Bài 2: “Lá chắn” nào bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?
Báo Đại biểu Nhân dân
Chúng ta cần phải tạo “vaccine số” cho trẻ em và người chưa thành niên nói riêng và người dân nói chung, những người tham gia vào hoạt động trên môi trường mạng. “Vaccine số” này khác với vaccine miễn dịch khác là không phải tiêm một lần, hai lần, ba mũi, bốn mũi là xong mà là một quá trình tiếp thu, học hỏi.
Quang cảnh tọa đàm Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Ảnh: Duy Thông
Đây là nhấn mạnh Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đặng Hoa Nam tại Tọa đàm Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Trẻ em cùng với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổ chức ngày 28.4, tại Hà Nội vừa qua.
Phải tạo “vaccine số” cho trẻ em
Nhấn mạnh hiện nay trẻ em đã trở thành đối tượng để những tội phạm hoạt động trên môi trường mạng lợi dụng, gây ra những hành vi xâm phạm và chiếm đoạt, lừa đảo về mặt kinh tế, ông Đặng Hoa Nam cho rằng, cần phải tạo ra giải pháp lâu dài bởi chúng ta sống trong một thế giới số, kinh tế số, xã hội số thì chúng ta phải có những công dân số. Những “công dân số” thì phải là những công dân ngay từ lúc còn nhỏ tuổi, ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là kể cả ở lứa tuổi mẫu giáo, mầm non chúng ta cũng phải có những bước đào tạo trở thành những công dân số. Trẻ em cần được trang bị kiến thức, các kỹ năng ứng xử, kỹ năng ở trên môi trường mạng; từ các hành vi văn hóa cho đến những hành vi cảnh giác như tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. “Không chỉ là ứng cứu, ứng phó mà chúng ta phải có sự phòng ngừa và ngăn chặn tốt hơn” – ông Đặng Hoa Nam nhấn mạnh.
Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đặng Hoa Nam chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Ông Nam cũng chia sẻ thêm, để hỗ trợ trẻ em, chúng ta đã có Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 do Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý. Đây là dịch vụ kết nối giữa yêu cầu, nhu cầu của người dân, của trẻ em, của các bậc cha mẹ đến các cơ quan chức năng để chúng ta có thể bảo vệ kịp thời trẻ em ở trong đời thực cũng như trên không gian mạng. Tổng đài ngoài chức năng là đường dây nóng, tiếp nhận các thông tin tố cáo, tố giác các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng còn tư vấn, hỗ trợ cho trẻ em, các bậc cha mẹ, người quan tâm đến bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trên môi trường mạng để chúng ta có thể thực hiện chuyển tuyến, chuyển hóa giữa các dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em. Đặc biệt là các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe tâm thần đối với trẻ em và kết nối giữa gia đình với nhà trường, với các dịch vụ xã hội khác để phòng ngừa tối đa nguy cơ trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng cũng như giải cứu kịp thời những trường hợp trẻ em không biết xử lý như thế nào khi bị bủa vây bởi những thông tin, hiện tượng bắt nạt trên môi trường mạng.
Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Đức Tuân chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Đồng quan điểm với ông Nam về việc cần phải triển khai đồng bộ các biện pháp để bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bị xâm hại trên môi trường mạng, ông Nguyễn Đức Tuân, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, quan trọng nhất là làm sao trang bị cho trẻ em một hệ miễn dịch và thường xuyên tiêm “vaccine số” cho trẻ để trẻ có một hệ miễn dịch thật tốt, có thể tự bảo vệ được mình trên môi trường internet.
Chỉ bảo vệ được trẻ khi có sự phối hợp của trẻ em, cha mẹ và nhà trường
Thực tế cho thấy, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không chỉ là mối quan tâm của mỗi gia đình mà đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Thoa cho rằng, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiện nay của các cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, về mặt pháp lý chúng ta đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nhằm triển khai các biện pháp để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Cùng với đó là các biện pháp về giáo dục, truyền thông và nâng cao nhận thức để giúp trẻ tự phân biệt được để tự bảo vệ mình. Song song với đó là giải pháp về mặt kỹ thuật, ngăn chặn, gỡ bỏ những thông tin độc hại, những thông tin xấu, hoặc dán những cảnh báo hạn chế độ tuổi đối với trẻ em. Ngoài ra, tổ chức mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em từ những bạo lực xâm hại và những tác hại, mặt trái của môi trường mạng.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Thoa chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Trong khi đó, đề cập đến “lá chắn” để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, ông Nguyễn Đức Tuân nhấn mạnh, công tác bảo vệ trẻ em chỉ có hiệu quả khi có sự hợp tác của tất cả thành phần, trong đó có chính trẻ em, cha mẹ và nhà trường.
Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Đức Tuân chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Cũng theo ông Tuân, đối với trẻ em cần hai chữ “C”, thứ nhất là phải “cẩn thận”, thứ 2 là phải “chia sẻ”. Cẩn thận là khi các cháu vào các nội dung truy cập cần xem nên vào hay không. Chữ “C” thứ 2 là “chia sẻ”, tức là khi các cháu gặp các sự cố thì phải chia sẻ với người thân của mình.
