Đẩy nhanh giải ngân vốn, sắp xếp ổn định dân cư nơi cần thiết

Giám sát chuyên đề việc giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và vốn hỗ trợ quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư nơi cần thiết; tập trung hoàn thành công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch bố trí, sắp xếp ổn định dân cư để đáp ứng yêu cầu tiêu chí giai đoạn mới…

Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ninh Thuận làm việc với UBND huyện Bác Ái về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư. Ảnh: Kha Hân
Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ninh Thuận làm việc với UBND huyện Bác Ái về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư. Ảnh: Kha Hân

Không còn quỹ đất

Làm việc với UBND huyện Bác Ái về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ninh Thuận đề nghị huyện tiếp tục thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình năm 2023 và những năm tiếp theo. Tiếp tục rà soát các quỹ đất sạch, quỹ đất đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng do các xã quản lý để xây dựng phương án hỗ trợ. Trong đó, ưu tiên giao đất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo chưa có đất ở, đất sản xuất, thiếu đất sản xuất nhằm giúp bà con có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Quan tâm giải quyết đất ở cho các đối tượng hộ dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo giúp bà con có điều kiện để an cư lạc nghiệp.

Từ sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành liên quan và địa phương, sau 1 năm thực hiện việc “giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư” theo Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 30/8/2022 của HĐND tỉnh về Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cơ bản đã đạt được những kết quả nhất định. Công tác ban hành các văn bản chỉ đạo bảo đảm kịp thời, đúng quy định; việc giao kế hoạch vốn, phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình) theo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách nhằm giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Tuy nhiên, Ban Dân tộc HĐND tỉnh nhận thấy nhiều quy định, hướng dẫn mới của các dự án trong Chương trình khó thực hiện, trong khi văn bản hướng dẫn của Trung ương đối với một số nội dung chưa kịp thời. Vì vậy, quá trình thực hiện tại địa phương còn nhiều lúng túng, ảnh hưởng tiến độ xây dựng và ban hành các văn bản quản lý, tổ chức thực hiện. Một số dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện do thiếu các hướng dẫn từ các bộ, ngành Trung ương. Công tác rà soát đối tượng nhận hỗ trợ nhà ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán của cấp xã, thôn còn chậm. Các địa phương không còn quỹ đất để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất; định mức hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thấp. Nhất là mức hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen ghép (với mức 60 triệu đồng/hộ) khó khăn trong việc tạo quỹ đất, đối với mức hỗ trợ nêu trên không đủ kinh phí để tạo diện tích đất cấp cho 1 hộ có nhu cầu ổn định dân cư theo hình thức xen ghép và giao đất sản xuất cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn sự nghiệp của Chương trình.

Tập trung hoàn thành công tác quy hoạch

Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các thành phần dự án thuộc Chương trình, Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiến nghị bộ, ngành Trung ương xem xét tăng định mức hỗ trợ trực tiếp đối với chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề và hỗ trợ địa bàn trong việc ổn định dân cư theo hình thức xen ghép. Đồng thời, mở rộng đối tượng thụ hưởng là hộ cận nghèo vì khoảng cách thu nhập, mức sống giữa hộ nghèo và cận nghèo chênh lệch nhau không nhiều, giúp địa phương thực hiện hiệu quả các chính sách, góp phần giảm nghèo bền vững. Đối với kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thuộc Chương trình, Đoàn giám sát kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục đề xuất Trung ương xem xét hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng nhà.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và vốn hỗ trợ quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư nơi cần thiết, trên cơ sở đã có văn bản tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP của Chính phủ; tăng cường chủ động trong thực hiện Chương trình; tập trung rà soát, ban hành các văn bản điều hành, thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình; kịp thời phát hiện vướng mắc để giải quyết dứt điểm; báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét hướng dẫn, giải quyết đối với các vấn đề vượt thẩm quyền. Phối hợp thực hiện hiệu quả các nội dung Chương trình, nhất là các nội dung có sử dụng kinh phí sự nghiệp. Trong đó, tập trung hoàn thành công tác quy hoạch, gồm quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là quy hoạch bố trí, sắp xếp ổn định dân cư để đáp ứng yêu cầu tiêu chí giai đoạn mới, làm cơ sở triển khai thực hiện các nội dung khác của Chương trình.

