Đổi tên Tổng cục Dạy nghề thành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Chiều 21.8, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) tổ chức triển khai Quyết định số 29/2017/QĐ-TTg ngày 3.7.2017 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) thuộc Bộ LĐ, TB&XH.

 Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung dự. Cùng dự có Nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội Nguyễn Thị Hằng; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành và các đơn vị thuộc Bộ LĐ,TB&XH.

Theo Quyết định số 29/2017/QĐ-TTg, Tổng cục Giáo GDNN là tổ chức thuộc Bộ LĐ, TB&XH, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ LĐ, TB&XH quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm) trong phạm vi cả nước; quản lý, thực hiện các dịch vụ công về giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, Tổng cục GDNN có 12 đơn vị gồm: Vụ Đào tạo chính quy; Vụ Đào tạo thường xuyên; Vụ Nhà giáo; Vụ Cơ sở vật chất và thiết bị; Vụ Công tác học sinh, sinh viên; Vụ Kỹ năng nghề; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Pháp chế - Thanh tra; Văn phòng; Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp.

Tổng Cục trưởng Nguyễn Hồng Minh báo cáo quá trình hình thành và phát triển của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Tổng Cục trưởng Nguyễn Hồng Minh báo cáo quá trình hình thành và phát triển của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN Nguyễn Hồng Minh cho biết, sau Cách mạng tháng 8.1945 đến nay, cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề đã qua nhiều lần thay đổi tên gọi, chức năng với tính chất và quy mô phát triển khác nhau. Từ chỗ chỉ có một bộ phận quản lý GDNN thuộc Bộ LĐ,TB&XH để đào tạo đội ngũ công nhân, cán bộ quốc phòng, y tế, nông nghiệp… theo hình thức trường lớp nhỏ, ngắn hạn, phân tán trong chiến khu, vùng tự do, vừa làm vừa học, coi trọng thực hành, gắn với thực tiễn, phù hợp với hoàn cảnh “toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”. Đến năm 1969, khi có Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật thuộc Bộ LĐ, TB&XH và đặc biệt, khi Chính phủ đổi tên thành Tổng cục Dạy nghề và chuyển về trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (năm 1978), cơ quan quản lý nhà nước về GDNN các cấp được củng cố, kiện toàn và có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Năm 1987, Tổng cục Dạy nghề sáp nhập vào Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, công tác quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nghề bị thu hẹp hơn và sau đó chỉ còn là một bộ phận trong Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, đại hóa đất nước; thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị, ngày 23.5.1998, Chính phủ đã thành lập Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐ, TB&XH. Những quyết định quan trọng trên đã tạo bước phát triển mới cho công tác quản lý nhà nước về GDNN trước ngưỡng cửa thế kỷ 21.

Sau khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã thảo luận, thống nhất và đồng thuận cao giao Bộ LĐ-TB&XH thống nhất quản lý nhà nước về GDNN trên phạm vi cả nước và ban hành Nghị định số 14/2017/NĐ-CP, trong đó đổi tên Tổng cục Dạy nghề thành Tổng cục GDNN; chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của Tổng cục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 29/2017/QĐ-TTg và có hiệu lực thi hành từ ngày 21.8.2017. Đây là niềm vui, vinh dự lớn của toàn ngành GDNN, đồng thời là trách nhiệm đòi hỏi thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao đối với Tổng cục và đội ngũ cán bộ, công chức.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao Quyết định thay đổi chức vụ lãnh đạo cho Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN Nguyễn Hồng Minh
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao Quyết định thay đổi chức vụ lãnh đạo cho Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN Nguyễn Hồng Minh

Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ LĐ, TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Tổng cục GDNN đã trải qua một quá trình phát triển với đủ bậc, thăng, trầm; đã đổi tên, đổi cơ quan quản lý nhiều lần, nhưng có điều không thay đổi đó là lo công ăn việc làm, dạy nghề cho học sinh, sinh viên và những người có nhu cầu, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Việt Nam. Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, từ khi Trung ương quyết định tái lập Tổng cục Dạy nghề, ngày nay là Tổng cục GDNN, với sự vào cuộc quyết liệt của các đồng chí Lãnh đạo Bộ các thời kỳ, GDNN đã có những bước phát triển vượt bậc, tích cực, được xã hội công nhận. Vai trò, vị trí của GDNN trong xã hội ngày càng nâng lên, cho chúng ta rất nhiều thời cơ và thách thức.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và các đồng chí Lãnh đạo khai trương biển tên mới của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và các đồng chí Lãnh đạo khai trương biển tên mới của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Bộ trưởng, mong muốn toàn Tổng Cục trưởng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về chất đối với GDNN để có một quyết tâm mới, cách làm mới, tư duy mới trong công việc. Trước hết, cần hoàn thành toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy, để hệ thống GDNN vận hành trong một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và thông thoáng nhất; sớm hoàn thiện quy hoạch mạng lưới GDNN theo hướng tinh gọn, chất lượng và thực chất. Đặc biệt, cần tập trung vào 10 nhóm giải pháp đổi mới phát triển GDNN, trong đó quan trọng nhất là tự chủ, kết nối doanh nghiệp, chuẩn hóa GDNN. Bên cạnh đó, Tổng cục cần hiểu rõ sự nghiệp GDNN không phải riêng của Tổng cục hay của Bộ LĐ, TB&XH mà cần để nó hòa chung trong nhận thức của toàn xã hội.

