Địa phương nào làm tốt việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo?

Một số tỉnh thực hiện tốt việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là: Hà Giang 3.801 hộ, đạt 93% kế hoạch (giải ngân 74%); Quảng Ngãi 1.490 hộ, đạt 97% kế hoạch (giải ngân 40%), Yên Bái (giải ngân 100%), Ninh Thuận (100%)..., theo Bộ Xây dựng.

Thực hiện dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong 9 tháng đầu năm, các tỉnh đã và đang hỗ trợ cho 17.072 hộ, đạt 53% kế hoạch năm 2024 (32.123 hộ).

Số liệu này được công bố tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (dự án 5) do Bộ Xây dựng tổ chức.

a46d17d5b46d12334b7c-4445.jpg
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh chủ trì hội nghị

Kết quả giải ngân vốn được cấp từ ngân sách trung ương là khoảng 449,35 tỷ đồng, đạt 34,4% kế hoạch năm 2024; vốn ngân sách địa phương đã giải ngân là 18,469 tỷ đồng.

Một số tỉnh thực hiện hỗ trợ, giải ngân tốt như: Hà Giang 3.801 hộ đạt 93% kế hoạch (giải ngân 74%), Quảng Ngãi 1.490 hộ đạt 97% kế hoạch (giải ngân 40%), Yên Bái (100%), Ninh Thuận (100%).

Một số tỉnh thực hiện hỗ trợ, giải ngân thấp như: Lạng Sơn: 64 hộ (giải ngân 2%), Thanh Hóa: 375 hộ (giải ngân 6%), Đăk Nông: 50 hộ (giải ngân 17,8%), Bắc Kạn: 123 hộ (giải ngân 14%), Lai Châu (giải ngân 18,3%), Sơn La (giải ngân 21,9%), Đăk Lắk (giải ngân 17,8%). Các tỉnh: Tuyên Quang, Hòa Bình, An Giang chưa thực hiện giải ngân.

Lũy kế kết quả thực hiện dự án 5 từ đầu Chương trình đến nay, các tỉnh trên cả đã hỗ trợ cho 43.754 hộ, đạt 47,5% (43.754/92.117 hộ) so với số liệu Đề án của các tỉnh; đạt 34,51% (43.754/126.780 hộ) so với kế hoạch giai đoạn 2022-2025 của Chương trình. Số vốn cấp từ ngân sách Trung ương đã giải ngân khoảng 1.208 tỷ đồng, đạt 51,93% (1.208/2.326 tỷ đồng).

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, bên cạnh những kết quả tích cực, việc thực hiện hỗ trợ của cả chương trình còn thấp, chưa đồng bộ với kết quả hỗ trợ. Công tác phân bổ vốn hỗ trợ từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã vẫn còn chậm, nhiều địa phương mất thời gian từ 3-5 tháng.

Việc đối ứng của ngân sách địa phương còn thiếu và chưa đồng bộ với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Hhuy động các nguồn vốn hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân theo hướng xã hội hóa tại các địa phương còn hạn chế. Một số nhà ở còn chưa đảm bảo chất lượng theo quy định.

Tại hội nghị, đại diện tỉnh Tuyên Quang cho biết, địa phương gặp khó khăn do phần lớn hộ dân là dân tộc thiểu số, dẫn đến sai lệch thông tin về tên và năm sinh. Bên cạnh đó, Chính phủ chưa có chính sách riêng cho hộ nghèo tại các huyện nghèo để vay vốn ưu đãi.

Tuyên Quang kiến nghị thay đổi đối tượng thụ hưởng trong công tác hỗ trợ nhà ở giai đoạn 2023 – 2025; đề xuất Bộ Xây dựng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng chính sách cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi từ ngân sách xã hội, đồng thời xem xét hỗ trợ cho các hộ mới thoát nghèo.

