Đổi thay trên quê hương Mẹ Suốt

Miệt mài chèo lái những chuyến đò đưa quân sang sông, Mẹ Suốt - người mẹ Anh hùng đã góp sức cùng quân dân tỉnh Quảng Bình đi đến thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ. Nay về quê Mẹ - Bảo Ninh, bến đò xưa nơi in bóng hình Mẹ đã trở thành địa chỉ đỏ về một thời hoa lửa. Những cây cầu và các dự án đầu tư được triển khai đang thức cả vùng bán đảo chuyển mình...

Người mẹ chở bộ đội sang sông trong bom đạn

Ngay giữa trung tâm TP. Đồng Hới là tượng đài Mẹ Suốt - “Một tay lái chiếc đò ngang/ Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày” trong những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu. Từ vị trí tượng đài Mẹ nhìn sang bên kia sông là bến đò xưa nơi Mẹ Suốt ngày đêm đưa những chuyến đò mang theo bộ đội, quân nhu và vũ khí kết nối giữa hai bờ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Men theo con đường lớn ven sông, rồi đi lên con dốc nhỏ ở thôn Trung Bính (xã Bảo Ninh), chúng tôi tìm về nhà Mẹ trong một chiều miền Trung nắng như đổ lửa. Nhà Mẹ đây và gian thờ Mẹ hàng ngày được cháu con chăm lo hương khói. Những bức ảnh tư liệu, những tấm bằng khen và cả cuốn sổ tri ân được nhiều lãnh đạo, du khách thập phương ghé thăm để lại lưu bút... đều được các cháu của Mẹ cẩn thận đóng khung, treo trên bức tường sơn trang trọng.

Gặp anh Trần Huy (sinh năm 1990), là cháu nội Mẹ Suốt, cũng là người thay cha anh (đã mất) chăm lo hương khói nơi thờ tự của gia đình, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện đầy xúc động. Trước khi giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc, Mẹ Suốt xung phong chèo đò đưa người sang sông ở tuổi đã sáu mươi. Mỗi ngày, Mẹ được hợp tác xã tính một công rồi quy thành thóc. Đến ngày đế quốc Mỹ thực hiện chiến tranh chống phá, Quảng Bình là tuyến đầu của hậu phương lớn miền Bắc, ngày đêm máy bay ném bom, nã đạn. Trong đó, các bến đò trở thành trọng điểm bắn phá. Người dân ở đây đều đi sơ tán, các vạn đò cũng xin đổi nghề. Riêng mẹ Suốt bám trụ lại làm nhiệm vụ vận chuyển, trở thành người nối huyết mạch giao thông cho kháng chiến trường kỳ. 

Từ bé trong câu chuyện được nghe từ cha mẹ và những người thân trong gia đình, anh Huy đã hình dung ngôi nhà nơi anh đang ở, nép sát bên bờ sông Nhật Lệ, giữa lằn ranh bom đạn quân thù. Anh mường tượng, khoảng cách từ bờ này sang bờ bên kia chỉ cách nhau tầm mắt nhưng con đò hàng ngày Nội chở bộ đội qua sông chẳng thể thẳng băng như ánh mắt nhìn. Nội phải men dưới bụi cây phủ mép sông, bơi lên phía Nam cách bến đò cả vài cây số rồi mới thăm dò địch mà chèo sang bên kia bờ. Bẹ cây dừa được tận dụng để ngụy trang màu áo xanh bộ đội, khi ra giữa sông thì máy bay ập đến, Nội lại hô bộ đội nép mình xuống thấp rồi ngước mắt theo dõi máy bay và lái con đò đi thật nhanh.

Ngày 7.2.1965, giặc Mỹ huy động 160 lần chiếc máy bay phản lực ồ ạt tấn công, đánh phá các vùng lân cận và thị xã Đồng Hới, mở màn cho cuộc chiến tranh leo thang phá hoại. Trên sông Nhật Lệ, bom đạn của Mỹ dội xuống dày đặc, tiếng nổ và cột nước vang lên đồng thanh dữ dội. Mẹ Nguyễn Thị Suốt vẫn một mình chèo đò chở bộ đội sang sông, bất chấp những lần máy bay nhắm rocket, bắn đạn 12 ly ngăn chặn. Con thuyền gỗ nhỏ được lái bằng sức người thô sơ nhưng vượt qua bom đạn hiện đại của đế quốc với tay đò của người nữ anh hùng.

