Đồng Tháp: Sử dụng đất trên 30 năm, bỗng bị hàng xóm kiện đòi 1m đất

Ông Phan Huy Ích ở Đồng Tháp mua và sử dụng thửa đất hơn 1.800m2 từ năm 1991. Phần ranh tứ cạnh rõ ràng, thế nhưng mới đây, ông bị hàng xóm kiện đòi 1m đất, dù ranh đất giữa 2 nhà là con mương nước tồn tại hàng chục năm qua.

Quản lý sử dụng đất trên 30 năm 

Đồng Tháp: Sử dụng đất trên 30 năm, bỗng bị hàng xóm kiện đòi 1m đất
Ông Phan Huy Ích chỉ phần mé mương và hàng cây làm ranh đất tự nhiên giữa gia đình ông và bà Trần Thị Mỹ Lệ sử dụng ổn định trên 30 năm

Vụ việc nêu trên là của gia đình ông Phan Huy Ích (60 tuổi, xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) là bị đơn trong vụ kiện tranh chấp ranh quyền sử dụng đất với nguyên đơn là bà Trần Thị Mỹ Lệ cùng địa phương. Vụ án đã được Tòa án nhân dân (TAND) huyện Lai Vung đưa ra xét xử ngày 5.6.2023, tòa buộc gia đình ông Ích trả lại 1m đất chiều ngang, dài hơn 30m (tổng diện tích 31m2) cho bà Lệ, trong khi đất ông Ích sử dụng ổn định trên 30 năm.

Phản ánh với phóng viên, ông Ích cho biết, năm 1991, gia đình ông mua hơn 1.880m2 đất của ông Nguyễn Ngọc Chiếu (cùng địa phương với ông Ích). Phần đất có một cạnh tiếp giáp đất bà Biện Thị Tám – mẹ vợ bà Lệ. Ranh đất giữa hộ ông Chiếu và bà Tám là con mương nước, rộng khoảng 3m. Từ khi mua đất của ông Chiếu, ông Ích cấm cột đá từ mí mương nước và sử dụng ổn định cho đến nay.

Đến năm 2011, gia đình ông Ích đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng diện tích được cấp chỉ 1.685,4m2, ít hơn thực tế khoảng 196m2. Ông Ích cho rằng, do ở nông thôn, ranh đất tứ cạnh rõ ràng, căn cứ vào mương nước, cây me, cây xoài,… rồi cất nhà ở, không ai tranh chấp nên chẳng ai chạy hỏi chính quyền sao cấp đất thiếu so với thực tế.

Đồng Tháp: Sử dụng đất trên 30 năm, bỗng bị hàng xóm kiện đòi 1m đất
Đơn xác minh nguồn gốc đất của ông Phan Huy Ích được người dân và chính quyền địa phương xác nhận

Nói về nguồn gốc đất của mình, ông Ích cho biết: “Từ khi mua đất năm 1991, tôi cất nhà, mái lợp lá trên dịch tích 100m2 nằm cạnh con mương này, đồng thời tôi có trồng một hàng cây gồm: me, mận, nhãn, dừa để phân định ranh. Do đó, ranh đất giữa nhà tôi và bà Lệ đã có con mương và hàng cây phân định rõ ràng. Đến 2017, bà Lệ bơm cát, lắp cái mương và sử dụng mặt bằng đó. Nhưng chẳng hiểu sao, đến tháng 4.2023, bà Lệ kiện tôi ra tòa, cho rằng tôi lấn ranh qua bà 1m đất chạy dài hơn 30m? Giữa 2 phần đất là cái ao làm sao tôi lấn qua đất bà? Hơn nữa, từ mé nương nước tôi đã trồng hàng cây và cây vẫn tồn tại đến ngày nay. Tôi không thể dời cây qua đất bà Lệ được”

Đồng Tháp: Sử dụng đất trên 30 năm, bỗng bị hàng xóm kiện đòi 1m đất
Đơn trình bày của ông Nguyễn Ngọc Chiếu về nguồn gốc thửa đất bán cho ông Phan Huy Ích
Đồng Tháp: Sử dụng đất trên 30 năm, bỗng bị hàng xóm kiện đòi 1m đất
Trong đơn trình bày của ông Nguyễn Ngọc Chiếu có nói rõ ranh giới thửa đất bán cho ông Ích với bà Biện Thị Tám

Về quá trình sử dụng đất của ông Ích được người dân, người bán đất cho ông Ích xác nhận rõ ràng.  Cụ thể, ông Trần Thanh Hòa, xác nhận: “Tôi Trần Thanh Hòa (sinh năm 1952, nguyên là Phó Trưởng ấp Tân Quới, xã Phong Hòa), sinh sống ở đây từ nhỏ cho đến nay, xác nhận gia đình ông Phan Huy Ích đã canh tác sử dụng đất, xây nhà từ năm 1991 cho đến nay. Hiện trạng đất sử dụng thời điểm đó đến nay là đúng với hiện trạng đang sử dụng”,

Ông Chiếu là chủ đất cũ có đơn xác nhận nguồn gốc đất cho ông Ích: “Phần đất tôi bán cho vợ chồng ông Ích từ năm 1991 đến nay không dịch chuyển gì so với hiện tại. Phần ranh tiếp giáp phía Đông (giáp hộ bà Tám nay là bà Lệ) có một con mương lớn. Con mương rộng khoảng 3m, chạy dài ra phía sau thì nhỏ lại. Cho nên vị trí ranh đất của tôi được xác định từ mí bờ mương nước. Lúc tôi bán đất, vợ chồng ông Ích có cấm trụ đá tại mé mương, có sự chứng kiến của bà Tám và con bà Tám; đến nay trụ đá vẫn còn đúng vị trí ban đầu”.

