Đề nghị điều chuyển cán bộ sợ trách nhiệm để thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công 5 tháng dưới mức trung bình cả nước kiên quyết điều chuyển cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, gây ách tắc trong giải ngân.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa ký Công điện số 03/CĐ-BKHĐT gửi các bộ, ngành, địa phương, về việc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024, hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án sử dụng tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 và hoàn thành thu hồi toàn bộ vốn ứng trước theo quy định.

Cần thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Công điện nêu rõ, theo báo cáo tại phiên họp Thường kỳ Chính phủ tháng 5.2024, đến hết tháng 5, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 148.284 tỷ đồng, bằng 22,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Bên cạnh một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt, vẫn còn 33 bộ, cơ quan trung ương và 29 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng dưới mức trung bình của cả nước; 5 bộ, cơ quan trung ương, 10 địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án sử dụng tăng thu ngân sách trung ương năm 2022; 6 địa phương chưa đề xuất điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách trung ương hoặc bố trí ngân sách địa phương để thu hồi hoặc chưa thu hồi đủ vốn ứng trước.

Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 được Thủ tướng giao, khẩn trương phân bổ hết nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 và hoàn thành thu hồi toàn bộ vốn ứng trước của các dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Theo đó, quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng tại các Nghị quyết Phiên họp thường kỳ của Chính phủ; thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy giải ngân; xây dựng kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý cho từng nhiệm vụ, dự án; phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án.

Cùng với đó, tăng cường tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan tới việc khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng: kịp thời công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng bảo đảm đầy đủ, phù hợp với giá thị trường; chủ động phối hợp với các địa phương lân cận có nguồn mỏ vật liệu, đất, cát… nghiên cứu, dành một phần trữ lượng để điều phối, cung ứng cho các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia; chỉ đạo chủ đầu tư/ban quản lý dự án rà soát hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng của các dự án để kịp thời bổ sung, điều chỉnh bảo đảm đủ nguồn và công suất khai thác vật liệu san lấp cho nhu cầu của dự án.

Các bộ, ngành, địa phương cũng cần chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án để có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn trong nội bộ theo quy định; thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu theo quy định, không để dồn thanh toán vào cuối năm…

Riêng 33 bộ, cơ quan trung ương và 29 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm 2024 dưới mức trung bình của cả nước, cần tập trung chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trực thuộc thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Kiên quyết thực hiện việc điều chuyển đối với những cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, gây ách tắc trong giải ngân.

Đề nghị điều chuyển cán bộ sợ trách nhiệm để thúc giải ngân đầu tư công -0
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN.

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách

Về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án sử dụng tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, Công điện cho biết, tại Nghị quyết số 112/2024/QH15 ngày 18.1.2024, Quốc hội đã cho phép sử dụng 63.725 tỷ đồng dự phòng chung nguồn ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022.

Tuy nhiên hiện vẫn còn 3 bộ, 5 địa phương (Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Vĩnh Long) chưa đủ điều kiện (chưa phê duyệt chủ trương đầu tư) để phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022; 2 bộ, 5 địa phương (Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và các địa phương Thái Bình, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Dương, Cần Thơ) chưa đủ điều kiện (chưa phê duyệt quyết định đầu tư) để bố trí kế hoạch vốn hằng năm theo quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư công hoặc không đề xuất bổ sung kế hoạch vốn năm 2024 để thực hiện dự án.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15.6.2024 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền phân bổ kế hoạch vốn.

Về việc thực hiện thu hồi vốn ứng trước của các dự án theo quy định, căn cứ quy định tại Nghị quyết số 93/2023/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 97/NQ-CP 8.7.2023 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị 6 địa phương gồm Hà Giang, Hòa Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Bình và Lâm Đồng nêu rõ lý do chưa thực hiện hoặc chưa thu hồi đủ thu hồi vốn ứng trước, những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thu hồi vốn ứng trước; rà soát, báo cáo rõ số vốn ứng trước chưa thu hồi thuộc trách nhiệm của ngân sách trung ương; thực hiện hoàn trả vốn toàn bộ số vốn ứng trước theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 5721/BKHĐT-TH ngày 19.7.2023.

Ngoài 6 địa phương nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục rà soát, thực hiện thu hồi toàn bộ vốn ứng trước của các dự án (nếu có), bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Luật Đầu tư công và Nghị quyết số 93/2023/QH15 của Quốc hội.

Kinh tế

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp

50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 1975 - 2025.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ
Kinh tế

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) NGÔ SỸ HOÀI, từ câu chuyện thuế đối ứng của Hoa Kỳ, doanh nghiệp ngành gỗ cần nhìn lại mô hình tăng trưởng của mình và cải thiện năng lực “miễn dịch” với những rung lắc, thậm chí là những cơn "địa chấn” của thị trường.

Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao
Doanh nghiệp

Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao

Tiếp tục hiện hóa sứ mệnh và tầm nhìn mới là trung tâm của công nghiệp, dịch vụ và trụ cột năng lượng quốc gia, góp phần phát triển bền vững, đổi mới công nghệ, bảo đảm an ninh năng lượng cho Việt Nam; với vai trò dẫn dắt, tạo dựng sự hợp tác, liên kết chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp lớn, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), với mục tiêu phát huy những lợi thế và nguồn lực hiện có của 2 tập đoàn, mở ra cơ hội cùng bứt phá.

PVCFC tiếp tục hành trình kết nối nhà nông
Kinh tế

PVCFC tiếp tục hành trình kết nối nhà nông

Bà con nông dân đã chính thức khởi động hành trình tham quan Nhà máy Phân Bón Cà Mau trong khuôn khổ chương trình thường niên “Tham quan nhà máy – Gặt hái mùa vàng 2025”. Chương trình do Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tổ chức từ ngày 15.4.2025, dự kiến kéo dài liên tục trong 12 đợt đến đầu vụ Đông Xuân.

Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội
Bất động sản

Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội

Lần đầu tiên một siêu đô thị nghỉ dưỡng đẳng cấp được Sun Group quy hoạch tại phía Nam Hà Nội. Sun Mega City không chỉ tiên phong dẫn dắt xu thế thị trường mà còn kiến tạo điểm đến hội tụ tinh hoa văn hóa – lịch sử, giáo dục và du lịch, hứa hẹn trở thành trung tâm mới đầy năng động và phát triển bền vững.

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn
Kinh tế

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

Đôi khi, một kỳ nghỉ thiếu đi trọn vẹn không nằm ở điểm đến, mà ở một chiếc vali cũ kỹ, một chiếc điện thoại hao pin nhanh, hay đơn giản là không đủ “vũ khí công nghệ” để lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Đó là lúc thẻ trả góp Muadee by HDBank xuất hiện như một người bạn nhỏ xinh đầy “quyền năng”…

Dự án Khu nhà ở An Đông do Công ty CP Đầu tư An Dương làm chủ đầu tư bị phát hiện loạt vi phạm nghiêm trọng
Bất động sản

Dự án Khu nhà ở An Đông do Công ty CP Đầu tư An Dương làm chủ đầu tư bị phát hiện loạt vi phạm nghiêm trọng

Tại Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản, thực hiện xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế), Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều vi phạm tại Dự án Khu nhà ở An Đông do Công ty Cổ phần đầu tư An Dương làm chủ đầu tư.