Triển khai chương trình tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho nông, lâm, thủy sản

Đối tượng vay vốn trong chương trình là khách hàng có dự án hoặc phương án phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

xuat-khau-thuy-san-tin-cay-jetstarcargo.jpg
Chương trình được triển khai đến khi tổng doanh số cho vay đạt khoảng 100.000 tỷ đồng. Ảnh: ITN

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 8.3.2025 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2.2025) và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1.3.2025 về việc nâng quy mô chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 2756/NHNN-TD ngày 15.4.2025 gửi các ngân hàng thương mại về việc triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

Theo đó, chương trình tín dụng được mở rộng từ quy mô ban đầu trong lĩnh vực lâm sản, thủy sản (triển khai theo Công văn số 5631/NHNN-TD ngày 14.7.2023) thành chương trình tổng thể cho cả lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

Đối tượng vay vốn trong chương trình là khách hàng có dự án hoặc phương án phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Chương trình được triển khai đến khi tổng doanh số cho vay đạt khoảng 100.000 tỷ đồng – theo mức đăng ký tham gia của các ngân hàng thương mại.

Các nội dung, điều kiện liên quan khác tiếp tục được áp dụng theo Công văn số 5631/NHNN-TD trước đó của Ngân hàng Nhà nước.

15 ngân hàng thương mại chủ lực triển khai chương trình gồm:

  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)
  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
  • Ngân hàng TMCP Lộc Phát
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank)
  • Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank)
  • Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
  • Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank)
  • Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
  • Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
  • Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank)
  • Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank)

Các ngân hàng nêu trên có trách nhiệm theo dõi, thống kê kết quả thực hiện chương trình, bảo đảm tính chính xác của số liệu báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan (nếu có yêu cầu). Đồng thời, các ngân hàng cần đảm bảo việc triển khai chương trình đúng đối tượng, đúng mức lãi suất cam kết.

Ngoài 15 ngân hàng thương mại nêu trên, Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến khích các ngân hàng thương mại khác có nhu cầu tham gia chương trình, thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2756/NHNN-TD ngày 15.4.2025 và Công văn số 5631/NHNN-TD ngày 14.7.2023.

Việc triển khai chương trình tín dụng quy mô lớn đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định chuỗi cung ứng, đồng thời tạo động lực phục hồi kinh tế nông nghiệp – nông thôn trong bối cảnh nhiều biến động hiện nay.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt

Ngày 10.4.2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Bảo hiểm VietinBank - VBI) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phân phối các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm sức khỏe - tài chính toàn diện, hướng tới mục tiêu gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng
Kinh tế

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng

Nhằm tăng cường tính minh bạch, ngăn chặn tình trạng kê khai khống vốn điều lệ, đồng thời thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, Luật Doanh nghiệp đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật được kỳ vọng sẽ tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính - ngân sách quốc gia.

TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến xây dựng một Trung tâm tài chính quốc tế để nâng cao vị thế kinh tế và thu hút đầu tư toàn cầu
Kinh tế

Tận dụng cơ hội, định vị Việt Nam trên bản đồ tài chính quốc tế

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam dự kiến được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào ngày 16.4 tới. Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động và nhu cầu dịch chuyển dòng vốn quốc tế ngày càng lớn, việc chủ động hình thành một Trung tâm tài chính mang tầm khu vực và quốc tế là bước đi chiến lược, thể hiện tư duy mới, khát vọng lớn của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.