Theo đại diện tỉnh Nghệ An, địa phương gặp khó trong việc thực hiện dự án hỗ trợ nhà ở do số nhà dột nát gia tăng, nguồn vốn thiếu hụt và mức hỗ trợ xây dựng thấp. Giá vật tư tăng cao và điều kiện vận chuyển từ trung tâm đến các xã vùng sâu, vùng xa khiến mức hỗ trợ 40 triệu đồng trở nên khó thực hiện. Nhiều hộ nghèo và cận nghèo không có khả năng lao động, trình độ hạn chế dẫn đến tiến độ triển khai chậm.

Để khắc phục khó khăn, Nghệ An kiến nghị giao cho huyện điều chỉnh đề án cho phù hợp với thực tế; đề xuất Bộ Xây dựng báo cáo Quốc hội nâng mức hỗ trợ và phê duyệt sớm Đề án hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ; rà soát lại danh sách đối tượng được hỗ trợ.

Đồng tình với ý kiến của tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa mong muốn Bộ Xây dựng xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ mở rộng điều kiện, tiêu chí hỗ trợ để tăng số lượng được thụ hưởng, mức hỗ trợ để thụ hưởng.

Một số địa phương như Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lạng Sơn cũng đề xuất có hướng dẫn để giao UBND cấp huyện thực hiện rà soát các đối tượng được hỗ trợ; xem xét, đánh giá tổng thể chương trình có thể tăng mức hỗ trợ; cần có sự linh hoạt trong Đề án…

Để dự án 5 được triển khai hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề nghị các địa phương nhanh chóng rà soát lại số lượng, danh mục đối tượng thụ hưởng, hình thức hỗ trợ trong năm 2024 và cho toàn bộ Chương trình.

Đồng thời rà soát toàn bộ nội dung Đề án, có sự điều chỉnh, làm rõ, khẩn trương phê duyệt lại đảm bảo đúng thời gian, quy định. Xem xét lại vốn ngân sách đã được phân bổ, cần phân bổ nguồn vốn đến từng xã, huyện và kêu gọi các tổ chức chính trị xã hội cùng chung tay hỗ trợ đa dạng bằng nhiều cách khác nhau như góp công, góp vật chất, vật liệu… Trong đó, chú ý sắp xếp thứ tự ưu tiên trong hỗ trợ đối với hộ nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành, nhất là những người thực sự khó khăn về nhà ở.

Về mức hỗ trợ, Bộ Xây dựng ghi nhận ý kiến của các địa phương, sẽ có báo cáo với Chính phủ, Quốc hội, từ đó điều chỉnh tổng thể, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Với những vấn đề khác còn khó khăn, các địa phương cần trao đổi trực tiếp với Bộ Xây dựng để có hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.

Xã hội

Công an huyện Hải Hà sử dụng thiết bị mô phỏng hướng dẫn thanh thiếu niên, học sinh đủ tuổi sử dụng xe máy, xe máy điện tham gia giao thông. Ảnh: Hồng Việt
Xã hội

Huyện Hải Hà: Công tác phổ biến giáo dục pháp luật phát huy được sức mạnh tổng hợp

Là địa phương có nhiều xã ven biển, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới… việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế, xã hội ở địa bàn. Bởi vậy, công tác này luôn được huyện quan tâm.

Một buổi tuyên truyền về BHXH tự nguyện tới người dân do BHXH tỉnh Thái Bình tổ chức. Ảnh: BHXH Thái Bình
Đời sống

Chính sách BHXH tự nguyện: Trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội

Cách đây 6 năm, vào thời điểm cuối năm 2019, toàn tỉnh Thái Bình có 14.795 người tham gia loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đến nay là gần 59.000 người, tăng gấp 4 lần. Một bằng chứng sinh động cho thấy chính sách BHXH đã thực sự đi vào cuộc sống, được người dân đón nhận tích cực và ngày càng phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội.

Ẩm Thực Cao Cấp Tại Nhà Hàng Vi Cá Thai Village
Đời sống

Ẩm Thực Cao Cấp Tại Nhà Hàng Vi Cá Thai Village

Tọa lạc tại trung tâm thành phố, nhà hàng Bào Ngư Vi Cá Thai Village đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê ẩm thực cao cấp. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian sang trọng và những món ăn bổ dưỡng cao cấp, Thai Village mang đến cho thực khách trải nghiệm ẩm thực Á Đông hoàn hảo.

