Du lịch chữa lành: Nghiên cứu kỹ trước khi khai thác

Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển du lịch chữa lành song để loại hình này đi đúng hướng, thu hút đối tượng khách chất lượng, cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa vào khai thác.

Du lịch chữa lành: Nghiên cứu kỹ trước khi khai thác -2
Ủy viên Ủy ban Kinh tế, TS. Vũ Tiến Lộc phát biểu tại tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm “Du lịch chữa lành” ngày 1.7, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua, với những điểm mới về visa sẽ tháo gỡ phần nào cho du lịch Việt Nam thời gian tới.

“Tuy nhiên, mở cửa và visa chỉ là thủ tục hành chính, quan trọng là nội lực của các doanh nghiệp, người làm du lịch. Hơn nữa, để gỡ những điểm nghẽn du lịch, cần thiết phải tổ chức hoạt động du lịch có giá trị gia tăng, tạo sự khác biệt, thu hút người tham gia du lịch. Điều chúng ta cần quan tâm hiện nay là chất lượng du lịch chứ không phải số lượng khách du lịch đến Việt Nam. Trong khi đó, du lịch nội địa đang chịu cảnh quá tải với ô nhiễm môi trường, khách du lịch đến rất đông nhưng chi tiêu ít… Vì vậy, cần phát triển các loại hình du lịch nhằm thu hút lượng khách chất lượng cao”, TS. Vũ Tiến Lộc lưu ý.

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, du lịch chữa lành là cách tiếp cận mới để phát triển thị trường khách du lịch chất lượng cao, bởi gần đây, nhất là sau dịch Covid-19, nhiều người quan tâm hơn đến sức khỏe, tìm đến phương pháp chữa lành tâm, thân, trí. Đây cũng là cách để chúng ta nâng cao sức khỏe, tìm kiếm hạnh phúc...   

Du lịch chữa lành: Nghiên cứu kỹ trước khi khai thác -0
Tọa đàm nhận được nhiều ý kiến từ các chuyên gia, nhà quản lý về du lịch

Chủ tịch kiêm Giám đốc Liên hiệp Khoa học Phát triển du lịch bền vững (STDe), TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh cũng bày tỏ, hầu hết quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang phát triển mất cân bằng, chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế, vật chất mà không chưa quan tâm đúng mức đến ổn định xã hội và môi trường.

“Bằng chứng là chỉ số GDP được coi trọng, còn các chỉ số hạnh phúc HPI hay GNH (liên quan đến ổn định xã hội và khai thác tài nguyên bền vững) thì chưa được quan tâm lắm, nên thế giới phải chịu rất nhiều hậu quả về môi trường, người dân sống trong tình trạng hoang mang, bất an, lo lắng…”, bà Hạnh cho hay.

Để tháo gỡ những vấn đề bức xúc của xã hội, con người cần những trải nghiệm để hiểu sâu hơn về giá trị cuộc sống, về bản chất của hạnh phúc và có được niềm tin từ bản thân. Cụ thể, theo bà Hạnh, cần hiểu giá trị của thiên nhiên và biết cách khai thác bền vững… thưởng thức cuộc sống bằng cái nhìn lạc quan và giữ được tâm an bằng cái nhìn hướng nội nhằm quản trị được sự thay đổi cảm xúc. "Đây là những yếu tố để du lịch chữa lành xuất hiện, góp phần giải quyết những nỗi đau tâm hồn, giúp cho con người được trở lại gắn kết với chính mình để lấy lại sự cân bằng, bình an và hạnh phúc trọn vẹn".

Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch chữa lành, như có nhiều điểm đến hoang sơ, thiên nhiên hài hòa, tươi đẹp, tài nguyên di sản, văn hóa, con người dồi dào. Sau dịch Covid-19, nhiều người sẵn sàng chi tiền cho các chuyến du lịch chữa lành và Việt Nam đang là đất nước được các nhà đầu tư thế giới hướng đến phát triển du lịch chữ lành trong tương lai. Chính vì vậy rất cần quan tâm đầu tư thị trường đang còn bỏ ngỏ này.

Du lịch chữa lành: Nghiên cứu kỹ trước khi khai thác -1
Theo bà Phan Thị Thái Hà, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, du lịch chữa lành cần được nghiên cứu đầy đủ nhằm hướng tới phân khúc khách hàng chi tiêu cao

Tuy nhiên, các chuyên gia, doanh nghiệp lưu ý, do còn những cách hiểu khác nhau giữa du lịch chữa lành, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch y tế, du lịch thiền…, nên loại hình này cần được nghiên cứu sâu hơn, nhằm lựa chọn giải pháp phát triển đúng hướng. Ví như, cần có sự phối hợp với ngành y tế để đưa ra các giải pháp chữa lành tâm, thân, trí; xây dựng liệu trình, bộ tiêu chí chuẩn hóa dịch vụ, quy trình khám, chữa bệnh tại những cơ sở du lịch; chính sách khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp đầu tư, xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước...    

Du lịch - Thể thao

Tây Ninh sôi động với chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đầu Xuân Ất Tỵ 2025
Văn hóa - Thể thao

Tây Ninh sôi động với chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Những ngày đầu năm mới 2025, tỉnh Tây Ninh đã khoác lên mình một diện mạo tươi mới, rực rỡ sắc màu với hàng loạt hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng Tết cổ truyền và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Không khí lễ hội tràn ngập khắp các con phố, làng quê, mang đến cho người dân một mùa xuân ấm áp, vui tươi và đầy ý nghĩa.

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí
Văn hóa - Thể thao

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí

Ngày 6.2, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.

Hoa cà phê – Bản tình ca trắng giữa núi rừng Tây Nguyên
Du lịch - Thể thao

Hoa cà phê – Bản tình ca trắng giữa núi rừng Tây Nguyên

Đến Tây Nguyên vào một ngày tháng hai, khi mùa hoa cà phê đang bắt đầu vào độ đẹp nhất. Từ những cung đường đất đỏ bazan dẫn vào buôn làng, những dải hoa cà phê hiện ra trước mắt mỗi người như một biển trời mây trắng xóa, trải dài tít tắp tận chân trời. Mùi hương của hoa lan tỏa trong không gian, ngọt ngào, dịu nhẹ nhưng cũng đủ khiến người ta ấn tượng.