Động lực mới...

Với 451/456 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, chiếm tỷ lệ 90,56%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, từ ngày 1.7.2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng. 

Nghị quyết quyết định chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21.5.2018 của Hội nghị lần thứ Bảy, Ban chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023. Tuy nhiên, Quốc hội quyết nghị từ ngày 1.7.2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp. Tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Bên cạnh đó, từ ngày 1.1.2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30.12.2021 của Bộ Chính trị. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở Trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW...

Đây là quyết định đã được cân nhắc một cách kỹ càng, dựa trên các "dữ liệu" về kết quả phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. Và dù mức tăng lương cơ sở lần này chưa đáp ứng được kỳ vọng nhưng phần nào cũng sẽ giảm bớt khó khăn, tạo động lực mới bởi lần tăng lương cơ sở gần đây nhất là ngày 1.7.2019, từ đó đến nay, do nhiều nguyên nhân, mức lương cơ sở vẫn giữ nguyên. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức; ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc, thậm chí dẫn đến tình trạng bỏ việc diễn ra thời gian qua.

Cụ thể, theo số liệu tổng hợp của UBND 63 tỉnh, thành phố các bộ, ngành Trung ương trong thời gian từ ngày 1.1.2020 - 30.6.2022 tổng số công chức, viên chức thôi việc là 39.550  người bằng 1,94% tổng biên chế công chức, viên chức. Trong đó công chức là 4.029 người chiếm 10% tổng số công chức, viên chức thôi việc, viên chức là 35.532 người chiếm 90% tổng số công chức, viên chức thôi việc. Ở Trung ương số thôi việc chiếm 18% và ở các địa phương chiếm 82%. Tính theo lĩnh vực, sự nghiệp giáo dục có 16.424 người bằng 41,53%, sự nghiệp y tế là 12.198 người bằng 30,84%.

Cho nên, như ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, dù việc công chức, viên chức dịch chuyển từ công sang tư là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường nhưng tình trạng nghỉ việc đồng loạt là vấn đề đáng quan ngại, là thách thức cho sự nghiệp công. Để khắc phục tình trạng này, trước tiên cần điều chỉnh lại mức lương cơ sở, thực hiện cải cách chính sách tiền lương; sửa đổi các quy định của pháp luật, tạo môi trường để công chức, viên chức yên tâm công tác, phát huy tài năng.

Việc trì hoãn tăng lương cơ sở thời gian qua là hợp lý. Nhưng khi các cân đối vĩ mô đã được bảo đảm, kinh tế đang trên đà phục hồi, phát triển nhanh và mạnh mẽ, việc Quốc hội quyết định tăng mức lương cơ sở từ ngày 1.7 tới là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).