Sóc Trăng quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Là tỉnh có hơn 35% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó hơn 30% là đồng bào dân tộc Khmer, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS. Trong đó, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động được xác định là một công tác trọng tâm nhằm tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề, nâng chất giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các chủ trương, chính sách chăm lo, đầu tư cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh quan tâm thực hiện kịp thời, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực cho các DTTS. Ngày 9.7.2021, Tỉnh ủy Sóc Trăng ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU “Về lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”; ngày 24.2.2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 28/KH-UBND “Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2030”. Trên cơ sở đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở vùng đồng bào DTTS ngày càng gắn với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh và nhu cầu doanh nghiệp.

Tập huấn kỹ thuật nuôi ong lấy mật cho đồng bào dân tộc Khmer ở thị xã Vĩnh Châu
Tập huấn kỹ thuật nuôi ong lấy mật cho đồng bào dân tộc Khmer ở thị xã Vĩnh Châu

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, từ năm 2021 đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã chú trọng hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế, giúp đồng bào Khmer tăng thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa vùng đồng bào DTTS so với bình quân chung của tỉnh. Ở huyện Châu Thành, từ nguồn ngân sách trên 8 tỷ đồng, năm 2023 có 228 hộ dân tộc Khmer nghèo đã được hỗ trợ các phương tiện chuyển đổi nghề như xe ép nước mía, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, máy cắt cỏ, mua xe gắn máy làm dịch vụ vận tải… Từ năm 2022 đến nay, ở huyện Mỹ Tú có 48 hộ và huyện Mỹ Xuyên có 29 hộ dân tộc Khmer nghèo cũng đã được địa phương hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước để chuyển đổi nghề. Trong giai đoạn 2021 - 2023, cùng với việc hỗ trợ chuyển đổi nghề, tỉnh còn chỉ đạo 19 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn ưu tiên đào tạo nghề, trang bị kiến thức kỹ năng tay nghề, kỹ năng mềm cho 45.700 người, chủ yếu là người DTTS.

Song song đó, tỉnh chú trọng sắp xếp hệ thống giáo dục nghề nghiệp, việc làm trên địa bàn theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo được 29.705 người (trong đó, có 4.670 người là đồng bào DTTS); tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt trên 90% (trong đó, người DTTS sau học nghề có việc làm đạt trên 97,93%). Theo nhận định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng, chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm được nâng lên đã giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Gắn với thực tiễn, tăng cường hợp tác

Bên cạnh những thành tựu, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Đáng quan tâm là trình độ tay nghề của người lao động nói chung, người lao động DTTS nói riêng còn thấp, lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn nhiều. Chương trình, nội dung đào tạo nghề cho người lao động vùng DTTS chủ yếu liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và ngắn hạn, chưa mang lại hiệu quả bền vững. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển chậm, chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Ở nhiều địa phương, việc hỗ trợ, khai thác, phát huy nguồn lực lao động DTTS sau thời gian được học tập, đào tạo chưa thực sự hiệu quả.

Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Võ Thanh Quang, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động ở vùng đồng bào DTTS trong thời gian tới, trước hết, cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11.7.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIV “Về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”; triển khai thực hiện tốt Đề án Phát triển Trường Cao đẳng Nghề chất lượng cao, dự án ngành, nghề trọng điểm và các tiểu dự án, dự án, nội dung thành phần về giáo dục nghề nghiệp, việc làm thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm ở vùng đồng bào DTTS theo hướng xây dựng nội dung dễ xem, dễ nhớ, dễ hiểu; đa dạng về hình thức truyền thông (báo, đài phát thanh - truyền hình, mạng xã hội,…).

Song song với đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, giảng viên, giáo viên dạy nghề, đội ngũ tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động DTTS, cần đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo theo hướng sát hợp với nhu cầu học tập của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động tuyển sinh, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người lao động.

Đời sống

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh
Đời sống

"Cô đỡ thôn bản" - cánh tay nối dài của ngành y tế Yên Bái

"Cô đỡ thôn bản" là nhân tố quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Yên Bái. Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo, họ không chỉ hỗ trợ trực tiếp việc sinh nở cho các bà mẹ mà còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, như khám thai, tư vấn dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe... góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Đó là chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái với Báo Đại biểu Nhân dân.

Hà Nội khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo năm 2024
Đời sống

Hà Nội khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo năm 2024

Tối 11.10, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Thường Tín (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Thường Tín đã khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 nhằm kỷ niệm 70 năm giải phóng huyện Thường Tín (28.8.1954-28.8.2024) và 70 năm giải phóng Thủ đô (10.10.1954-10.10.2024).

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã hỗ trợ BVĐK tỉnh mổ một số ca bệnh khó
Đời sống

Nâng chất lượng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Việc làm tốt công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại đơn vị, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, góp phần giảm tải cho tuyến trên. Đó là ý kiến của GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế khi đến thăm và làm việc về công tác khám, chữa bệnh và nhu cầu đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tại đơn vị.

Kỹ năng lao động vẫn được đánh giá là yếu tố quan trọng để phát triển thị trường
Đời sống

Nhiều tín hiệu lạc quan từ thị trường lao động

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, thị trường lao động trong quý III.2024 đang có những chuyển biến tích cực. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động đều tăng so với quý trước và cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp trong độ tuổi lao động cũng đã giảm, mang lại những tín hiệu lạc quan cho thị trường lao động.

BIC tặng quà hấp dẫn mừng ngày Phụ nữ Việt Nam
Đời sống

BIC tặng quà hấp dẫn mừng ngày Phụ nữ Việt Nam

Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10, từ ngày 11.10.2024 đến ngày 31.10.2024, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình ưu đãi “Quà tặng bình an, gửi trao đến nàng”, áp dụng khi mua bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm ung thư trực tuyến.

Agribank ưu đãi lãi vay đối với khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão
Đời sống

Agribank ưu đãi lãi vay đối với khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão

Với mong muốn tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phục hồi, tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 5.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão với lãi suất chỉ từ 3,6%/năm.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thông tin về vấn đề biên chế công đoàn hiện nay
Đời sống

Tăng biên chế công đoàn đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động ngày càng tăng, việc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề xuất ở những doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên, cần bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách do tổ chức công đoàn trả lương được đánh giá là cần thiết. Điều này sẽ bảo đảm tiếng nói độc lập, mạnh mẽ của cán bộ công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.

Quảng Bình: “Đột phá” trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân tại huyện Quảng Ninh
Xã hội

Đột phá trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân tại huyện Quảng Ninh

Từ địa phương có tỷ lệ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thấp nhất toàn tỉnh, chỉ sau 2 ngày ra quân “tổng lực” phối hợp giữa BHXH huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cùng các đơn vị, huyện đã tăng thêm hơn 50% so với tỷ lệ trước; vượt tỷ lệ bình quân chung của toàn tỉnh và toàn quốc…

Bắc Ninh: Chủ động và trách nhiệm trong triển khai Đề án 1371
Đời sống

Bắc Ninh: Chủ động và trách nhiệm trong triển khai Đề án 1371

Trong suốt 3 năm triển khai Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), Ban Chỉ đạo Đề án 1371 tỉnh Bắc Ninh đã tích cực tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án; huy động tối đa mọi nguồn lực, nhân lực, hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.