Nghệ An: Phân bổ 1.147.053 triệu đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Khóa XVIII tỉnh Nghệ An đã thông qua kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2025 được phân bổ cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là 1.147.053 triệu đồng.

Cụ thể, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 370.290 triệu đồng với vốn trong nước: 346.085 triệu đồng, vốn nước ngoài: 24.205 triệu đồng.

cau-xieng-thu.jpg
Dự án xây dựng cầu cứng qua sông Nậm Mộ nối từ xã Hữu Kiệm đến xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: BDT tỉnh Nghệ An

Với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (đợt 1): 615.214 triệu đồng. Cụ thể, phân bổ cho các dự án, tiểu dự án: Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt là 40.531,5 triệu đồng; Dự án 4 - Tiểu dự án 1 Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 423.250,9 triệu đồng; Dự án 5-Tiểu dự án 1 về đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, trường Phổ thông Dân tộc bán trú, trường Phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 74.159,6 triệu đồng; Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch là 16.617 triệu đồng; Dự án 7 Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em là 25.747 triệu đồng; Dự án 9 -Tiểu dự án 1 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù là 34.908 triệu đồng;

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 161.549 triệu đồng phân bổ chi tiết: 145.919 triệu đồng, cụ thể: Dự án 1 Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo là 138.641 triệu đồng; Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững là 7.278 triệu đồng, bao gồm Tiểu dự án 1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn là 7.278 triệu đồng.

Trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đã được HĐND tỉnh ban hành, nguồn vốn của mỗi Chương trình được phân bổ cụ thể cho các dự án, tiểu dự án thành phần, cho từng đơn vị, địa phương có liên quan đến việc thực hiện các chương trình.

Việc phân bổ vốn bảo đảm nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu, chỉ tiêu của từng Chương trình mục tiêu quốc gia, phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án, bảo đảm có thể phân bổ, giao chi tiết cho từng nhiệm vụ, dự án. Mức vốn bố trí cho từng dự án không vượt quá tổng mức đầu tư dự án trừ đi lũy kế dự kiến giải ngân vốn đến hết năm 2024 và tương ứng với cơ cấu vốn của dự án; đồng thời không vượt quá kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được giao cho dự án trừ đi kế hoạch đã bố trí năm 2021, 2022, 2023, 2024 và tương ứng với từng nguồn vốn của dự án. Việc phân bổ cho các dự án theo thứ tự ưu tiên, tập trung đầu tư các dự án bức thiết và dự án có tính chất động lực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hoàn thành, chuyển tiếp, sau đó mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới.

Việc thông qua nghị quyết nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, nâng cao hiệu quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Trên đường phát triển

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP
Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tỉnh An Giang hiện có 169 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó, 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 150 sản phẩm 3 sao. Thời gian tới, An Giang sẽ tập trung phát triển sản phẩm OCOP, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cùng đoàn công tác kiểm tra điểm sạt lở trên sông Mã đoạn qua huyện Quan Hóa
Địa phương

Thanh Hóa chủ động, linh hoạt ứng phó bão lũ

Những ngày đầu tháng 9, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây giông lốc mạnh kèm mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các huyện miền núi. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nặng; hàng trăm hộ dân bị cô lập trong nước lũ; nhiều tuyến đường bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng;… Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng các biện pháp ứng phó với mưa lũ đã được địa phương triển khai kịp thời...

Nam Định: Bất động sản công nghiệp còn nhiều dư địa
Địa phương

Nam Định: Bất động sản công nghiệp còn nhiều dư địa

Với bối cảnh dòng vốn FDI tại Việt Nam duy trì tăng trưởng tốt nhờ lợi thế các chính sách ưu đãi thuế cùng với việc nhiều doanh nghiệp quốc tế đang dịch chuyển dần ra miền Bắc nhằm tìm kiếm các địa điểm mới cho sản xuất và chuỗi logistics, Nam Định trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư do còn nhiều dư địa dài hạn cho bất động sản công nghiệp với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Ngành Đồ uống Việt Nam một năm nỗ lực vượt khó
Trên đường phát triển

Ngành Đồ uống Việt Nam một năm nỗ lực vượt khó

Năm 2023, cùng với khó khăn chung của ngành công nghiệp trong nước, ngành Đồ uống cũng đối mặt với nhiều thách thức khi doanh số và thị phần giảm, giá nguyên vật liệu tăng, cạnh tranh gay gắt... Để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt, phục hồi và phát triển sản xuất, rất cần Nhà nước có các chính sách hỗ trợ kịp thời.