Đối với cha mẹ và giáo viên cũng cần 2 chữ "C", đó là “chú ý” và “che chở”. "Chú ý" là chúng ta phải để ý các cháu truy cập vào trang web nào, tương tác với ai trên môi trường mạng, kết bạn với ai? “Che chở” là khi các cháu gặp sự cố chúng ta phải thực sự là chỗ dựa cho các cháu. “Tránh tình trạng khi gặp sự cố, thay vì che chở lại làm những hành động gây tổn thương cho các cháu. Đây là điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh về các biện pháp bảo vệ trẻ em” – ông Tuân lưu ý.
Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Leo Thị Lịch: Phụ huynh học sinh phải là hạt nhân, là lá chắn đầu tiên bảo vệ con cái của mình
Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Leo Thị Lịch chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Để bảo vệ trẻ em, trong đó có trẻ em miền núi khỏi tình trạng xâm hại trên môi trường mạng, thời gian tới gia đình, nhà trường và xã hội cần có một số giải pháp cũng như định hướng. Trước hết, Chính phủ cần tăng cường công tác chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương phải có giải pháp chuyển biến thật căn cơ đối với công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Đó chính là trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống, trước hết là cho bậc phụ huynh. Phụ huynh phải là hạt nhân, là lá chắn đầu tiên bảo vệ con cái của mình.
Đối với nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có nội dung đào tạo liên quan đến kiến thức bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, đưa vào chương trình học tập ngoại khóa cũng như tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt đoàn, đội, thậm chí ở địa phương trong dịp nghỉ hè.
Ngày 30.4, Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ chính thức diễn ra, một số thông tin người dân cần biết để thuận lợi, an toàn khi đi xem diễu binh, diễu hành.
Trong nỗi khắc khoải tìm kiếm thông tin người thân hy sinh vì Tổ quốc của hàng ngàn gia đình, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã tiên phong ứng dụng kỹ thuật ADN, phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, hướng tới mục tiêu nhân văn: trả lại tên Anh hùng, xoa dịu nỗi đau và mang lại sự vẹn tròn cho thân nhân.
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách ở tỉnh Đắk Lắk đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Nguồn vốn ưu đãi không chỉ đến kịp thời với người nghèo và các đối tượng chính sách, mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.
Ngày 28.4, tin từ Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (C06), Bộ Công an cho biết: Từ 16.4 đến 16.5.2025), C06 phối hợp với Công an các đơn vị địa phương và đơn vị thu mẫu triển khai chương trình thu nhận cho gần 9.000 mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ.
Quý II.2025, Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu, rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo hướng dẫn giao thông, vị trí các bãi đỗ xe phục vụ Nhân dân, khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình.
Trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, toàn thể các Đảng viên trong Đảng ủy, Ban lãnh đạo, các Trưởng các Phòng/Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính cùng Giám đốc các Chi nhánh, các công ty con trong hệ thống Vietcombank vừa vinh dự tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Dịp lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, không khí mua sắm tại TP. Hồ Chí Minh càng nhộn nhịp, Cờ Tổ quốc, gấu bông hình chú bộ đội hút khách, các trung tâm thương mại, cửa hàng, quán ăn… đồng loạt tung ưu đãi để kích cầu tiêu dùng.
Hưởng ứng tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách an sinh xã hội trong thời kỳ chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025. Kế hoạch được xây dựng với nhiều điểm nhấn đổi mới, toàn diện và thiết thực, hướng tới mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, đồng thời lan tỏa sâu rộng các chính sách an sinh xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân.
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và ngày Quốc tế Lao động 1.5; đồng thời, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm chính sách an sinh xã hội cho người dân, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã khẩn trương triển khai kế hoạch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5.2025 sớm hơn thường lệ.
Tối 26.4, hàng vạn người dân đồ về phố đi bộ Nguyễn Huệ, bến Bạch Đằng và khu bờ sông Sài Gòn để chiêm ngưỡng những màn pháo hoa lung linh rực sáng trên bầu trời TP. Hồ Chí Minh.
Hòa trong không khí hân hoan của cả nước, những ngày này, Thủ đô Hà Nội, “trái tim” của cả nước khoác lên mình màu áo rực rỡ, hào hùng với sắc đỏ của cờ Tổ quốc, những biểu ngữ, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).
Ngày 26.4, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Tổng Công ty Điện lực miền Trung tổ chức lễ khánh thành công trình cấp điện làng Canh Tiến từ lưới điện quốc gia, dấu mốc 100% số hộ dân toàn tỉnh có điện sản xuất và sinh hoạt.
Ngày 26.4, hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2025), Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và Phóng viên thường trú (HĐND và PVTT), Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý I, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh Đắk Lắk, Krông Bông có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi cao hơn mặt bằng chung. Thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Krông Bông đã phát huy vai trò là “điểm tựa” quan trọng, kịp thời đưa dòng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng, góp phần hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ. Trong đó có việc phát hiện và ngăn chặn tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và sự bền vững của quỹ.
Phát biểu tại lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh, sự kiện là dịp quan trọng để tôn vinh những cống hiến không ngừng nghỉ của người lao động; khẳng định cam kết của Đảng, Nhà nước trong chăm lo đời sống, nâng cao kỹ năng, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của công nhân, góp phần xây dựng lực lượng lao động hiện đại, tiên phong trong thời đại số và phát triển bền vững.
Sáng nay, 26.4, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025.
UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành công văn nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp trong toàn tỉnh.
Tối 25.4, mặc dù đôi lúc có mưa nhưng rất đông người dân vẫn tập trung tại khu vực Bến Bạch Đằng (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để xem màn tập luyện bắn đại bác chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.