TP Đà Nẵng: Phát huy tốt vai trò, chức năng của HĐND trong điều kiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị

Tham luận của PHÓ CHỦ TỊCH HĐND TP ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ANH THI tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022 và triển khai kế hoạch công tác năm 2023.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi cho biết, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng hiện có 51 đại biểu. Trong nhiệm kỳ 2021-2026, thành phố Đà Nẵng thực hiện thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19.6.2020 của Quốc hội; theo đó, 8 quận và 45 phường trên địa bàn thành phố không còn tổ chức hội đồng nhân. Với khối lượng công việc tăng lên khá nhiều (giảm 21 đại biểu chuyên trách cấp quận, phường trong khi đó chỉ tăng 03 chuyên trách của HĐND thành phố), ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, Thường trực HĐND thành phố tập trung, thường xuyên chú trọng việc nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND thành phố Đà Nẵng đáp ứng trong điều kiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị.

Một số kết quả nổi bật

Việc tổ chức các kỳ họp của HĐND được tập trung đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng theo hướng dành nhiều thời gian cho thảo luận, chất vấn đi vào trọng tâm, chiều sâu, có cam kết thời gian thực hiện cụ thể của các ngành. Qua gần 02 năm, Thường trực HĐND thành phố đã tổ chức 10 kỳ họp của HĐND thành phố Khóa X đảm bảo theo quy định, thông qua 167 Nghị quyết và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng khác, là những cơ chế, chính sách có ý nghĩa quan trọng, tác động sâu rộng và trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống người dân thành phố, tạo cơ sở quan trọng cho việc quản lý, điều hành của các cấp, các ngành; đồng thời, qua Kỳ họp đã tổng hợp, xem xét giải quyết các ý kiến, kiến nghị, phản ánh của cử tri và Nhân dân. Các nội dung trình kỳ họp được chủ động nghiên cứu, tổ chức giám sát, tham gia ý kiến với cơ quan chức năng, các quận, huyện, phường, xã để thực hiện nhiệm vụ thẩm tra ngay từ khi bắt đầu xây dựng dự thảo Nghị quyết. Nhờ đó, các nghị quyết của HĐND thành phố được ban hành đảm bảo đúng quy trình, bám sát thực tiễn, đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận của Nhân dân, được các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Cùng với việc tổ chức các kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND thành phố đã tổ chức các phiên họp thường kỳ hàng tháng với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, các phiên họp hằng tuần của Thường trực HĐND; việc duy trì các phiên họp đã kịp thời giám sát, đôn đốc UBND thành phố và các ngành chức năng liên quan trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc phát sinh trong người dân.

Công tác thảo luận, chất vấn tại các kỳ họp ngày càng sôi nổi, quyết liệt, đi vào nội dung mà cử tri quan tâm, đã gợi mở, thông qua nhiều cơ chế, chính sách cho người dân. Đặc biệt, Thường trực HĐND đổi mới, nâng cao chất hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn với việc chủ động xây dựng và đưa vào chương trình kỳ họp thường lệ để thảo luận, thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, làm cơ sở quan trọng để theo dõiviệc thực hiện các nội dung cam kết chất vấn tại Kỳ họp, các vấn đề cử tri, nhân dân thành phố quan tâm, phản ánh, qua đó có những chính sách thiết thực, hiệu quả, gắn chặt với đời sống người dân thành phố.

Xác định hoạt động giám sát là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng, nhất là trong điều kiện chưa có hướng dẫn cụ thể về hoạt động giám sát mô hình chính quyền đô thị, HĐND thành phố đã chủ động nghiên cứu, triển khai hoạt động giám sát, phát huy vai trò, trách nhiệm và với tinh thần chủ động, linh hoạt, đồng thời ban hành Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 về quy định một số hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐHD thành phố khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo đó, hoạt động giám được tăng cường và có nhiều đổi mới, phát huy tốt hiệu quả hoạt động giám sát tại các kỳ họp HĐND thành phố, nhất là thông qua báo cáo thẩm tra của các Ban của HĐND, qua hoạt động thảo luận, chất vấn tại kỳ họp. Tăng cường các hoạt động giám sát chuyên đề, khảo sát chuyên đề của Thường trực HĐND, các Ban HĐND thành phố tương đối toàn diện, có chiều sâu trên các lĩnh vực; các chuyên đề tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, các vấn đề bức xúc, kiến nghị, phản ảnh của cử tri thành phố, chú trọng việc giám sát ở cơ sở, đã thực hiện giám sát tất cả các phường, xã; tổ chức hơn 70 cuộc cuộc kiểm tra thực tế, buổi làm việc với các địa phương, đơn vị về giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, kịp thời phát hiện và tiến hành giám sát, qua đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chính quyền đô thị.

