Đồng Nai: Tai nạn lao động 6 tháng đầu năm tăng đột biến

Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 195 vụ tai nạn lao động khiến 30 người chết, 205 người bị nạn. Qua phân tích ban đầu các vụ tai nạn gây tử vong, có 52% lỗi do người sử dụng lao động như thiếu biện pháp, quy trình làm việc, máy móc thiết bị chưa bảo đảm an toàn.

Tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2024 ở Đồng Nai tăng đột biến -0
Hiện trường vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh (huyện Vĩnh Cửu) khiến 6 người chết, 5 người bị thương. Ảnh: Văn Dũng

Tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Đồng Nai Khóa X, UBND tỉnh Đồng Nai đã có Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động 6 tháng đầu năm 2024.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 195 vụ tai nạn lao động khiến 205 người bị nạn; trong đó có 25 vụ khiến 30 người chết. Trong đó, 7 vụ tai nạn lao động xảy ra tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) làm chết 7 người, các doanh nghiệp ngoài KCN 18 vụ, làm chết 23 người.

Điển hình là vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 1.5 tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh (huyện Vĩnh Cửu) khiến 6 người chết, 5 người bị thương.

Qua phân tích ban đầu các vụ tai nạn gây tử vong có 52% lỗi do người sử dụng lao động như thiếu biện pháp, quy trình làm việc an toàn, máy móc thiết bị chưa đảm bảo an toàn…; 20% do lỗi người lao động vi phạm quy trình, biện pháp làm việc an toàn do người sử dụng lao động ban hành… và 28% do nguyên nhân khác.

Tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2024 ở Đồng Nai tăng đột biến -0
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền. Ảnh: Văn Dũng

Cũng trong 6 tháng đầu năm, Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai đã thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại 81 doanh nghiệp. Qua đó, xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 doanh nghiệp có các hành vi vi phạm như: không tổ chức huấn luyện về công tác an toàn, vệ sinh lao động; không nhận diện đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại nơi làm việc với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 587 triệu đồng.

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá, nguyên nhân dẫn đến số vụ tai nạn và số người chết tăng là do nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa chú trọng đầu tư cải thiện môi trường làm việc; chưa tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động hoặc có tổ chức huấn luyện nhưng không đầy đủ nội dung, thời gian, chương trình theo quy định.

Đại biểu HĐND tỉnh Đồng Nai Khóa X đánh giá tình hình tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 tăng đột biến. Ảnh: Văn Dũng
Đại biểu HĐND tỉnh Đồng Nai Khóa X đánh giá tình hình tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 tăng đột biến. Ảnh: Văn Dũng

Dù các cấp, các ngành đã nỗ lực tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động đến người sử dụng lao động, người lao động theo ngành lĩnh vực quản lý có tăng nhưng vẫn chưa phủ khắp đến toàn bộ doanh nghiệp trong tỉnh.

Mặc dù Luật An toàn, vệ sinh lao động đã có quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động rất cao, tuy nhiên nhiều tổ chức công đoàn cơ sở chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Do đó, mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý, hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở chưa đạt hiệu quả cao; chưa tuyên truyền, kiểm soát hết các quy trình về an toàn lao động trong đơn vị.

Ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của một bộ phận người lao động còn hạn chế, thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động như không chấp hành nội quy an toàn lao động, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, thao tác máy móc không đúng quy trình.

Số lượng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về pháp luật lao động nói chung, an toàn vệ sinh lao động nói riêng còn ít so với tổng số doanh nghiệp hiện có. Các biện pháp chế tài, xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động còn thấp, chưa đủ tính răn đe.

Tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2024 ở Đồng Nai tăng đột biến -0
Công nhân của Công ty TNHH Pouchen Việt Nam đi lên cầu vượt bộ hành để qua đường sau giờ tan ca. Ảnh: Văn Dũng

Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận tổ trước Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Đồng Nai Khóa X, các đại biểu cho rằng tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2024 tăng đột biến (tăng 14 vụ, tăng 19 người chết).

Đại biểu đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm các quy định an toàn, vệ sinh lao động, trong đó có việc kiểm định các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; việc thực hiện trang bị các thiết bị bảo hộ cho người lao động; việc bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.