Ngày 1.1.1967, mẹ được đi dự Đại hội Anh hùng - Chiến sĩ thi đua toàn quốc ở Thủ đô Hà Nội và được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì những thành tích phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Từ vùng đất anh hùng thành trung tâm du lịch lớn

Sau ngày ra thăm Thủ đô lần thứ 2 năm 1968, Mẹ Suốt trở về quê nhà đã lại đến ngay bến đò để tiếp tục chở bộ đội sang sông. Quay về, mẹ xách nải cói vào làng để biếu bà con chút quà từ Thủ đô nhưng không may, hai chiếc phản lực của giặc Mỹ từ biển lao đến thả hai quả bom lớn. Mẹ Suốt hy sinh sau chuyến đò cuối nhưng hình ảnh và tinh thần kiên cường chiến đấu của Mẹ thì sống mãi trong lòng Nhân dân Quảng Bình và cả nước. 

Bến đò xưa nơi Mẹ Suốt đưa bộ đội qua sông nay chỉ còn là chứng tích. Con đường đất đỏ cũng đã thay bằng tuyến đường nhựa hiện đại. Người dân trên bán đảo Bảo Ninh cho hay, mảnh đất này chỉ hơn chục năm về trước chỉ cát toàn cát, những con đường đất đỏ trải dài và bỏng rát gió Lào khi về hè. “Nắng nóng đến độ bước chân lên cát là bỏng, lũ trẻ con chúng tôi - lúc bấy giờ phải lấy bẹ dừa làm dép, bỏ xuống đất mới dẫm lên rồi đi tiếp. Không thì men theo bờ đá bên sông khi nước xuống mà đi cho mát”, anh Nguyễn Anh Tuấn, người dân xã đảo Bảo Ninh cho biết. Thời điểm bấy giờ cho tới tận những năm đầu 2000, người dân Bảo Ninh muốn sang bên kia sông vẫn phải di chuyển bằng đò.

Năm 2004, cầu Nhật Lệ -  cây cầu đầu tiên bắc qua sông Nhật Lệ với thiết kế 1 làn xe chính thức nối TP. Đồng Hới với Bảo Ninh đã trở thành cột mốc mới cho sự phát triển nơi xã đảo. Tiếp đó, những cây cầu khác lần lượt được qua hai bờ sông Nhật Lệ và các dự án đầu tư đã đánh thức vùng đất vốn chỉ có cát trắng, đất đỏ này thực sự chuyển mình. Bảo Ninh hôm nay đã là một trong những trung tâm du lịch năng động của TP. Đồng Hới; là nơi tọa lạc các dự án đầu tư có quy mô và mang tầm nhìn đưa địa phương trở thành địa chỉ du lịch nghỉ dưỡng tại miền Trung.

Theo Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh Nguyễn Quang Vũ, địa phương đang dần tiến tới trở thành đơn vị hành chính cấp phường, với diện mạo đô thị rõ nét. Cùng với đó, cơ cấu kinh tế của vùng cũng được xác định sẽ chuyển dịch theo hướng tăng cơ cấu du lịch, dịch vụ (chiếm 55%), hướng đến trở thành trung tâm du lịch phát triển. Riêng năm 2023, giá trị các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch của Bảo Ninh ước đạt 410 tỷ đồng; không chỉ tạo việc làm cho lao động địa phương mà còn cho các địa phương lân cận. “Với truyền thống cách mạng hào hùng, Nhân dân xã đảo Bảo Ninh tiếp tục phát huy ý chí quật cường, chăm chỉ cần cù; tập trung phát triển du lịch, đánh bắt thủy hải sản và phát triển các sản phẩm OCOP mang màu sắc địa phương”, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Quang Vũ cho biết.

Trong dòng chảy 420 năm lịch sử hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm ngày Quảng Bình quật khởi, Mẹ Suốt cùng quân và dân bán đảo Bảo Ninh là một phần của lịch sử và trở thành tiền đề cho tương lai phát triển của địa phương. Để những ngày sau, khi mạch giao thông hoàn thiện hiện đại, thông suốt, trên quê hương Quảng Bình quật khởi vẫn vẹn nguyên bóng dáng những chuyến đò Mẹ miệt mài đưa bộ đội qua sông. 

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.