Gian hàng Hoa Sen Home tại Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm hấp dẫn và trải nghiệm thú vị
Đời sống

Gian hàng Hoa Sen Home tại Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm hấp dẫn và trải nghiệm thú vị

Gian hàng trưng bày của hệ thống siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen Home đã khép lại, để lại nhiều kỷ niệm, sự tiếc nuối đối với bà con Đắk Lắk. Với hàng loạt quà tặng hấp dẫn cùng những sản phẩm chất lượng, gian hàng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo của khách tham quan, trở thành điểm nhấn nổi bật tại Quảng trường 10-3 (TP. Buôn Ma Thuột).

VietABank trao 10 ti vi cho các trường học và 16 suất học bổng cho học sinh tại huyện Thủy Nguyên
Đời sống

VietABank chung tay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi, phát triển sau bão Yagi

Trước những thiệt hại nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra, VietABank đã chủ động, kịp thời triển khai nhiều giải pháp từ giảm lãi suất cho đến các hoạt động an sinh xã hội nhằm chung tay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, phục hồi và phát triển sau bão.

Sắp diễn ra chuỗi sự kiện Chương trình tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024
Đời sống

Sắp diễn ra chuỗi sự kiện Chương trình tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024

Ngày 4.10, theo thông tin từ Ban tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024, trong 2 ngày, 13 - 14.10, tại Thủ đô Hà Nội, nhân kỷ niệm 94 Năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14.10.1930 – 14.10.2024), chuỗi Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024 với nhiều sự kiện nổi bật sẽ chính thức diễn ra.

Phát huy sức mạnh toàn dân trong phòng cháy, chữa cháy
Xã hội

Phát huy sức mạnh toàn dân trong phòng cháy, chữa cháy

Trực tiếp cứu chữa hàng trăm vụ cháy, vụ tai nạn trên địa bàn thành phố Hà Nội, tham gia chi viện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy đó là những chiến công tiêu biểu của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Công an TP. Hà Nội. 

Hội đồng PBGDPL tỉnh kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024.
Đời sống

Tiền Giang: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Thực hiện Kế hoạch số 210/KH-HĐPH ngày 4.6.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Đoàn kiểm tra của tỉnh Tiền Giang đã tiến hành kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở tại Sở Thông tin và Truyền thông; huyện Cái Bè (cùng 3 xã Tân Hưng, Mỹ Lợi B, Đông Hòa Hiệp); thành phố Gò Công (cùng 4 đơn vị cấp xã Bình Đông, Bình Xuân, Long Hòa, Long Thuận) và UBND xã Thành Công thuộc huyện Gò Công Tây.

Hà Nội: Quản lý chặt chẽ đấu giá quyền sử dụng đất, tránh tình trạng 'sốt đất ảo'
Xã hội

Hà Nội: Quản lý chặt chẽ đấu giá quyền sử dụng đất, tránh tình trạng 'sốt đất ảo'

Tại cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV vừa qua, nhiều cử tri cho rằng, tại nhiều dự án đấu giá đất hiện nay, có tình trạng đẩy giá đất lên cao để trục lợi; do đó cần có giải pháp quản lý chặt chẽ hơn, tránh tình trạng “sốt đất ảo”.

Tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người
Xã hội

Tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người

Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam vừa triển khai dự án hợp tác 2 năm nhằm nâng cao năng lực phòng, chống mua bán người ở khu vực biên giới cửa khẩu và trên biển của Việt Nam.

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại hộ gia đình
Xã hội

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại hộ gia đình

Với mục tiêu giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn và các tai nạn về điện trong nhân dân, qua đó bảo đảm cho lưới điện vận hành an toàn, ổn định và liên tục, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân có thêm thông tin, kiến thức cần thiết, tránh xảy ra sự cố cháy nổ, tai nạn trong sử dụng điện.