Công tác tiếp xúc cử tri trong điều kiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị cũng được đổi mới và nâng cao chất lượng theo hướng tăng cường tiếp xúc cử tri chuyên đề. Một cách làm nổi bật trong việc đổi mới phương thức hoạt động tiếp xúc cử phù hợp với tổ chức mô hình chính quyền đô thị đó là Thường trực HĐND thành phố tổ chức có hiệu quả 3 Chương trình “HĐND với cử tri”. Đây là những hình thức mới trong giám sát giữa 2 kỳ họp, chương trình nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo cử tri và Nhân dân thành phố; qua đó, nhiều vấn đề bất cập, các vụ việc nổi cộm trên địa bàn thành phố được kịp thời xử lý, khắc phục sớm, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của cử tri và Nhân dân. Bên cạnh đó, trong năm 2022 đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Văn nghệ sĩ góp phần phát triển không gian văn hóa công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

Có thể nói rằng, thời gian qua hoạt động HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND thành phố Đà Nẵng không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch đề ra, góp phần quan trọng phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; đảm bảo giữ vững và phát huy tốt vai trò, chức năng giám sát, quyết định của HĐND thành phố, từng bước đáp ứng trong điều kiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị. Mặc dù vẫn còn một số khó khăn nhưng việc triển khai thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị dần đi vào nền nếp, tổ chức bộ máy cơ quan hành chính được tinh gọn, tiết kiệm chi phí ngân sách, giảm và rút ngắn thời gian triển khai các thủ tục hành chính, tính năng động trong hoạt động của chính quyền, trách nhiệm của người đứng đầu các quận, phường được nâng lên, phù hợp với tính chất của mô hình chính quyền đô thị.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng đặt ra một số vấn đề mới liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của HĐND, Thường trực, các Ban, các Tổ đại biểu; HĐND thành phố ngoài thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan, còn thực hiện thêm các nhiệm vụ, quyền hạn theo Nghị quyết số 119/2020/QH14; phạm vi, đối tượng giám sát được mở rộng thêm đối với cấp quận, phường (nơi không tổ chức HĐND), cụ thể như:

Một là, khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị thì quyền đại diện của người dân trực tiếp thông qua đại biểu HĐND phường và HĐND quận không còn, thay vào đó được thực hiện thông qua các kênh khác như: Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội của thành phố, Thường trực HĐND, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp… Tuy nhiên, số lượng đại biểu hoạt động kiêm nhiệm chiếm đa số; chức năng, nhiệm vụ của HĐND thành phố tăng thêm do không tổ chức HĐND quận, phường, do vậy cũng ảnh hưởng đến việc tiếp nhận, xử lý các ý kiến của người dân ở đô thị.

Hai là, việc chuyển cán bộ, công chức phường thành công chức thuộc biên chế quận, nhiều nơi phát sinh tư tưởng, tâm tư của cán bộ phường, có sự so sánh về chế độ, chính sách, chế độ công vụ so với công chức làm việc tại phường theo quy định tại Nghị định số 34/2021/NĐ-CP; chế độ, chính sách của người hoạt động không chuyên trách phường, xã chưa đảm bảo như cán bộ, công chức trong khi chế độ làm việc và áp lực công việc như cán bộ, công chức phường, xã.