Cần một bản án công tâm, khách quan

Đồng Tháp: Sử dụng đất trên 30 năm, bỗng bị hàng xóm kiện đòi 1m đất
Phần đất tranh chấp (tô vàng) giữa hộ ông Phan Huy Ích và bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ

Tại tòa, bà Lệ không chứng minh được quá trình sử dụng phần đất tranh chấp, bà chỉ cho rằng phần đất bà sử dụng được hưởng thừa kế từ mẹ chồng năm 1976; trong khi đó, năm 2007, bà mới về đây sinh sống. Về phần đất tranh chấp, bà Lệ cho rằng, ranh đất giữa bà và ông Ích là cái mương và cái mương là của bà. Khi san lấp cái mương thì còn cái bờ (1m đất đang tranh chấp) chạy dài ra phía sau là của bà. Trên cái bờ này có trồng mấy cây tràm, mận, dừa là của ông Ích?

Bà Lệ đã thừa nhận trên phần đất 1m chiều ngang chạy dài hơn 30m có trồng những cây tràm, dừa, me là của ông Ích. Những cây này đã tồn tại trên 30 năm, do đó, đây là cơ sở khẳng định ông Ích đã sử dụng phần diện tích này ổn định suốt 30 năm qua. “Nếu là đất của bà Lệ, vì sao suốt thời gian đó, bà không có đơn từ phản ánh hay ngăn chặn việc tôi sử dụng đất này?” Ông Ích đặt câu hỏi.

Theo bản án sơ thẩm, thẩm phán Nguyễn Cao Diễm – TAND huyện Lai Vung nhận định: “Qua đo đạc thực tế, chiều ngang thửa đất là 30,15m nhưng theo hồ sơ kỹ thuật thì chiều ngang mặt trước dài 19,66m là không phù hợp với hình thể thửa đất mà ông Ích trình bày. Hơn nữa, ông Ích trình bày mua đất của ông Chiếu khoảng 1.800m nhưng qua các lần cấp giấy, diện tích nhỏ hơn nhưng ông Ích không khiếu nại việc này mà cho rằng gia đình không xem tới, do thế chấp ngân hàng là không có cơ sở chấp nhận.

Từ những phân tích nhận định trên, HĐXX nhận thấy, bà Lệ yêu cầu xác định ranh giới quyền sử dụng đất giữa hộ ông Ích là đường nối từ các điểm M1,M13, M12, M11, M10 là có cơ sở. Buộc hộ ông Ích di dời cây trồng, trả lại diện tích 31m2 cho bà Lệ”. 

Về cơ sở pháp lý, HĐXX căn cứ vào một số điều Luật Dân sự, Điều 166 (Quyền chung của người sử dụng đất), Điều 203 (Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất) Luật Đất đai năm 2013, tuyên ông Ích trả lại 31m2 đất cho bà Lệ.

Đồng Tháp: Sử dụng đất trên 30 năm, bỗng bị hàng xóm kiện đòi 1m đất
Từ ngày ao nước được bà Lệ bơm cát san lấp, hai thửa đất mới liền kề nhau như thế này nhưng hàng cây bên đất ông Phan Huy Ích vẫn còn thẳng hàng, tạo ranh tự nhiên

Theo Luật sư Trần Công Tú, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ, theo quy định, phần đất đang tranh chấp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các đương sự không ai có một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì một trong căn cứ để giải quyết tranh chấp cũng xác định quyền sở hữu đó là chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra được quy định tại Điểm a, khoản 1, điều 91 Nghị định 43/2014 của chính phủ.

Như vậy, chứng cứ về nguồn gốc đất là gia đình ông Ích mua từ ông Nguyễn Ngọc Chiếu và được ông Chiếu cũng như những người chứng kiến thừa nhận và quá trình sử dụng ổn định lâu dài từ năm 1991 được người dân sinh sống lâu năm tại đó chứng kiến và có sự xác nhận của UBND xã Phong Hòa (tài liệu, chứng cứ liên quan đến nguồn gốc đất và quá trình sử dụng ổn định từ năm 1991 ông Ích đã cung cấp cho Hội đồng xét xử). Đây là chứng cứ quan trọng để HĐXX xem xét về nguồn gốc đất và quá trình sử dụng ổn định lâu dài của ông Phan Huy Ích từ năm 1991 cho đến nay.

Gia đình ông Ích cho rằng, ở nông thôn, 1m đất chiều ngang chạy dài 30m, giá trị không bao nhiêu tiền.Nhưng gia đình ông cần một bản án công tâm, khách quan để giữ tình làng nghĩa xóm, giữ cái đúng, cái thật mà dân trong xóm hầu như ai cũng tỏ tường về phần đất tranh chấp này. 

Hiện gia đình ông Phan Huy Ích đã kháng cáo bản án sơ thẩm lên tòa phúc thẩm. 

* Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả giải quyết vụ việc đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.