Gai cột sống: Dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị

Gai cột sống thường có kích thước nhỏ, tiến triển âm thầm trong nhiều năm, triệu chứng thường không rõ ở giai đoạn đầu. Dấu hiệu gai cột sống thường gặp là đau, tùy vị trị gai xuất hiện sẽ có tình trạng đau khác nhau.

Gai cột sống là gì?

Theo các bác sĩ Bệnh viện quận 11- TP. Hồ Chí Minh: Gai cột sống hay gai đốt sống là tình trạng các đốt sống xuất hiện mỏm xương mọc chồi ra ngoài, thường ở các khu vực tiếp giáp với đầu đốt sống, đĩa đệm, dây chằng. Do gai cột sống chọc vào rễ thần kinh, mô mềm xung quanh nên gây đau. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên của con người, liên quan đến thoái hóa cột sống của con người.

Các nguyên nhân gây gai cột sống như:

Yếu tố gia đình: gia đình có nhiều người bị gai xương cột sống thì bạn thuộc nhóm nguy cơ cao.

Thoái hóa cột sống: theo thời gian của tuổi tác, sụn khớp dễ bị bào mòn, nứt vỡ nên để đảm bảo cột sống hoạt động được thì cơ thể sẽ kích hoạt canxi bồi đắp. Thế nhưng, nếu sự lắng đọng canxi quá mức ở các vị trí không cần thiết sẽ hình thành gai xương.

Viêm khớp cột sống mạn tính: bệnh khiến hai bề mặt đốt sống tiếp xúc và cọ xát lên nhau, và hình thành gai đốt sống.

Chấn thương: làm tổn thương đĩa đệm dẫn đến hình thành gai xương. Thói quen sinh hoạt: người vận động quá mức, không đúng tư thế, uống nhiều bia rượu khiến cột sống thoái hóa, tạo điều kiện cho gai cột sống xuất hiện.

Những người bị gai cột sống thường xuất hiện cơn đau cổ, vai gáy, thắt lưng (Ảnh: iStock)
Những người bị gai cột sống thường xuất hiện cơn đau cổ, vai gáy, thắt lưng (Ảnh: iStock)

Dấu hiệu bị gai cột sống

Các bác sĩ Bệnh viện Quận 11 chia sẻ về các vị trí gai cột sống thường gặp như:

Gai đốt sống cổ: các đốt sống cổ có nhiều dây thần kinh và mạch máu đi qua, gần não bộ và cột sống. Gai đốt sống cổ thường chèn ép lên dây thần kinh tương đối nguy hiểm. Bệnh thường được phát hiện khi chụp X-Quang, CT scanner, MRI. Giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng, khi có triệu chứng thì bệnh thường đã nặng.

Gai đốt sống ngực: ít gặp hơn gai đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng vì khu vực này ít bị ảnh hưởng thay đổi tư thế so với phần cổ và lưng. Bệnh xảy ra chủ yếu do tuổi già.

Gai đốt sống thắt lưng: cột sống thắt lưng nằm ở giữa khoảng cách từ xương sườn đến xương chậu nên chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Bệnh thường gặp nhất so với đốt sống cổ và đốt sống ngực và diễn tiến như bệnh mạn tính, gây biến dạng cột sống thắt lưng.

Những người bị gai cột sống thường xuất hiện cơn đau cổ, vai – gáy, thắt lưng hoặc cả tay lẫn chân nhưng thường ở giai đoạn trễ, trong khi giai đoạn sớm thường âm thầm. Tùy vào từng vị trí mà người bệnh có dấu hiệu khác nhau như:

Gai đốt sống cổ: đau nhức ê ẩm, tăng khi cử động mạnh hoặc thay đổi thời tiết. Ngoài ra, người bệnh có cảm giác mỏi vai gáy, bả vai, tê bì và bị hạn chế vận động vị trí này. Nhiều người có cảm giác cổ căng cứng, khó quay đầu sang hai bên, chóng mặt, buồn nôn, đau nửa đầu, đau buốt lan lên đến đỉnh đầu.

Gai đốt sống ngực: đau ở phần ngực, khu vực giữa hai bả vai hoặc hai bên xương sườn, có thể lan xuống chân, đau khi đi, chạy bộ, nhức khi uốn người về phía trước, yếu cơ tay, chân, cảm giác căng cứng, tê bì.

Gai đốt sống thắt lưng: cơn đau có thể lan rộng xuống chân và háng, nhất là khi khom lưng, xoay người, ngồi lâu, đứng lâu. Cơn đau kéo dài liên tục trên 6 tuần. Người bệnh còn mất cân bằng nên thường có xu hướng cúi về trước hoặc ngửa ra sau. Ngoài ra, tê bì tay chân, vẹo cột sống, khó hoặc mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện.

Các phương pháp điều trị

Các bác sĩ Bệnh viện Quận 11 nhận định, những đối tượng dễ bị gai cột sống gồm: người cao tuổi do quá trình lão hóa nên cột sống không còn vững chắc, đàn hồi nên dễ thoát vị đĩa đệm, gai cột sống; người ngồi nhiều, ít vận động hay ngược lại do vận động quá mức, mang vác nặng; người thừa cân béo phì nên cột sống gánh trọng lượng cơ thể quá nặng, dẫn đến thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống. 

Phác đồ điều trị gai cột sống hiện nay chủ yếu là dùng thuốc giảm đau trong các giai đoạn cấp tính kết hợp thay đổi lối sống. Các phương pháp điều trị gai cột sống như:

Dùng thuốc: người bệnh được bác sĩ kê đơn thuốc làm dịu các cơn đau tức thời. Với người bị gai xương chèn ép vào thần kinh gây đau thì cần nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. Nếu thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc tiêm steroid.

Tập thể dục thể thao, kết hợp vật lý trị liệu: bác sĩ sẽ tư vấn các bài tập phục hồi chức năng, áp dụng massage, vật lý trị liệu để cải thiện triệu chứng bệnh.

Phẫu thuật: nếu các biện pháp trên không hiệu quả hoặc gai xương đã quá to, dài chèn ép nghiêm trọng rễ thần kinh, tủy sống ảnh hưởng đến hoạt động thì phải phẫu thuật. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, gai xương vẫn có thể mọc lại ở vị trí cũ, do đó người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, chú ý tư thế khi làm việc để ngăn ngừa tái phát.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.