Nước mắm sá sùng Vân Đồn tinh hoa người huyện đảo
Trên đường phát triển

Nước mắm sá sùng Vân Đồn tinh hoa người huyện đảo

Giữa sự đa dạng, phong phú của các loại nước mắm trên thị trường hiện nay thì Nước mắm sá sùng Vân Đồn của Vanbest vẫn được nhiều người ưu ái lựa chọn bởi hương vị đặc trưng, với bao bì thiết kế trang nhã, sang trọng. Hơn cả một món gia vị, nước mắm sá sùng còn mang ý nghĩa là sản phẩm tinh hoa của người huyện đảo…

Chuyển tiền bằng giọng nói VoicePay - dáng dấp “Siri tài chính” trên App TPBank
Trên đường phát triển

Chuyển tiền bằng giọng nói VoicePay - dáng dấp “Siri tài chính” trên App TPBank

Trong hàng loạt ứng dụng ngân hàng số, lần đầu tiên khách hàng được sử dụng một phương thức chuyển tiền không tưởng, bằng giọng nói - VoicePay. Trước đây, công nghệ thú vị này dường như chỉ xuất hiện trong các bộ phim công nghệ tương lai, TPBank đã hiện thực hóa và thiết lập một phong cách giao dịch mới ngay trên ứng dụng TPBank, tiện lợi và đơn giản là “Bạn nói, App chuyển tiền”. 

Bảo hiểm Agribank – gây dựng tiền đề để bứt phá
Trên đường phát triển

Bảo hiểm Agribank – gây dựng tiền đề để bứt phá

Năm 2023, Bảo hiểm Agribank đã kiến tạo được những tiền đề mạnh mẽ để năm 2024, có thể đương đầu với nhiều thách thức mới, bảo đảm đủ nội lực đề ra những mục tiêu cao hơn, là cơ hội cho Bảo hiểm Agribank nỗ lực hơn nữa trong hoạt động kinh doanh, hoàn thành chiến lược phát triển theo Đề án Chiến lược phát triển Bảo hiểm Agribank giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Kiên định mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền
Trên đường phát triển

Kiên định mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền

Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế đặt ra cho ngành ngân hàng nói chung và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) nói riêng nhiều cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, BHTGVN đã nỗ lực triển khai tốt nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực tổ chức. Kiên trì mục tiêu  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Dấu ấn Agribank trên bức tranh tam nông
Trên đường phát triển

Dấu ấn Agribank trên bức tranh tam nông

Người ta biết đến Agribank không phải vì ngôi vị nhà đầu tư chủ lực của tam nông, mà trên hết đó là sự gắn kết bền chặt, chung thủy và có trách nhiệm với người nông dân và doanh nghiệp. Chính vì thế, dù là ở đâu, với bất cứ ai, nếu đã từng gắn bó với Agribank thì chắc chắn, họ đều trở thành tri kỷ…

TOD - Lời giải bài toán giao thông đô thị của Thủ đô
Trên đường phát triển

TOD - Lời giải bài toán giao thông đô thị của Thủ đô

Là người có thâm niên 40 năm làm việc và giảng dạy trong lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt tâm huyết với lĩnh vực đường sắt đô thị, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Hanoi Metro, TS. Vũ Hồng Trường luôn trăn trở, ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi “lời giải” căn cơ, dài hạn để giải quyết tình trạng quá tải về hạ tầng, ùn tắc giao thông, thiếu hụt nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng... Theo ông Trường, đối với một đô thị có diện tích lớn và đông dân như Thủ đô Hà Nội, chỉ có phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng mới có thể giải quyết căn cơ, hiệu quả vấn đề trên.

Phát triển sản xuất thông minh, công nghệ thân thiện môi trường
Trên đường phát triển

Phát triển sản xuất thông minh, công nghệ thân thiện môi trường

Việc hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 với doanh thu ước đạt 55.286 tỷ đồng, cao thứ 2 trong lịch sử hình thành và phát triển trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức đã khẳng định vị thế, vai trò của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Trên cơ sở những kết quả nền tảng quan trọng đó, Tập đoàn xác định 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024, trong đó có việc đổi mới hoạt động sản xuất theo hướng phát triển sản xuất thông minh, công nghệ thân thiện môi trường; đồng thời, đề xuất nhiều kiến nghị thiết thực, nhất là gỡ "nút thắt" về chính sách thuế.

10 kết quả nổi bật của EVNHCMC năm 2023
Trên đường phát triển

10 kết quả nổi bật của EVNHCMC năm 2023

Năm 2023, toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh chung sức, đồng lòng triển khai và thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng với chủ đề “Quản trị hiệu quả doanh nghiệp số; tiếp tục xây dựng và phát triển lưới điện thông minh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.

Tận dụng thế mạnh công nghệ thông tin, phát triển người tham gia hiệu quả
Trên đường phát triển

Tận dụng thế mạnh công nghệ thông tin, phát triển người tham gia hiệu quả

Thời gian qua, công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Những thành quả đó là từ sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành BHXH tỉnh Bình Thuận luôn đoàn kết, gắn bó, nêu cao tinh thần thực thi đạo đức công vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của BHXH Việt Nam, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh Bình Thuận.

“Lặng lẽ một hành trình” dấu ấn khó quên
Trên đường phát triển

“Lặng lẽ một hành trình” dấu ấn khó quên

Nhà thơ TRẦN ĐĂNG KHOA

Tình cờ, qua một người quen, tôi đã được giới thiệu về cuốn sách “Lặng lẽ một hành trình”. Đây là cuốn sách mới nhất về cựu chiến binh, doanh nhân, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phan Văn Quý - Chủ tịch Tập đoàn Thái Bình Dương. Cuốn sách do Đại tá, Nhà báo Nguyễn Duy Tường - Tổng Biên tập Báo CCB Việt Nam chắp bút, được Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân xuất bản, phát hành rộng rãi.

Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo và nhiều công nghệ hàng đầu trong chẩn đoán, điều trị, áp dụng nhiều chính sách thu hút nhân tài, mở rộng hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là những chiến lược quan trọng để Hệ thống Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Anh phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng dịch vụ y tế, với nhiều dấu ấn quan trọng trong năm 2023.

VNVC đổi mới sáng tạo trong tiêm chủng an toàn, nâng cao tỷ lệ bao phủ vaccine ở Việt Nam
Trên đường phát triển

VNVC đổi mới sáng tạo trong tiêm chủng an toàn, nâng cao tỷ lệ bao phủ vaccine ở Việt Nam

Sau gần 10 năm thành lập, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC không chỉ là đơn vị tiêm chủng uy tín số 1 Việt Nam mà còn đóng góp quan trọng cho sự ổn định, tăng trưởng của ngành tiêm chủng Việt Nam, góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ vaccine phòng bệnh cho trẻ em và người lớn. Đó là kết quả của những nỗ lực, đổi mới sáng tạo toàn diện, quyết tâm đưa VNVC trở thành hệ thống tiêm chủng dịch vụ chất lượng cao, an toàn, uy tín, hiện đại hàng đầu.

Sinh viên Đại học Công nghệ Miền Đông với thách thức làm chủ công nghệ!
Trên đường phát triển

Sinh viên Đại học Công nghệ Miền Đông với thách thức làm chủ công nghệ!

Trong Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ ”Sinh viên - những trí thức trẻ trong tương lai - phải là những người làm chủ tri thức, làm chủ khoa học, làm chủ công nghệ”. Thực tế cho thấy, sự phát triển bùng nổ của công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đó là cơ hội cũng là thách thức lớn đối với lực lượng sinh viên - những người sẽ định hình tương lai gần của đất nước.