Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ chế đặc thù để thúc đẩy, gìn giữ và phát triển làng nghề

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.

Sáng 5.7, UBND TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn thành phố.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, các làng nghề đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động ở khu vực nông thôn. Quan trọng hơn, là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam; mang văn hóa ra thế giới, giao lưu với thế giới. Chủ tịch UBND thành phố cho rằng việc gìn giữ và phát huy các giá trị làng nghề là vấn đề đặt ra hiện nay.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ chế đặc thù để thúc đẩy, gìn giữ và phát triển làng nghề -0
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị đối thoại. Ảnh: V.T

Tuy nhiên, thực tế là có nhiều sản phẩm làng nghề có chất lượng rất tốt, được chứng nhận OCOP nhưng việc duy trì và phát triển thương hiệu lại chưa được quan tâm. Thậm chí “hàng thủ công mỹ nghệ nhiều sản phẩm lô đầu rất đẹp, nhưng lô sau lại làm ẩu. Lô sau đá lô trước làm mất khách hàng…”.

Phát biểu về những khó khăn tại hội nghị đối thoại, Giám đốc HTX Đức Anh Đồng Quang Chính đã nêu những khó khăn liên quan đến chi phí tham gia các chương trình xúc tiến, giao thương… Ông Chính đề nghị UBND thành phố cần tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa để các doanh nghiệp tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề tại các tỉnh, thành trên cả nước và nước ngoài, cũng như tạo ra nhiều sân chơi để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được giao lưu, xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng nhận được nhiều lượt ý kiến, kiến nghị liên quan đến các nội dung chính như Quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; các cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề về vốn vay, đào tạo... và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu.

Liên quan đến vấn đề chi phí tham gia các chương trình xúc tiến, giao thương… đại diện Sở Công Thương TP. Hà Nội cho biết việc hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại nước ngoài được hỗ trợ theo 2 hình thức: Nếu doanh nghiệp tham gia hội chợ có gian hàng sẽ được hỗ trợ 100% chi phí; Nếu doanh nghiệp tham gia hội chợ nhưng không có gian hàng sẽ được hỗ trợ chị phí đi lại, vé máy bay…

Về vấn đề vốn vay, đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hà Nội cho hay, ngành ngân hàng đã và đang triển khai nhiều chính sách và giải pháp tăng trưởng tín dụng; đẩy mạnh các giải pháp có tính khả thi đối với các gói tín dụng, chính sách ưu đãi góp phần hỗ trợ và tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với người dân, doanh nghiệp.

Thời gian qua, ngân hàng đã phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị tháo gỡ về vốn cho các doanh nghiệp, làng nghề; có chính sách, cơ chế điều chỉnh giãn, giảm thuế, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho các doanh nghiệp.

Đồng thời, có các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, khách hàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng bằng các giải pháp tiết kiệm chi phí, giảm lãi suất cho vay; có những gói tín dụng, sản phẩm vay ưu đãi tốt nhất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp làng nghề…

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ chế đặc thù để thúc đẩy, gìn giữ và phát triển làng nghề -0
Các doanh nghiệp, HTX đã phản ánh, kiến nghị nhiều vấn đề liên quan tại hội nghị đối thoại. Ảnh: ITN

Phát biểu kết thúc Hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh giá cao những ý kiến chia sẻ của các doanh nghiệp, HTX làng nghề. Đồng thời khẳng định, cấp ủy, cả hệ thống chính quyền từ thành phố đến quận, huyện rất quan tâm, tạo điều kiện để các làng nghề phát triển.

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận, có lúc có nơi sự quan tâm chưa đầy đủ của các cấp chính quyền khiến lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn; vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng với thế mạnh vốn có của các làng nghề và lợi thế của Thủ đô… Do đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, cần quan tâm hơn nữa đến các làng nghề. Phải nghĩ lớn làm lớn, hợp tác với nhau, đặc biệt trong vấn đề tiếp cận khoa học công nghệ, thị trường, xúc tiến thương mại quốc tế…

“TP. Hà Nội cũng cam kết luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô; tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp để hỗ trợ, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp làng nghề… tiến tới xây dựng Hà Nội "văn hiến, văn minh, hiện đại”, Chủ tịch UBND thành phố nói.

Hiện Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 331 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được thành phố công nhận. Giá trị sản xuất của các làng nghề Hà Nội hiện nay đạt hơn 24.000 tỷ đồng.

Xã hội

Lắp đặt nhà tạm đầu tiên khu tái định cư làng Nủ từ ngày 15.10
Xã hội

Lắp đặt nhà tạm đầu tiên khu tái định cư làng Nủ từ ngày 15.10

Báo cáo thủ trưởng Bộ Quốc phòng tại Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 9.2024 tổ chức hôm nay 3.10, Phó Tư lệnh Binh Đoàn 12 Nguyễn Thế Lực cho biết, theo kế hoạch, ngày 15.10 đơn vị thi công sẽ lắp đặt 4 nhà đầu tiên, quyết tâm ngày 30.11 cơ bản lắp xong 40 ngôi nhà cho khu tái định cư làng Nủ.