Ba là, khi thực hiện chuyển ngân sách quận, phường từ cấp ngân sách thành đơn vị dự toán nên giai đoạn đầu lúng túng trong quá trình thực hiện, thiếu tính chủ động trong dự toán, quyết định ngân sách; việc xác định các tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách còn bất cập cần được điều chỉnh, bổ sung kịp thời để đảm bảo việc vận hành của chính quyền địa phương được thông suốt, hiệu quả; mặc khác một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến tài chính, ngân sách chưa có quy định cụ thể để áp dụng mô hình UBND quận, phường là đơn vị dự toán ngân sách.

Bốn là, vẫn còn lúng túng trong phân cấp, ủy quyền và xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong quá trình rà soát các nội dung, nhiệm vụ đã, đang và sẽ phân cấp, ủy quyền để phù hợp với mô hình chính quyền đô thị.

Tăng thêm số lượng Ủy viên chuyên trách của các Ban HĐND thành phố

Từ thực tiễn và những vấn đề mới đặt ra đối với hoạt động khi thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, Phó chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi cho biết, Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng kiến nghị, đề xuất đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm một số nội dung sau:

Thứ nhất,về nhân lực của HĐND thành phố và cơ quan tham mưu, giúp việc để thực hiện nhiệm vụ: Khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, số lượng người hoạt động chuyên trách công tác HĐND quận, phường giảm 63 người (18 ở quận và 45 ở phường), theo đó chức năng, nhiệm vụ của HĐND thành phố, Thường trực HĐND thành phố và các Ban HĐND tăng thêm rất lớn (tăng 63 đối tượng giám sát trực tiếp và 8/13 nhiệm vụ của HĐND quận, phường). Tuy nhiên, số lượng đại biểu HĐND thành phố hoạt động kiêm nhiệm chiếm đa số, chuyên trách ít (02 Phó Chủ tịch và 12 lãnh đạo Ban chuyên trách), số lượng biên chế của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố được phân bổ thấp (29 biên chế). Kính đề nghị Quốc hội quan tâm chỉ đạo Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét kiến nghị tăng thêm số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND thành phố Đà Nẵng theo hướng tăng thêm số lượng Ủy viên chuyên trách của các Ban HĐND thành phố; đồng thời quan tâm phân bổ thêm cho thành phố biên chế công chức để HĐND thành phố tăng nguồn lực cho cơ quan giúp việc nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 119 của Quốc hội.

Thứ hai, về biên chế công chức của UBND cấp phường. Hiện nay, quy định tại Nghị định số 34 của Chính phủ thì biên chế công chức bình quân làm việc tại Ủy ban nhân dân phường là 15 người. Thực tế cho thấy quy định bình quân này là chưa phù hợp vì những phường có số dân đông và ít cũng có số biên chế công chức như nhau. Vì vậy đề nghị căn cứ dân số của từng phường để xác định biên chế công chức phường và theo hướng: Phường có từ 25.000 dân trở xuống được 15 biên chế công chức; cứ phường có thêm 20.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế công chức; phường trên 110.000 dân thì có 20 biên chế công chức.

Thứ ba, hiện nay người hoạt động không chuyên trách ở phường, xã có mức phụ cấp 1.14 mức lương cơ sở (tương đương 1.698.600 đồng/tháng). Mặt khác, theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội, mức đóng bảo hiểm xã hội của người hoạt động không chuyên trách xã, phường bằng 1.0 mức lương cơ sở. Thực tế cho thấy đời sống của người hoạt động không chuyên trách ở các phường, xã hiện nay rất khó khăn, cần có chính sách hỗ trợ thêm. Trong khi đó, họ là lực lượng đảm nhận nhiều nhiệm vụ ở địa phương, xử lý, giải quyết các công việc cụ thể của nhân dân ở cơ sở.Trước tình hình đó, kính đề nghị Quốc hội quan tâm chỉ đạo Chính phủ, Bộ Nội vụ có quy định giao HĐND thành phố xem xét quyết định chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở phường, xã; đồng thời quy định mức đóng bảo hiểm xã hội của người hoạt động không chuyên trách xã, phường bằng mức phụ cấp hằng tháng được hưởng theo quyết định của HĐND thành phố (không đóng 1 mức lương cơ sở như hiện nay).

