Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa:

Điều trị thành công nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch nông bằng laser

Tiếp nhận kỹ thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp đốt laser từ Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, sau thời gian triển khai, ê kíp bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa đã có thể thực hiện độc lập kỹ thuật này. Từ đó, điều trị thành công nhiều trường hợp, ghi nhận kết quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng khám, điều trị.

Áp dụng kỹ thuật mới, xâm lấn tối thiểu

Được biết, bệnh suy giãn tĩnh mạch chủ yếu gặp ở người trưởng thành (trên 30 tuổi); người béo phì; người có yếu tố di truyền. Suy giãn tĩnh mạch chân lâu ngày nếu không được điều trị sẽ có nguy cơ để lại một số hậu quả xấu. Đó là những vùng da mỏng, tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây nên hiện tượng loét, nếu không được điều trị, chăm sóc cẩn thận rất dễ bị nhiễm trùng da, lở loét da diện rộng.

Hậu quả nặng nề nhất là do máu bị ứ đọng lâu dễ tạo nên cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Cục máu đông này sẽ trôi đi theo dòng máu, chảy về tim; khi về tim có thể gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tiếp nhận chuyển giao và phát huy hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch nông bằng laser -0
Đội ngũ bác sĩ của khoa đã nắm vững và hiện tốt những kỹ thuật được chuyển giao. Nguồn: YT

Theo Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, BVĐK tỉnh Khánh Hòa, tiến sĩ, bác sĩ Lê Viết Huấn, phương pháp này sử dụng dây dẫn laser luồn vào dọc theo lòng tĩnh mạch bị suy giãn, tia laser sẽ tạo ra nguồn năng lượng ở đầu dây dẫn làm xơ lớp bên trong của tĩnh mạch, khiến lòng mạch co lại, dẫn đến teo toàn bộ tĩnh mạch giãn.

Trước đây, khi chưa có kỹ thuật đốt laser, các bác sĩ phải mổ hở để bóc đi toàn bộ tĩnh mạch giãn. Ở phương pháp mới, các bác sĩ chỉ làm chỗ giãn teo lại, xơ hóa, cải thiện hiệu quả tình trạng ứ máu ở chân. Kỹ thuật này khá nhẹ nhàng, chỉ gây tê vùng, không cần gây mê sâu giống như phương pháp phẫu thuật truyền thống, đồng thời xâm lấn tối thiểu. Bệnh nhân chỉ có một vết đâm kim nhỏ ở vị trí luồn dây laser vào lòng tĩnh mạch và không hề đau đớn.

Tiếp nhận nhiều đợt chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816

Giám đốc BVĐK tỉnh, bác sĩ Phan Hữu Chính cho biết, thực hiện chương trình chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816 của Bộ Y tế, nhiều năm qua, Khoa Ngoại lồng ngực đã tiếp nhận những đợt chuyển giao kỹ thuật can thiệp tĩnh mạch nông chi dưới từ các chuyên gia đến từ Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh với nhiều hình thức như tổ chức buổi tuyên truyền cộng đồng; khám sàng lọc về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới; tiến hành can thiệp và phẫu thuật bệnh bằng phương pháp đốt laser nội mạch, sóng cao tần, mổ hở, chích xơ tạo bọt...

Sau thời gian tiếp nhận, hiện tại, đội ngũ bác sĩ của khoa đã nắm vững và có thể thực hiện tốt những kỹ thuật được chuyển giao, tạo nên một quy trình điều trị khép kín cho những bệnh nhân mắc bệnh lý này.

Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính chi dưới bằng laser đã được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong vài tháng sau điều trị, vùng tĩnh mạch bị đốt bằng laser sẽ xơ teo hoàn toàn hoặc thu nhỏ. Đây là phương pháp có độ an toàn cao và bảo đảm hạn chế xâm lấn, từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh, không để lại sẹo, hiệu quả cao.

Cũng theo Giám đốc BVĐK tỉnh Khánh Hòa, các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân sẽ được tư vấn điều trị theo từng mức độ. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân được tư vấn tập luyện điều trị nội bảo tồn, mang vớ y khoa. Các mức độ nặng hơn tùy vào triệu chứng lâm sàng và kết quả siêu âm, bệnh nhân được áp dụng phương pháp điều trị đốt laser nội, sóng cao tần hoặc mổ hở.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.