Công trường thi công Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng
Đời sống

Phấn đấu phát điện tổ máy 1 Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng trong tháng 11

Đây là một trong những mốc tiến độ được Phó Tổng Giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đặc biệt nhấn mạnh, khi giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án Điện 2 cùng các nhà thầu tại buổi kiểm tra công tác thi công và chủ trì Hội nghị Giao ban công trường Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng.

BHXH Việt Nam đã tích hợp, cung cấp 37 DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia.
Xã hội

Số hóa, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính

Với quyết tâm tạo đột phá, nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến theo chiều sâu, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam lấy việc hoàn thiện dữ liệu làm trung tâm, nền tảng cho hoạt động chuyển đổi số toàn diện. Đây là cơ sở quan trọng để liên thông, chia sẻ, phục vụ công tác quản trị và cải cách thủ tục hành chính (TTHC) toàn ngành.

Cảng nhập than Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân
Xã hội

Bảo đảm cung cấp đủ than cho sản xuất điện năm 2025

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thời gian qua, với sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa EVN với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc, các nhà máy nhiệt điện trong EVN đã được bảo đảm đủ nhiên liệu than cho phát điện. Các đơn vị đang tiếp tục đẩy mạnh phối hợp, thống nhất giải pháp để nâng cao chất lượng than, góp phần vận hành ổn định các tổ máy nhiệt điện.

Cải cách hành chính, chuyển đổi số góp phần giảm thời gian giải quyết hồ sơ, bảo đảm công khai, minh bạch.
Xã hội

Bảo hiểm xã hội Tuyên Quang: Cải cách hành chính, chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực

Nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng yêu cầu triển khai chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và tạo sự hài lòng cho doanh nghiệp cũng như người thụ hưởng; BHXH tỉnh Tuyên Quang đã và đang tập trung ưu tiên nguồn lực cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nỗ lực chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực.

Nhiều người cao tuổi vẫn có khả năng lao động và khát vọng cống hiến (ITN)
Đời sống

Thêm chính sách hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi

Việc làm cho người cao tuổi, đặc biệt tại các đô thị là vấn đề cấp bách trong bối cảnh Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất. Theo các chuyên gia, chỉ chưa đầy 15 năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có dân số già; tuy nhiên, vẫn có 2/3 số người cao tuổi không được hưởng trợ cấp xã hội phải sống dựa vào con cháu.

Công an huyện Hải Hà sử dụng thiết bị mô phỏng hướng dẫn thanh thiếu niên, học sinh đủ tuổi sử dụng xe máy, xe máy điện tham gia giao thông. Ảnh: Hồng Việt
Xã hội

Huyện Hải Hà: Công tác phổ biến giáo dục pháp luật phát huy được sức mạnh tổng hợp

Là địa phương có nhiều xã ven biển, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới… việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế, xã hội ở địa bàn. Bởi vậy, công tác này luôn được huyện quan tâm.

Một buổi tuyên truyền về BHXH tự nguyện tới người dân do BHXH tỉnh Thái Bình tổ chức. Ảnh: BHXH Thái Bình
Đời sống

Chính sách BHXH tự nguyện: Trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội

Cách đây 6 năm, vào thời điểm cuối năm 2019, toàn tỉnh Thái Bình có 14.795 người tham gia loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đến nay là gần 59.000 người, tăng gấp 4 lần. Một bằng chứng sinh động cho thấy chính sách BHXH đã thực sự đi vào cuộc sống, được người dân đón nhận tích cực và ngày càng phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội.

Ẩm Thực Cao Cấp Tại Nhà Hàng Vi Cá Thai Village
Đời sống

Ẩm Thực Cao Cấp Tại Nhà Hàng Vi Cá Thai Village

Tọa lạc tại trung tâm thành phố, nhà hàng Bào Ngư Vi Cá Thai Village đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê ẩm thực cao cấp. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian sang trọng và những món ăn bổ dưỡng cao cấp, Thai Village mang đến cho thực khách trải nghiệm ẩm thực Á Đông hoàn hảo.

Gian hàng Hoa Sen Home tại Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm hấp dẫn và trải nghiệm thú vị
Đời sống

Gian hàng Hoa Sen Home tại Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm hấp dẫn và trải nghiệm thú vị

Gian hàng trưng bày của hệ thống siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen Home đã khép lại, để lại nhiều kỷ niệm, sự tiếc nuối đối với bà con Đắk Lắk. Với hàng loạt quà tặng hấp dẫn cùng những sản phẩm chất lượng, gian hàng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo của khách tham quan, trở thành điểm nhấn nổi bật tại Quảng trường 10-3 (TP. Buôn Ma Thuột).

VietABank trao 10 ti vi cho các trường học và 16 suất học bổng cho học sinh tại huyện Thủy Nguyên
Đời sống

VietABank chung tay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi, phát triển sau bão Yagi

Trước những thiệt hại nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra, VietABank đã chủ động, kịp thời triển khai nhiều giải pháp từ giảm lãi suất cho đến các hoạt động an sinh xã hội nhằm chung tay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, phục hồi và phát triển sau bão.