Triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Thực hiện Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 1.8.2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025, vừa qua UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 143/KH-UBND về triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu đạt 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Theo thống kê, giai đoạn từ tháng 7.2020 đến tháng 12.2022, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 56 sản phẩm OCOP, trong đó, có 35 sản phẩm OCOP 3 sao, 17 sản phẩm OCOP 4 sao và 5 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao của 47 doanh nghiệp trên địa bàn. Những con số trên cho thấy, sau thời gian triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh đã có những thành công nhất định khi đạt được tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng, qua đó giúp doanh nghiệp đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và hướng đến xuất khẩu sản phẩm OCOP.

Cam VietGap của trang trại Hoàng Thanh Bình (thôn Quang Lộc, xã Hương Bình, thị xã Hương Trà) Nguồn: ITN
Cam VietGap của trang trại Hoàng Thanh Bình (thôn Quang Lộc, xã Hương Bình, thị xã Hương Trà)

Kế hoạch số 143/KH-UBND hướng đến mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế để nâng cao thu nhập của người dân. Góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn. Đồng thời, thúc đẩy kinh tế nông thôn bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu năm 2023 có thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP của các địa phương được đánh giá xếp hạng đạt từ 3 sao trở lên; phát triển từ 2 - 3 điểm du lịch/dịch vụ du lịch cộng đồng/du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP; phấn đấu có ít nhất 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao.

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện mô hình thí điểm “Phát triển sản phẩm rượu vang Bạch Mã gắn với vùng nguyên liệu đặc trưng bản địa, nâng cao năng lực chế biến và nâng cấp sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP, hướng đến sản phẩm OCOP 5 sao”; Chu trình chuẩn OCOP được duy trì liên tục tại cấp tỉnh và cấp huyện. Tỉnh cũng hướng đến hình thành 1 - 2 Trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản cấp tỉnh; Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử;…).

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm chủ lực để vươn ra thị trường lớn

Thực hiện Kế hoạch số 235 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai đề án "Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025", năm 2022 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã hỗ trợ 30 doanh nghiệp, cơ sở áp dụng Hệ thống tem truy xuất thông qua ứng dụng mã QR Code. Cụ thể, đã hỗ trợ các sản phẩm sen Huế, dầu lạc Quảng Thọ, trà rau má, mè xửng Phước Thành, dầu tràm Anh Chiến, dầu tràm thiên nhiên chú A…; một số cơ sở sản xuất, sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP như cá khô cơ sở chế biến thủy hải sản Mỹ Á, Hợp tác xã (HTX) chế biến nước mắm truyền thống Phú Thuận, Phú Diên, gạo thơm HTX Nông nghiệp Thủy Thanh, gạo thơm HTX Nông nghiệp Phú Hồ... với trung bình 10.000 tem/doanh nghiệp.

Theo đánh giá, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa là nhu cầu tất yếu của thị trường, là cánh cửa cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập vào các thị trường khó tính; với nhiều nhóm sản phẩm chủ lực, Thừa Thiên Huế có nhiều cơ hội mở rộng thị phần một khi tham gia truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 

Song song với việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, vừa qua, TP. Huế đã khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đầu tiên tại đường Nguyễn Trường Tộ nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản và xây dựng, hình thành chuỗi cửa hàng giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh như hương sạch Tân Nguyên, vang Bạch Mã, đông trùng hạ thảo Narasa, yến sào Anna, các sản phẩm của Hữu cơ Huế Việt, Yes Huế…

Đại diện Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian tới Sở sẽ tiếp tục lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP; tăng cường đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất; rà soát các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh tại địa phương; phát triển sản phẩm OCOP cấp quốc gia (5 sao) từ một số sản phẩm OCOP cấp tỉnh có chất lượng, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao­... Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh để mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng bền vững.

Địa phương

Long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Tánh Linh và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Địa phương

Long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Tánh Linh và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Sáng 21.12.2024, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Tánh Linh (25.12.1974-25.12.2024) và chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944-22.12.2024), một sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son lịch sử trong công cuộc giải phóng quê hương.

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Kiên Giang: Người dân mong mỏi được gỡ vướng để đóng góp tâm huyết vào phát triển “đảo ngọc”
Địa phương

Kiên Giang: Người dân mong mỏi được gỡ vướng để đóng góp tâm huyết vào phát triển “đảo ngọc”

Một khu vườn sinh vật cảnh theo mô hình sử dụng đất kết hợp đa mục đích rộng khoảng 3ha tại phường Dương Đông, TP. Phú Quốc vừa bị yêu cầu xử lý vì vướng nhiều vi phạm. Trong khi chủ khu vườn đã đầu tư hàng chục tỷ đồng với mong muốn phát triển kinh tế du lịch, tạo điểm nhấn cho “đảo ngọc”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đ.T
Địa phương

Quyết tâm, quyết liệt trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tại Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 vừa diễn ra, nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ “then chốt của then chốt”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai Châu Ngọc Tuấn đề nghị toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng tiếp tục phát huy truyền thống, hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ hết sức quan trọng trong năm 2025 là thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và tham mưu tổ chức đại hội Đảng các cấp.

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng
Giao thông

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng

Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An) dự kiến đến tháng 11.2024 sẽ hoàn thành, nhưng hiện công trường vẫn dở dang, nhiều đoạn chưa được bàn giao mặt bằng. Ban QLDA 4 đang trình Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) điều chỉnh thời gian thực hiện dự án hoàn thành năm 2024 sang hoàn thành năm 2025.