Xã hội

Phố đi bộ Nguyễn Huệ rực rỡ sắc màu lịch sử, điểm hút du khách tới check-in dịp 30.4
Xã hội

Phố đi bộ Nguyễn Huệ rực rỡ sắc màu lịch sử, điểm hút du khách tới check-in dịp 30.4

Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, phố đi bộ Nguyễn Huệ khoác lên mình diện mạo rực rỡ với loạt mô hình mang đậm dấu ấn lịch sử và khát vọng phát triển. Không gian này nhanh chóng trở thành điểm check-in hút khách, thu hút đông đảo người dân và du khách giữa lòng TP. Hồ Chí Minh.

Toàn cảnh chương trình
Đời sống

TV 360 phát động chương trình "Yêu nước theo cách của bạn"

Ngày 25.4, hòa chung không khí hào hùng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh Nước CHXHCN Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), TV360 - Ứng dụng nội dung số của Tổng Công ty Viễn Thông Viettel chính thức phát động chương trình "Yêu nước theo cách của bạn" với thông điệp: Mỗi người một cách thể hiện, cùng tạo nên bản đồ 360 độ yêu nước đủ đầy, toàn diện và không giới hạn.

Luật cần quy định rõ thời hạn để tránh trốn và chậm đóng bảo hiểm. Ảnh: htpldn.
Đời sống

Cần quy định rõ thời hạn để tránh trốn và chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp

Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp, đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông Trần Thị Thu Hằng thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Việc làm (sửa đổi). Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị dự thảo luật cần sửa đổi cụ thể một số nội dung để Luật được hoàn thiện hơn.

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5
Xã hội

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5

Thực hiện Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 17.4.2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 792/BKHCN-CVT đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai một số nội dung để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong dịp nghỉ lễ.

Khối nữ cảnh sát gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc. Ảnh: Văn Dũng
Xã hội

Sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước phục vụ đại lễ 30.4

Sau lệnh phát rền vang của chỉ huy, buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) được bắt đầu. Các khối hô vang tiến vào lễ đài. Dù trước đó trời bất ngờ đổ mưa nhưng không làm giảm khí thế hào hùng của buổi sơ duyệt.

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa
Môi trường

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa

Từ kinh nghiệm triển khai Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì, phối hợp triển khai cùng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF - Việt Nam) cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của truyền thông – giáo dục trong việc đồng hành cùng chính sách, khơi dậy ý thức trách nhiệm, thay đổi hành vi góp phần giảm rác thải nhựa.

Tháp biểu tượng The Pride cao 68m
Đời sống

Danko Riverside - Kỷ lục sống mới, niềm kiêu hãnh của Bắc Giang

Giữa làn sóng đô thị hóa mạnh mẽ tại Bắc Giang, Danko Riverside vươn lên như bản giao hưởng kiến trúc kiêu hãnh. Với quy hoạch bài bản và tầm nhìn chiến lược, dự án Danko Riverside đang từng bước ghi dấu những “kỷ lục” ấn tượng, góp phần nâng tầm vị thế Bắc Giang trên bản đồ bất động sản Việt Nam.

Chiếm dụng gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao làm điểm tập kết vật liệu xây dựng, xe tự chế hoạt động ngang nhiên
Xã hội

Chiếm dụng gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao làm điểm tập kết vật liệu xây dựng, xe tự chế hoạt động ngang nhiên

Thời gian gần đây, khu vực gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám – Văn Cao (Hà Nội), đoạn giáp ranh giữa phường Thụy Khuê và phường Liễu Giai, đang bị chiếm dụng để làm điểm tập kết vật liệu xây dựng và máy móc thi công. Tình trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân.

Ảnh minh họa
Xã hội

Sẽ ban hành kế hoạch quốc gia khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành thách thức môi trường nghiêm trọng tại nhiều đô thị lớn ở nước ta. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025 - 2030 nhằm kiểm soát các nguồn phát thải lớn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.