Hội thảo góp ý dự thảo Đề án "Chuyển đổi số trong công tác PBGDPL giai đoạn 2025 - 2030"

Ngày 4.10, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo "Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)". Hội thảo do Phó Cục trưởng Cục PBGDPL (Bộ Tư pháp) Phan Hồng Nguyên chủ trì.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Phan Hồng Nguyên cho biết, thực hiện Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 12.5.2023 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-TW; Bộ Tư pháp đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có liên quan để xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Chuyển đổi số trong công tác PBGDPL giai đoạn 2025 - 2030". Để hoàn thiện dự thảo Đề án, thời gian qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều hội thảo và lấy ý kiến nhiều chuyên gia.

Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL, đại diện Cục PBGDPL cho biết, qua tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2012 có thể thấy, công tác PBGDPL đã được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, cơ sở quan tâm tổ chức triển khai thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, theo quy định tại Điều 11 Luật PBGDPL năm 2012.

Đồng thời, kết hợp giữa hình thức PBGDPL truyền thống với áp dụng hình thức, cách thức PBGDPL mới; trong đó, có ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong PBGDPL và đạt được những kết quả cụ thể.

20241004-084131-8953.jpg
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Dương Cầm

Hiện nay, tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể và 63/63 địa phương đã có Cổng/Trang Thông tin điện tử có tin, bài, hỏi đáp pháp luật; trong đó, có 7 bộ, ngành và 46 địa phương đã vận hành Cổng/Trang Thông tin điện tử PBGDPL; 17 địa phương còn lại đang vận hành chuyên mục PBGDPL thuộc Cổng/Trang thông tin điện tử của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể.

Nguồn nhân lực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL được từng bước tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với cơ quan thông tấn báo chí và các trang mạng xã hội đang ngày một bài bản, chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong PBGDPL vẫn còn những tồn tại; như: Nhận thức về chuyển đổi số trong PBGDPL còn hạn chế, chưa thống nhất nên việc triển khai nhiệm vụ này chưa tương xứng với yêu cầu thực tế; chất lượng, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương; việc vận hành Cổng/Trang thông tin điện tử PBGDPL tại một số bộ, ngành, địa phương còn mang tính hình thức, chưa thực chất, hiệu quả...

Chính vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực PBGDPL vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp, nhằm tiếp tục đổi mới công tác PBGDPL được đặt ra trong Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12.5.2023 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW. Trong đó, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án "Chuyển đổi số trong công tác PBGDPL" vào năm 2024.

Hội thảo đã lắng nghe Tham luận "Kết quả thực hiện các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL trên địa bàn TP. Hà Nội và một số đề xuất, kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này trong thời gian tới" do đại diện Sở Tư pháp TP. Hà Nội trình bày; tham luận "Ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL và nền tảng thi trực tuyến" với sự trình bày của ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Trung tâm Giải pháp Giáo dục, Khối Chính phủ, Công ty TNHH FPT IS... và ý kiến góp ý của các chuyên gia, đại diện các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp Hải Phòng, Vĩnh Phúc.

Các đại biểu tham dự đã tích cực trao đổi, chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn, đề xuất những ý kiến có giá trị để hoàn thiện dự thảo Đề án. Trong đó, có ý kiến cho rằng, cần tiếp tục rà soát nhiệm vụ, giải pháp và nghiên cứu lộ trình thực hiện để bảo đảm tính khả thi, có tính đến đặc thù vùng - miền, đối tượng đặc thù, nhất là đối tượng người dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; xem xét về phạm vi, quy mô cũng như các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện; cân nhắc một số giải pháp phù hợp cho các đối tượng cụ thể như người khuyết tật; mở rộng đối tượng thực hiện Đề án không chỉ là người trong độ tuổi lao động như quy định tại dự thảo.

Đời sống

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
Đời sống

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai. Đây là cột mốc ý nghĩa khi công trình hoàn thành ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954 – 21.12.2024), thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ ngành Điện đối với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) lịch sử.

Vẫn diễn ra tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc ở nhiều nơi trên cả nước
Đời sống

Cần chấm dứt tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc

Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Tổng cục Thống kê thực hiện, Việt Nam hiện có 1,031 triệu trẻ em tham gia lao động, trong đó, có một nửa các em đã bỏ học hoặc chưa từng tới trường. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm, dù là nguyên nhân gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì tầm vóc Việt nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng trao.
Đời sống

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam

“Trong 10 năm từ 2025 - 2034, mục tiêu của Quỹ Vì tầm vóc Việt là trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ”, bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, chia sẻ nhân dịp Quỹ kỷ niệm 10 năm thành lập.