50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025)

Điều kiện chắc thắng cho Chiến dịch Hồ Chí Minh

Chiến dịch Trị Thiên - Huế, chiến dịch Đà Nẵng là các chiến dịch đặc biệt, được tổ chức trong quá trình phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Thắng lợi của hai chiến dịch này cùng với chiến dịch Tây Nguyên đã làm thay đổi so sánh lực lượng về mặt chiến lược, góp phần tạo điều kiện chắc thắng cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đòn tiến công chiến lược

Ngay sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột và thắng lớn trên chiến trường Tây Nguyên, phát hiện những lúng túng và sai lầm trong chỉ đạo chiến lược của địch, ngày 18.3.1975, Bộ Chính trị khẳng định: "Thời cơ chiến lược đã đến, hạ quyết tâm chuyển cuộc tiến công chiến lược thành cuộc tổng tiến công chiến lược, chuyển phương án cơ bản sang phương án thời cơ, hoàn thành kế hoạch trong hai năm 1975 - 1976 ngay trong năm 1975, với hướng tiến công chiến lược chủ yếu là Sài Gòn. Nhưng trước mắt nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ quân địch trong Vùng chiến thuật 1, từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, giải phóng Huế, Đà Nẵng".

Theo PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chiến dịch Trị Thiên - Huế và chiến dịch Đà Nẵng là hoạt động trọng tâm của ta tiếp sau chiến thắng Tây Nguyên. Với 3 đòn tiến công chiến lược chủ yếu là Tây Nguyên, Huế và Đà Nẵng, Sài Gòn, mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được thực hiện trọn vẹn.

Việc giải phóng Huế có ý nghĩa chiến lược và chính trị rất lớn. Ảnh: TL

Việc giải phóng Huế có ý nghĩa chiến lược và chính trị rất lớn. Ảnh: TL

Sau 21 ngày đêm chiến đấu (5 - 26.3.1975), dưới sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, quân dân Quảng Trị, Thừa Thiên và Quân đoàn 2 đã nắm vững thời cơ chiến lược nhanh chóng tiến công nổi dậy tiêu diệt, làm tan rã hoàn toàn lực lượng của địch, làm thất bại kế hoạch co cụm ở Quảng Trị, Thừa Thiên và kế hoạch bảo toàn lực lượng, rút chạy về Đà Nẵng. Toàn bộ quân địch ở Quảng Trị, Thừa Thiên bị tan rã. Ta thu hồi toàn bộ cơ sở vật chất, phương tiện chiến tranh của địch. Hệ thống chính quyền địch từ tỉnh, huyện, xã hoàn toàn bị đánh bại.

Trong Điện khen của Quân ủy Trung ương viết: "Việc đánh chiếm và giải phóng thành phố Huế là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và chính trị rất lớn. Chiến công đó đã làm cho Nhân dân cả nước nức lòng phấn khởi, làm cho địch suy yếu thêm nghiêm trọng. Các đồng chí đã góp phần làm rạng rỡ truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân cả nước”.

Đẩy địch vào thế thất bại nghiêm trọng

Tiếp sau chiến dịch Trị Thiên - Huế là chiến dịch Đà Nẵng (từ 26 - 29.3.1975) của các lực lượng Quân khu 5 và Quân đoàn 2, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng còn lại của Quân khu 1 - Quân đoàn 1 địch, giải phóng Quảng Nam - Đà Nẵng, loại khỏi vòng chiến đấu gần 90.000 tên địch, thu và phá hủy toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh, kho tàng của chúng.

Cùng với thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch tiến công giải phóng Huế, Đà Nẵng đã góp phần giải phóng một địa bàn chiến lược quan trọng, gồm 5 tỉnh đồng bằng ven biển tiếp giáp với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nối liền với vùng mới giải phóng ở Tây Nguyên, tạo nên một hậu phương chiến lược hoàn chỉnh hơn. Với hậu phương mới được tạo ra, ta có điều kiện tốt hơn trong bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm cơ động lực lượng, đáp ứng yêu cầu tập trung lực lượng quy mô lớn cho giải phóng Sài Gòn - Gia Định trong một thời gian ngắn.

Thắng lợi của chiến dịch Đà Nẵng hết sức to lớn. Ngay trong ngày 1.4.1975, Quân ủy Trung ương đã gửi điện khen bộ đội Mặt trận Quảng Đà: "Trong cao trào tiến công và nổi dậy mạnh mẽ của quân và dân toàn miền Nam, các đồng chí đã cùng đồng bào Quảng Nam - Đà Nẵng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi hết sức vẻ vang. Nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, mưu trí, linh hoạt, các đồng chí đã tranh thủ thời cơ, liên tục tiến công, nhanh chóng thọc sâu, bao vây chia cắt, tiêu diệt địch, bắt nhiều tù binh, thu rất nhiều vũ khí, hỗ trợ đắc lực cho đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ...

Chiến công vang dội của các đồng chí và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng đã góp phần quan trọng đập tan một lực lượng quân sự lớn và bộ máy kìm kẹp của địch trên toàn bộ Quân khu 1 của chúng. Chiến công có ý nghĩa chiến lược và chính trị vô cùng quan trọng đó đã đẩy địch vào thế thất bại hết sức nghiêm trọng, không gì cứu vãn nổi, thúc đẩy thế tiến lên tất thắng của quân và dân ta".