Thứ tư, về tài chính, ngân sách của cấp quận, phường:Khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị thì quận, phường trở thành đơn vị dự toán ngân sách nên không còn nguồn tăng thu, nguồn kết dư ngân sách, nguồn dự phòng ngân sách. Thực tế quá trình quản lý nhà nước trên địa bàn quận, phường phát sinh nhiều nội dung chi, nhất là sửa chữa cơ sở hạ tầng đô thị, an sinh xã hội, giải quyết bức xúc của nhân dân… nên khi không còn là cấp ngân sách, quận, phường không chủ động trong điều hành ngân sách, nguồn chi để kịp thời xử lý những vấn đề cấp thiết này. Kính đề nghị Quốc hội quan tâm chỉ đạo Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét kiến nghị để việc sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan đến tài chính, ngân sách cho quận, phường được linh hoạt hơn, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận, phường để tạo điều kiện cho quận, phường kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh ở cơ sở.

Xây dựng chính quyền đô thị là một yêu cầu khách quan, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững và hội nhập quốc tế. Hiện nay thành phố Đà Nẵng cùng với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai thí điểm thực hiện mô hình chính quyền đô thị. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND trong điều kiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị là rất cần thiết nhằm ngày càng hoàn thiện thiết chế dân chủ, góp phần thực hiện tốt vai trò, chức năng là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù
Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù

Để phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương hoàn thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng bảo đảm triển khai các chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù phù hợp của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội; triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội…

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh

Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách cấp tỉnh, thành lập Ban Đô thị HĐND cấp huyện, có cơ chế giao thẩm quyền Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập đã phát sinh trong thực tiễn… là các giải pháp cụ thể ở 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng
Diễn đàn

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Để ngành du lịch Cao Bằng phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, các đại biểu đề nghị: cần chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch gắn với làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong quảng bá, xúc tiến du lịch... Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ
Chính trị

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ

Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần khẳng định. Cử tri và nhân dân tin tưởng, kỳ vọng, với truyền thống kế thừa, khát khao đổi mới và cống hiến, tiếp nối mạch nguồn của dân tộc: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/... Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có.” (Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo) - những người đại biểu của nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu luôn lắng nghe tiếng nói từ TRÁI TIM mình, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ đi trước đã lựa chọn.

Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên và bố trí cán bộ ưu tú đảm nhận các vị trí chủ chốt của HĐND cấp xã là giải pháp hết sức quan trọng
Diễn đàn

Bài cuối: Hoàn thiện tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn - yêu cầu cấp thiết

Qua từng lá phiếu bầu, cử tri đã lựa chọn, giao trách nhiệm cho những đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng trong hệ thống chính quyền ở cơ sở. Để mỗi quyết định của HĐND đều phản ánh được yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, sinh động giữa cuộc sống và chính sách pháp luật phục vụ phát triển, yêu cầu hoàn thiện quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn HĐND cấp xã nói chung, của các Ban HĐND cấp xã nói riêng là cấp thiết.

Lãnh đạo các Ban và đại biểu HĐND phường Hồng Phong, thành phố Đông Triều khảo sát thực tế tiến độ giải quyết kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Bài 2: Chưa thể thực thi đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ

Mặc dù đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng, song trên thực tế hoạt động của Ban HĐND cấp xã thời gian qua còn không ít những vướng mắc, hạn chế. Có một thực tế đã được chỉ rõ qua giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh là không ở góc độ này thì lại góc độ khác, các Ban HĐND cấp xã gần như đều chưa thể triển khai đầy đủ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống
Diễn đàn

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống

Trong đời sống chính trị - xã hội ở bất kỳ nền cộng hòa nào trên thế giới, việc xây dựng những giá trị cốt lõi cho cơ quan đại diện của Nhân dân, cùng với việc có được người lãnh đạo làm “Thủ lĩnh chính trị”, hội tụ đủ đức và tài để hun đúc niềm tin, sức mạnh, làm điểm tựa tinh thần cho người dân luôn là điều kiện tiên quyết dẫn dắt dân tộc đó tiến lên. Di sản của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền đi lòng TRẮC ẨN và ngọn lửa nhiệt huyết cho người đại biểu nhân dân, tận tâm, tận lực, tận hiến; tiếp nối lịch sử hào hùng ngàn năm văn hiến của dân tộc, LẤY HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN LÀ NIỀM VUI, LẼ SỐNG.

Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Quảng Ninh họp thống nhất về kết quả giám sát chuyên đề hoạt động của các Ban HĐND cấp xã tại một số địa phương
Diễn đàn

Bài 1: Góp phần tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở

Cơ sở là nơi phản ánh rõ nét, sinh động nhất về sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền với người dân và cũng là nơi đánh giá thực chất nhất về sức sống của các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi được triển khai vào cuộc sống. Trong suốt quá trình phát triển, HĐND xã luôn được quan tâm xây dựng, giữ vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cơ quan dân cử cơ sở hiện nay vẫn chưa thể phát huy hết vị trí, vai trò. Trong đó, các Ban chuyên môn của HĐND cấp xã ở Quảng Ninh là một ví dụ điển hình...

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim
Chính trị

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim

Trong vai trò người đại biểu dân cử, những phát biểu của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều rất khúc chiết với những tư tưởng mang tầm định hướng ngắn gọn, giản dị và sâu sắc, thể hiện chiều sâu trí tuệ và sự chân thành. Một trong những thông điệp rõ nét và xuyên suốt, đó là các đại biểu dân cử - trung tâm mọi hoạt động, đổi mới của cơ quan dân cử phải thực sự dốc lòng vì nước, vì dân, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc” như Bác Hồ đã dạy. Đó chính là LỜI HIỆU TRIỆU TỪ TRÁI TIM.

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn
Diễn đàn

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn

Từ Chương trình bố trí sắp xếp ổn định dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm theo hình thức tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ, tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời di chuyển các hộ ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, giúp ổn định dân cư từ các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Đoàn Giám sát làm việc với Trường THPT Nguyễn Huệ (TP. Huế)
Diễn đàn

Xây dựng lộ trình, giải pháp với chỉ tiêu trường đạt chuẩn

Giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng cơ sở vật chất trường học bậc THPT trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục rà soát, đề xuất với HĐND, UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường còn thiếu; xây dựng lộ trình, giải pháp đạt chỉ tiêu đề ra về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc THPT. Đồng thời, có định hướng đầu tư xây dựng, sửa chữa hợp lý, bảo đảm các tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định...

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân
Chính trị

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội Khóa XII, nhiệm kỳ 2007 - 2011, ngày 15.3.2011, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Chúng ta đập nhịp đập của cuộc sống, của trái tim, của Nhân dân thì nhất định hoạt động của Quốc hội sẽ sinh động và hiệu quả”. Đó cũng chính là “sợi chỉ đỏ” gắn kết mối liên hệ “máu thịt” giữa đại biểu với cử tri - mạch nguồn hoạt động dân cử, góp phần thiết thực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một nhà nước mà ở đó “bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ

Có một câu chuyện sâu sắc về người con hàng ngày mọi việc đều tin tưởng vào tư vấn của cha, một hôm lại gần cha và hỏi: Khi cha qua đời, làm sao để con biết điều gì làm hay không nên làm? Câu trả lời của người cha thật thấm thía: Con hãy hỏi trái tim mình. Chợt nhớ đến câu nói xúc động cùng hành động (đặt tay lên ngực trái) chạm đến trái tim hàng triệu, triệu người dân đất Việt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhắc lại một câu của nhà văn Nguyễn Đình Thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim”(1). Đó là trái tim của một bậc đại trí, nhân kiệt, cả cuộc đời thanh cao, giản dị, một lòng, một dạ vì nước, vì non, vì cơ đồ giang san - Người đại biểu trọn vẹn lời hứa với dân, lời thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc, một tấm gương mẫu mực, sáng ngời cho các đại biểu dân cử.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.