Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam (1943 - 2023)

Định hướng xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam thời kỳ đổi mới

Chiều 1.3, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức tọa đàm khoa học “Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua”.

Định hướng xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam thời kỳ đổi mới -0
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tọa đàm

Tham dự tọa đàm có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và TP. Hà Nội, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cho biết, lần đầu tiên Đảng cộng sản Đông Dương nêu lên một văn kiện có tính chất như một cương lĩnh văn hóa; xác định nội dung, tính chất, tổ chức, định hướng phát triển của một cuộc cách mạng văn hóa chỉ có thể gắn với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tương lại của nền văn hóa ấy sau khi cách mạng đã thành công…

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Đề cương đã khẳng định các nguyên tắc, tính chất, nội dung, nhiệm vụ của cách mạng văn hóa của nước ta lúc đó và nhiều năm sau.

“Đề cương về văn hóa Việt Nam ngay từ khi ra đời đã khẳng định tư duy, tầm nhìn, trí tuệ, bản lĩnh của Đảng ta về cách mạng và văn hóa; như ngọn đèn pha soi rọi cho những người cộng sản và toàn dân nhìn thấy con đường mình đang đi và sẽ đi tới; động viên, thức tỉnh, dẫn đường giới trí thức, văn nghệ sĩ, những người nặng lòng với đất nước, dấn thân cùng Đảng cộng sản Đông Dương để cứu nước, cứu dân; hăng hái tham gia mặt trận văn hóa, tư tưởng; không bi quan, dao động, không bị ru ngủ bởi luận điệu và luận thuyết sai trái, lừa gạt của chế độ phát xít, thực dân. Đề cương khẳng định: Văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới”, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.

Định hướng xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam thời kỳ đổi mới -0
PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ đội ngũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa; các hoạt động tôn vinh về văn hóa cần đi vào thực chất chứ không hình thức

Trên 30 tham luận tại tọa đàm đã phân tích, làm rõ quan điểm cơ bản về văn hóa, văn nghệ và giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, lâu bền của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943. Làm rõ quá trình kế thừa, vận dụng và phát triển những nội dung quan trọng của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 trong việc xây dựng và phát triển tư duy lý luận văn nghệ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Tập trung phân tích sâu sắc quá trình vận dụng, sáng tạo và phát triển của đường lối văn nghệ thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Định hướng xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam thời kỳ đổi mới -0
Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, PGS.TS Đào Duy Quát góp ý kiến tại tọa đàm

Đặc biệt, ý kiến của các đại biểu cũng đề xuất định hướng và những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển để xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, như đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng, đồng thời tôn vinh tài năng và cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi và điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư…

Định hướng xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam thời kỳ đổi mới -0
Toàn cảnh tọa đàm

Phát biểu kết luận tọa đàm, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là một văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên, chiến lược đầu tiên của Đảng về văn hóa, thể hiện sự kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Ra đời vào hoàn cảnh bí mật, vào đêm trước của cách mạng tháng Tám, với dung lượng hết sức ngắn gọn, cô đọng và súc tích, nhưng Đề cương đã bao quát những vấn đề căn bản về quan điểm, thái độ của Đảng đối với vấn đề văn hóa...

Bản Đề cương đã chỉ ra những hạn chế và những nguy cơ của văn hóa Việt Nam trong quá khứ và đương thời, từ đó đề xuất đường lối xây dựng nền văn hóa mới: Dân tộc hóa, Đại chúng hóa và Khoa học hóa; khẳng định tính chất của “Văn hóa mới Việt Nam là một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung”. Những quan điểm cốt lõi ấy cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, trong tiến trình cách mạng, Đảng ta không ngừng bổ sung, phát triển và đổi mới nội dung Đề cương cho phù hợp với thực tiễn xây dựng, phát triển đất nước.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chỉ rõ, giá trị lớn lao và sức sống bền vững của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu. Một trong những bài học quan trọng hàng đầu là sự kiên định với những vấn đề nền tảng, có tính nguyên tắc, đồng thời không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo để tiếp tục phát triển, hoàn thiện tư duy lý luận, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật.

Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam cũng là thời điểm Đảng ta tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Đây là nghị quyết chuyên đề rất quan trọng đối với sự phát triển nền văn học, nghệ thuật dân tộc trong tình hình mới 15 năm đã qua, thực tiễn đã xuất hiện những yêu cầu, đòi hỏi mới, nhất là trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập ngày càng sâu rộng với sự tác động mạnh mẽ, toàn diện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiếp tục tham gia tích cực, phát huy tâm huyết, trí tuệ trong quá trình tổng kết, đóng góp, tham mưu, tư vấn giúp Đảng tổng kết toàn diện, sâu sắc Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Văn hóa

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).