Hội đồng nhân dân

Dứt điểm các kiến nghị có đủ cơ sở, điều kiện giải quyết
Diễn đàn

Dứt điểm các kiến nghị có đủ cơ sở, điều kiện giải quyết

UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với chính quyền cơ sở tích cực thông tin, tuyên truyền; rà soát, huy động, bố trí các nguồn lực để từng bước giải quyết những kiến nghị của cử tri về đầu tư cơ sở hạ tầng; phân loại đúng thực trạng để có cơ sở tiếp tục chỉ đạo giải quyết, giám sát việc giải quyết. Đối với các kiến nghị đã có đủ cơ sở, điều kiện để giải quyết nhưng tiến độ giải quyết chậm, đề nghị giải quyết dứt điểm, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh kết quả giải quyết trước ngày 15.6.2025.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh khảo sát tại bến thủy nội địa Công ty CP Chế biến và Kinh doanh than Đông Bắc
Diễn đàn

Bảo đảm khách quan, công khai trong hoạt động giám sát

Từ đầu năm 2024 đến nay, hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh được chú trọng đổi mới, đa dạng cách thức thực hiện; đặc biệt là phát huy dân chủ, nâng cao tính công khai, minh bạch, tham gia ý kiến của người dân để đối chứng, đánh giá khách quan việc thực thi pháp luật; sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng và cơ quan dân cử cấp dưới, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội...

Chủ tọa kỳ họp kết luận nội dung chất vấn và trả lời chất vấn
Diễn đàn

Giải quyết thấu đáo tồn tại được chỉ ra qua chất vấn

Tại Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh Bình Thuận Khóa XI vừa qua, nhiều nội dung liên quan đến trách nhiệm của ngành tài chính và bảo hiểm xã hội đã nhận được sự quan tâm chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh. Qua kết quả phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tọa kỳ họp đề nghị, UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, thiết thực, hiệu quả để bảo đảm nội dung chất vấn tại kỳ họp và kết luận của Chủ tọa đối với từng vấn đề được giải quyết hiệu quả nhất.

Đại biểu Nguyễn Văn Thạnh nêu vấn đề tại phiên chất vấn
Diễn đàn

Gỡ khó chi trả lương tại các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế

Trước những khó khăn trong chi trả lương cho viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế thuộc tỉnh quản lý, lãnh đạo Sở Y tế Thừa Thiên Huế kiến nghị, HĐND tỉnh nghiên cứu điều chỉnh cho ngành từ 120 - 150 vị trí việc làm đang hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị sang hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đồng thời, quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị để thu hút bệnh nhân đến khám, chữa bệnh; đội ngũ y, bác sĩ có cơ hội, môi trường phát huy năng lực và yên tâm công tác.

Khắc phục tồn đọng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Diễn đàn

Khắc phục tồn đọng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không phải là vấn đề mới nhưng luôn là vấn đề “nóng”, thường xuyên nhận được sự quan tâm của đông đảo cử tri. Giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách về thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND của Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa về cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã cho thấy, nhiều hồ sơ tồn đọng trong cấp, đổi giấy chứng nhận QSDĐ đã được giải quyết; nhiều trường hợp khó khăn, phức tạp đã được xử lý.

Đại biểu tham gia chất vấn tại kỳ họp.
Diễn đàn

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

Nhiều vấn đề “nóng” được cử tri, đại biểu quan tâm đã được các "tư lệnh" ngành làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và lộ trình khắc phục trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hưng Yên Khóa XVII mới đây. Đáng chú ý, về giải pháp nâng cao kết quả giải ngân vốn đầu tư công, lãnh đạo tỉnh cho biết, trong năm 2025, toàn tỉnh sẽ tập trung giải ngân ngay từ đầu năm, không để chậm trễ, kéo dài, làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện chung, nhất là các công trình trọng điểm.

