp đăng tuyển dụng lao động và thông tin người lao động tìm việc trên các website tuyển dụng trong quý I.2024.

Theo đó, xu hướng tuyển dụng và đặc điểm của người đi tìm việc làm có sự chênh lệch tương đối. Cụ thể, doanh tuyển dụng nhân sự có yêu cầu trình độ từ đại học trở lên chiếm 50,5%; trình độ cao đẳng, trung cấp là 44,0%; sơ cấp, không yêu cầu chuyên môn kỹ thuật là 5,5%. Trong khi đó, người đi tìm việc có trình độ đại học trở lên là 44,1%; trình độ cao đẳng, trung cấp 17,4%; không có bằng cấp, chứng chỉ 38,5%.

Về triển vọng thị trường lao động quý II.2024, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội dự báo 51,5 triệu người lao động có việc làm, tăng 200 nghìn người so với quý I.2024. Trong đó, có 3 nhóm ngành được dự báo nhu cầu việc làm tăng so với quý I.2024 là sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 2,6%; dệt may tăng 2,0%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 1,6%. Điều này đồng nghĩa, 3 nhóm ngành này sẽ được các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động tăng nhiều nhất trong tháng 6.2024.

Có 3 ngành nhu cầu việc làm được dự báo sẽ giảm tuyển dụng lao động trong quý II.2024 là in, sao chép bản ghi các loại giảm 3,8%; khai khoáng khác giảm 3,1%; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic giảm 1,5%.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.