Đại tá Nguyễn Huy Thục, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam), nhận định, chiến dịch Trị Thiên - Huế và Đà Nẵng là chiến dịch tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, diễn ra trong thời gian ngắn, công tác chuẩn bị gấp là thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược và chính trị quan trọng. Quân dân ta đã đập tan hệ thống căn cứ quân sự to lớn gồm nhiều đơn vị sừng sỏ, có một phần lực lượng tổng dự bị chiến lược, cùng các loại vũ khí trang bị hiện đại của địch, gây cho địch tổn thất lớn về vật chất, kỹ thuật, tan rã về tổ chức, bế tắc về chiến thuật, chiến lược. Đây là đòn phủ đầu giáng vào kế hoạch phòng thủ co cụm của địch ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung.

Giải phóng Huế, ta đã đập tan một trong những trung tâm phòng ngự cố thủ, án ngữ ở phía Bắc hệ thống bố trí chiến lược quân sự mới của địch, che chở bảo vệ cho trung tâm phòng ngự Quảng Nam - Đà Nẵng. Đà Nẵng giải phóng, chính quyền Sài Gòn đã mất đi "chiến địa cuối cùng”.

"Thắng lợi to lớn của ta, thất bại thảm hại của địch ở Huế và Đà Nẵng đã góp phần gây ra phản ứng dây chuyền, giáng một đòn mạnh vào tinh thần và sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn và đẩy chúng lao nhanh hơn nữa đến suy sụp tinh thần và tổ chức", Đại tá Nguyễn Huy Thục nhận định.

Kết quả của chiến dịch Trị Thiên - Huế, chiến dịch Đà Nẵng đã làm thay đổi tương quan lực lượng địch - ta trên hướng tiến công chiến lược phía Bắc, cùng với đòn tiến công Tây Nguyên đã làm thay đổi so sánh lực lượng về mặt chiến lược, tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến tranh hoàn toàn có lợi cho ta. Địch bị suy sụp lớn về tinh thần, đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn không gì có thể cứu vãn nổi, mở ra cho ta thời cơ, điều kiện mới giải phóng Sài Gòn - Gia Định và giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Theo Đại tá Nguyễn Huy Thục, sau cuộc tiến công giải phóng Huế và Đà Nẵng, ta có điều kiện thuận lợi để tập trung lực lượng cho trận quyết chiến cuối cùng và tổ chức lực lượng tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa. Ta cũng thành lập được thêm cánh quân phía Đông mà lực lượng chủ yếu là Quân đoàn 2, tiến theo Đường 1 vào hội quân giải phóng Sài Gòn, tạo nên sức mạnh áp đảo quân địch từ mọi hướng để giành thắng lợi chắc chắn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Văn hóa

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật
Văn hóa - Thể thao

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật

Từ ngày 22.4 - 2.5, tại sảnh chính của Khách sạn Pan Pacific Hà Nội, số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội, trưng bày các tác phẩm xuất sắc của cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”, truyền cảm hứng cho tài năng trẻ và người khuyết tật dám ước mơ và theo đuổi đam mê hội họa.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt giao hưởng thính phòng 'Bài ca Thống nhất'
Văn hóa - Thể thao

Chương trình nghệ thuật đặc biệt giao hưởng thính phòng 'Bài ca Thống nhất'

Tối 21.4, tại Nhà hát Quân đội khu vực phía Nam (TP. Hồ Chí Minh), Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt giao hưởng thính phòng “Bài ca thống nhất”, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Tọa đàm về ý nghĩa của Đại thắng mùa Xuân 1975
Văn hóa - Thể thao

Tọa đàm về ý nghĩa của Đại thắng mùa Xuân 1975

Tọa đàm “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí và niềm tin chiến thắng” chiều 21.4, giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử này cách đây 50 năm, đồng thời lan tỏa tinh thần yêu sách, xây dựng phong trào đọc sách, phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập. 

Tăng cường trách nhiệm trong bảo vệ di tích
Văn hóa - Thể thao

Tăng cường trách nhiệm trong bảo vệ di tích

Tại họp báo thường kỳ quý I Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chiều 21.4, cơ quan quản lý các lĩnh vực văn hóa đã thẳng thắn trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có việc tăng cường trách nhiệm trong bảo vệ di tích và xử lý quảng cáo sai sự thật của nghệ sĩ, người nổi tiếng.

Văn hóa đọc thời đại số
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa đọc thời đại số

Sự bùng nổ của thông tin tri thức số, cùng với xu hướng chuyển đổi số xuất bản, đang tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong văn hóa đọc, khơi mở những phương thức tiếp cận mới, lan tỏa tri thức và kiến tạo một cộng đồng đọc năng động.

Bền bỉ thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng
Văn hóa

Bền bỉ thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng

Lần thứ 7 chương trình Tủ sách Nhân ái trở lại Bình Phước, trao tặng 12 tủ sách với 606 cuốn thuộc nhiều thể loại cho học sinh huyện biên giới Bù Gia Mập. Tính đến nay đã có hàng nghìn cuốn sách được trao tặng, góp phần thúc đẩy văn hóa đọc cho học sinh Bình Phước.

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tọa đàm “Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế” sáng 19.4
Văn hóa

Định chuẩn và nâng tầm phở Việt

Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê, định vị chuẩn với những giá trị cốt lõi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh phở là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng
Văn hóa

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Từ những tác phẩm mang đậm hơi thở chiến trường, ghi lại những hy sinh thầm lặng và lòng quả cảm phi thường của các chiến sĩ, đến những trang viết suy tư hậu chiến, đề tài này không ngừng được khám phá và tái hiện dưới nhiều góc độ.

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.