Toàn cảnh buổi giám sát.
Diễn đàn

Đẩy mạnh phân cấp, phân nhiệm trong thực hiện chính quyền đô thị

Liên Chiểu hiện là địa phương triển khai nhiều dự án lớn của thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là Khu thương mại tự do theo Nghị quyết 136/2024/QH15 của Quốc hội, với áp lực, khối lượng công việc lớn. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền quận cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, giải quyết rốt ráo các vấn đề đặt ra. Đẩy mạnh phân cấp, phân công, phân nhiệm, thực hiện hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như quy hoạch, giải ngân vốn đầu tư công, an sinh xã hội trên địa bàn…

Quyết tâm, quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ
Hội đồng nhân dân

Quyết tâm, quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII, đại biểu đề nghị UBND tỉnh quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ của hệ thống chính trị trên địa bàn; theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu các quy định của pháp luật, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành chế độ, chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ các đối tượng dôi dư sau sắp xếp.

Quảng Nam: Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân
Hội đồng nhân dân

Quảng Nam: Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

Ngày 26.12, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo khoa học: “Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đức Dũng chủ trì và điều hành hội thảo.

Thôi thúc tinh thần trách nhiệm của Tổ đại biểu, đại biểu
Hội đồng nhân dân

Thôi thúc tinh thần trách nhiệm của Tổ đại biểu, đại biểu

Để phát huy, thôi thúc tinh thần trách nhiệm của Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quy định theo dõi, đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh Khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là một trong những căn cứ đánh giá xếp loại công chức, xếp loại đảng viên hàng năm; làm cơ sở bình xét thi đua, khen thưởng các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh và báo cáo cấp có thẩm quyền khi được yêu cầu.

Tổ đại biểu số 8 HĐND tỉnh Ninh Thuận giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 37 của HĐND tỉnh về chất vấn và trả lời chất vấn
Hội đồng nhân dân

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của Tổ đại biểu

Phát huy vai trò của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận đã phân công cụ thể chuyên đề, nội dung giám sát đối với một số Tổ đại biểu. Đồng thời, đề nghị các Tổ đại biểu khác tùy theo tình hình địa bàn ứng cử, chủ động tổ chức giám sát chuyên đề, báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh. 8/12 Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát tình hình chấp hành pháp luật trên địa bàn ứng cử, qua đó kiến nghị các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh nhiều nội dung thiết thực.

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc triển khai các dự án phát triển kinh tế biển, khu vực ven biển phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh; tạo đổi thay thực sự đời sống người dân vùng biển.

Tăng cường khảo sát nhiều nội dung dân sinh bức thiết
Diễn đàn

Tăng cường khảo sát nhiều nội dung dân sinh bức thiết

Trong thực hiện chức năng giám sát, Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên thường xuyên chỉ đạo các Ban HĐND tỉnh tăng cường giám sát, khảo sát nhằm kịp thời nắm bắt kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh, kết luận của Chủ tọa kỳ họp, các kiến nghị sau giám sát và kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Nhất là những vấn đề nổi cộm, bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân.

Mỗi quyết sách đều gắn liền với thực tiễn
Diễn đàn

Mỗi quyết sách đều gắn liền với thực tiễn

Năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên đã phối hợp tổ chức 5 kỳ họp HĐND tỉnh, ban hành 110 nghị quyết quan trọng trên các lĩnh vực. Tại các kỳ họp, Thường trực HĐND luôn đề nghị các đại biểu với tinh thần trách nhiệm cao nhất, phát huy trí tuệ để thảo luận, phân tích sâu sắc, đề xuất các giải pháp khả thi, hiệu quả. Đặc biệt, cần chú trọng cụ thể hóa các chủ trương, định hướng phát triển của Trung ương vào các nghị quyết của tỉnh, bảo đảm mỗi quyết sách đều gắn liền với thực tiễn.

Kịp thời đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc sống
Hội đồng nhân dân

Kịp thời đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc sống

Những ngày cuối năm này, mặc dù Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 vừa kết thúc ngày 6.12, theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên quyết định tổ chức Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh để xem xét giải quyết công việc cấp bách phát sinh, kịp thời đáp ứng yêu cầu bức thiết của thực tiễn. Qua đó, thể hiện tinh thần đồng hành, chia sẻ trách nhiệm của HĐND trong thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương.