Sóc Trăng quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Là tỉnh có hơn 35% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó hơn 30% là đồng bào dân tộc Khmer, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS. Trong đó, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động được xác định là một công tác trọng tâm nhằm tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề, nâng chất giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các chủ trương, chính sách chăm lo, đầu tư cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh quan tâm thực hiện kịp thời, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực cho các DTTS. Ngày 9.7.2021, Tỉnh ủy Sóc Trăng ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU “Về lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”; ngày 24.2.2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 28/KH-UBND “Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2030”. Trên cơ sở đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở vùng đồng bào DTTS ngày càng gắn với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh và nhu cầu doanh nghiệp.

Tập huấn kỹ thuật nuôi ong lấy mật cho đồng bào dân tộc Khmer ở thị xã Vĩnh Châu
Tập huấn kỹ thuật nuôi ong lấy mật cho đồng bào dân tộc Khmer ở thị xã Vĩnh Châu

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, từ năm 2021 đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã chú trọng hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế, giúp đồng bào Khmer tăng thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa vùng đồng bào DTTS so với bình quân chung của tỉnh. Ở huyện Châu Thành, từ nguồn ngân sách trên 8 tỷ đồng, năm 2023 có 228 hộ dân tộc Khmer nghèo đã được hỗ trợ các phương tiện chuyển đổi nghề như xe ép nước mía, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, máy cắt cỏ, mua xe gắn máy làm dịch vụ vận tải… Từ năm 2022 đến nay, ở huyện Mỹ Tú có 48 hộ và huyện Mỹ Xuyên có 29 hộ dân tộc Khmer nghèo cũng đã được địa phương hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước để chuyển đổi nghề. Trong giai đoạn 2021 - 2023, cùng với việc hỗ trợ chuyển đổi nghề, tỉnh còn chỉ đạo 19 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn ưu tiên đào tạo nghề, trang bị kiến thức kỹ năng tay nghề, kỹ năng mềm cho 45.700 người, chủ yếu là người DTTS.

Song song đó, tỉnh chú trọng sắp xếp hệ thống giáo dục nghề nghiệp, việc làm trên địa bàn theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo được 29.705 người (trong đó, có 4.670 người là đồng bào DTTS); tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt trên 90% (trong đó, người DTTS sau học nghề có việc làm đạt trên 97,93%). Theo nhận định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng, chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm được nâng lên đã giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Gắn với thực tiễn, tăng cường hợp tác

Bên cạnh những thành tựu, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Đáng quan tâm là trình độ tay nghề của người lao động nói chung, người lao động DTTS nói riêng còn thấp, lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn nhiều. Chương trình, nội dung đào tạo nghề cho người lao động vùng DTTS chủ yếu liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và ngắn hạn, chưa mang lại hiệu quả bền vững. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển chậm, chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Ở nhiều địa phương, việc hỗ trợ, khai thác, phát huy nguồn lực lao động DTTS sau thời gian được học tập, đào tạo chưa thực sự hiệu quả.

Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Võ Thanh Quang, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động ở vùng đồng bào DTTS trong thời gian tới, trước hết, cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11.7.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIV “Về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”; triển khai thực hiện tốt Đề án Phát triển Trường Cao đẳng Nghề chất lượng cao, dự án ngành, nghề trọng điểm và các tiểu dự án, dự án, nội dung thành phần về giáo dục nghề nghiệp, việc làm thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm ở vùng đồng bào DTTS theo hướng xây dựng nội dung dễ xem, dễ nhớ, dễ hiểu; đa dạng về hình thức truyền thông (báo, đài phát thanh - truyền hình, mạng xã hội,…).

Song song với đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, giảng viên, giáo viên dạy nghề, đội ngũ tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động DTTS, cần đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo theo hướng sát hợp với nhu cầu học tập của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động tuyển sinh, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người lao động.

Đời sống

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG.
Đời sống

Cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới

Trước tình trạng buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu vẫn diễn ra rất phức tạp trên thị trường và qua không gian mạng. Trong đó, có cả thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng… Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG cho rằng: cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới theo hướng quy định rõ cấm hay cho phép sản xuất, kinh doanh thuốc lá thế hệ mới. Đồng thời, cần quy định rõ về chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán, vận chuyển thuốc lá thế hệ mới nhập lậu, bao gồm cả xử lý hành chính và xử lý hình sự; mức định lượng sản phẩm nhập lậu để xử lý hành chính, hình sự…

Triển khai ngay một số giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3
Đời sống

Triển khai ngay một số giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Ngày 17.9, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng chủ trì Hội nghị triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 26 điểm cầu chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng.