Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Khánh Hòa Khóa VII

Đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt Khu kinh tế Vân Phong

Thẩm tra công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc nội dung kiến nghị của các Đoàn giám sát HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh trong năm 2024; có giải pháp đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch phân khu trên địa bàn tỉnh, nhất là Khu kinh tế Vân Phong…

Đánh giá cao kết quả chỉ đạo, điều hành của UBND

Theo Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Khánh Hòa Khóa VII, Ban thống nhất, đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa trong năm 2024.

z6121948549505-b4f7e31c9749bdc2dc3d40ecf3115bc7.jpg
Quang cảnh kỳ họp

Trong năm, theo thẩm quyền, UBND tỉnh đã ban hành 43 Quyết định quy phạm pháp luật; 3.141 Quyết định cá biệt; 15 chỉ thị; 551 thông báo kết luận cuộc họp; 448 báo cáo và 13.923 công văn hành chính khác để chỉ đạo, điều hành toàn diện các mặt kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng.

Kết quả đã thực hiện hoàn thành tốt 22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 theo Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh. Trong đó, có 15 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch.

1b-20241212095015-20241212101216.jpg
Chủ tọa kỳ họp

Đối với tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản thống nhất với những kết quả đạt được, hạn chế và khó khăn về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2024 như đánh giá của UBND tỉnh tại 451/BC-UBND.

Theo đó, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phục hồi, phát triển với các chỉ tiêu tăng cao so với năm 2023 như: tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 ước tăng 10,16% so với năm 2023 (kế hoạch 8,1%), vượt kế hoạch, xếp thứ 7 cả nước và xếp thứ 2 Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung; GRDP bình quân đầu người ước đạt 101,44 triệu đồng/người (kế hoạch 96,25 triệu đồng/người), tăng 14,3% so với năm 2023 và vượt 5,4% so với kế hoạch…

Bên cạnh đó, các lĩnh vực về giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh, phúc lợi xã hội cho Nhân dân được thực hiện đầy đủ, chính sách giảm nghèo cho các huyện miền núi, xã đặc biệt khó khăn tiếp tục được quan tâm; tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi số và tăng cường công tác chống khai thác hải sản trái phép.

Các Chương trình mục tiêu quốc gia được tập trung chỉ đạo, triển khai hiệu quả theo yêu cầu của Trung ương và của Tỉnh ủy.

Trong đó, với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2024, toàn tỉnh dự kiến có 71/90 xã (kế hoạch 68 xã) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 78,9%. Trong đó, 32/90 xã (kế hoạch 29 xã) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2/90 xã (kế hoạch 1 xã) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh đạt chuẩn huyện nông thôn mới; thành phố Cam Ranh, thành phố Nha Trang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới…

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, đến hết năm 2024, số hộ nghèo DTTS còn 4.151 hộ, chiếm tỷ lệ 23,5%, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS ước đạt 7,2% (kế hoạch 6%). Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu khác theo Nghị quyết số số 09-NQ/TU ngày 11.1.2021 của Tỉnh ủy có tỷ lệ tăng so với năm 2023, với nhiều chỉ tiêu đã đạt tỷ lệ 100%.

Còn với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, đến cuối năm 2024, toàn tỉnh còn 4.618 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,34%, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo ước đạt 0,77% (kế hoạch 0,48%). Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh lần lượt còn 20,17% và 14,77%; cơ bản đạt các tiêu chí thoát nghèo, hiện nay UBND tỉnh đang lập hồ sơ trình Chính phủ công nhận 2 huyện thoát nghèo năm 2024.

Bổ sung đánh giá hạn chế trong lĩnh vực văn hóa, bảo hiểm y tế

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua thẩm tra, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chỉ ra nhiều dự án theo Quyết định số 3516/QĐ-UBND của UBND tỉnh chưa có nhà đầu tư. Một số nội dung của các Đề án theo Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ chưa hoàn thành. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng thấp; tiến độ triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm.

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; công tác giải phóng mặt bằng còn chậm. Tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, nhất là các dự án hỗ trợ sản xuất, xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất. Tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch phân khu tại Khu kinh tế Vân Phong còn chậm, chưa tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư vào các dự án trọng điểm theo Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội…

mg-1990-20241211133246.jpg
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Khánh Hòa thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh tập trung rà soát, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, tồn tại đã nêu. Triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung kiến nghị của các Đoàn giám sát HĐND, Thường trực HĐND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh trong năm 2024. Rà soát, bổ sung đánh giá những hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực văn hóa và thể thao, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, từ đó có giải pháp khắc phục trong năm 2025. Rà soát, đánh giá tăng cường công tác quản lý sau đầu tư đối với các dự án đầu tư nhằm phát huy hiệu quả sau đầu tư, tránh lãng phí.

Cùng với đó, có giải pháp đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch phân khu trên địa bàn tỉnh, nhất là Khu kinh tế Vân Phong. Quan tâm chỉ đạo công tác phòng, chống lãng phí, quản lý đất đai, tài sản công. Giải quyết các tồn tại, hạn chế trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai trên địa bàn, nhất là các dự án hỗ trợ sản xuất, xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Hội đồng nhân dân

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử
Diễn đàn

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử

Lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai xác định cần phải có cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao vị thế, vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị; chủ động, kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp xem xét, xử lý các hành vi vi phạm qua giám sát của HĐND các cấp, đồng thời báo cáo thường trực cấp ủy để biết và chỉ đạo; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thông qua phương tiện báo, đài của tỉnh…

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững
Diễn đàn

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Cùng với tổ chức “Bàn tròn chính sách” giúp cơ quan chức năng có thêm kênh thông tin quan trọng, cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Long An đã rất nhạy bén, chủ động tổ chức chất vấn, giám sát trước về công tác phòng, chống lãng phí và tổ chức bộ máy. Qua đó, tạo cơ sở thực hiện đồng bộ, quyết liệt cuộc cách mạng phòng, chống lãng phí và sắp xếp bộ máy tinh - gọn - mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm, góp phần khơi thông và kiến tạo nguồn lực phát triển của địa phương.

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do
Diễn đàn

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVII đã quyết tâm, lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 từ 15,65% trở lên, gấp khoảng 1,5 lần bình quân cả nước - mức tăng trưởng cực kỳ thách thức. Ban Thường vụ Thành ủy thảo luận dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, đặc biệt là nhiều cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm thành công của nhiều nước trên thế giới.

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân

NGUYỄN VÂN HẬU

Mùa Xuân mới 2025 đang đến rất gần, cử tri và Nhân dân mong mỏi, tin tưởng và kỳ vọng rất lớn rằng: cùng với cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chọn được người tài, đức phục vụ Nhân dân, cơ quan dân cử sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn về tổ chức và hoạt động, thực sự chuyển mình, biến “lượng” thành “chất” trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân
Hội đồng nhân dân

Tinh gọn bộ máy - cuộc cách mạng về chất trong kỷ nguyên mới

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Xác định tầm quan trọng đặc biệt đó, thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đã quyết liệt, khẩn trương triển khai các công việc theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân; Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn về cuộc cách mạng tạo thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị, động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
Diễn đàn

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng, khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, nhất là việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá; tạo điều kiện để cử tri tham gia quản lý nhà nước… đóng góp tích cực vào thành tựu bứt phá của địa phương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên chủ trì hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Đoàn ĐBQH tỉnh
Hội đồng nhân dân

Tăng tính thực tiễn, dự báo khi quyết nghị chính sách

Thực hiện tham vấn trong hoạt động lập pháp là việc làm có ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng rất lớn nhằm tăng tính thực tiễn, dự báo, giúp các chính sách ban hành được khả thi, toàn diện, bám sát thực tiễn. Nhận thức sâu sắc điều này, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thường xuyên đổi mới quy trình, đa dạng hóa cách thức tham vấn để có thể tiếp nhận được nhiều hơn những ý kiến chất lượng có tính phản biện chuyên sâu, đặc biệt là trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân, làm cơ sở để các ĐBQH nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến tại các kỳ họp của Quốc hội.

Quang cảnh kỳ họp HĐND tỉnh Lào Cai
Diễn đàn

Tập trung các vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm

Với phương châm gần dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, trong năm 2024, hoạt động của HĐND hai cấp tỉnh Lào Cai luôn tập trung vào các vấn đề được cử tri và Nhân dân quan tâm, nhiều quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân được HĐND tỉnh ban hành đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn... Năm 2025, Thường trực, các Ban HĐND đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; chuẩn bị kỳ họp kỹ lưỡng, chu đáo, bảo đảm tiến độ; tăng cường giám sát vấn đề cử tri quan tâm...

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt dự Lễ bàn giao nhà ở dự án bố trí, ổn định dân cư Suối Cạn
Chuyển động

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt dự Lễ bàn giao nhà ở dự án bố trí, ổn định dân cư Suối Cạn

UBND huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, cấp ủy, chính quyền xã Ia Sol và hệ thống chính trị thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol tổ chức Lễ bàn giao nhà ở cho 38 hộ dân vùng thiên tai Suối Cạn, thôn Thắng lợi 3, xã Ia Sol.

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể
Diễn đàn

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể

Trần Thị Thuỳ Dương, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình được phân công chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức giám sát, khảo sát trực tiếp tại thực địa theo phương châm “tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể cử tri kiến nghị; Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát các ý kiến, kiến nghị cử tri trên từng địa bàn… Qua giám sát, nhiều kiến nghị của cử tri, ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm xem xét với tinh thần trách nhiệm cao, nhiều kiến nghị đã được giải quyết dứt điểm hoặc có chuyển biến tích cực.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều (đeo huy hiệu) và chuyên gia trao đổi, khuyến nghị tại Chương trình “Bàn tròn chính sách”
Hội đồng nhân dân

10 HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN NĂM 2024

Năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng; khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của cử tri và Nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của địa phương. Trong đó, có thể kể đến 10 hoạt động, sự kiện nổi bật năm 2024:

Kịp thời ổn định đời sống người dân
Diễn đàn

Kịp thời ổn định đời sống người dân

Giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri trước, sau Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lai Châu Khóa XV và các kiến nghị từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm, tiếp tục ý kiến với các cơ quan thẩm quyền sớm bố trí nguồn vốn sắp xếp ổn định dân cư khu vực nguy cơ sạt lở cao, kịp thời ổn định đời sống người dân; đề nghị UBND huyện Nậm Nhùn chỉ đạo hướng dẫn UBND xã Nậm Manh thực hiện các thủ tục sớm trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân…

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý
Diễn đàn

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý

Trần Thị Thùy Dương - Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Để báo cáo tổng hợp được đầy đủ, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri và bảo đảm chuyển đến đúng cấp thẩm quyền, sau mỗi buổi tiếp xúc, Tổ đại biểu HĐND các cấp họp trao đổi nhanh với cấp ủy, chính quyền và Ủy ban MTTQ cùng cấp để làm rõ các nội dung, sự việc cử tri quan tâm; đồng thời, thống nhất phân định ý kiến, kiến nghị theo thẩm quyền giải quyết của từng cấp, cần thiết xác minh tính xác thực của ý kiến cử tri, chắt lọc những nội dung mang tính đại diện, hợp lý.

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo
Diễn đàn

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo

Trần Thị Thuỳ Dương - Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Đối với những kiến nghị chính đáng, hợp pháp cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết thấu đáo, nhiều đại biểu HĐND không ngại va chạm, đã đeo bám, theo đuổi tới cùng, nhất là lồng ghép trong phát biểu thảo luận tại kỳ họp, kiến nghị lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, các sở, ngành liên quan có giải pháp, thời gian cụ thể giải quyết. Với sự quyết liệt như vậy, một số kiến nghị của cử tri đã được chỉ đạo giải quyết ngay và có lộ trình thời gian hoàn thành báo cáo UBND tỉnh.

Giám sát chuyên đề nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần
Diễn đàn

Giám sát chuyên đề nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần

Nghị quyết của HĐND tỉnh Gia Lai về kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri theo Nghị quyết 367/NQ-HĐND ngày 10.7.2024 và các kiến nghị gửi đến Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Khóa XII nhấn mạnh yêu cầu: Các Ban HĐND tỉnh tổ chức giám sát, khảo sát trước khi thẩm tra việc giải quyết; chủ động đề xuất nội dung để Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề đối với nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được giải quyết dứt điểm, những vấn đề mới phát sinh liên quan đến đời sống dân sinh…

Phối hợp gỡ khó trong bồi thường giải phóng mặt bằng
Hội đồng nhân dân

Phối hợp gỡ khó trong bồi thường giải phóng mặt bằng

Giám sát việc triển khai các dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương đến hết năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh; các huyện, thị, thành ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo UBND cùng cấp chủ động phối hợp với các chủ đầu tư các dự án trên địa bàn tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các công trình dự án, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Sáng 17.1, HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề) để xem xét, quyết nghị các nội dung thuộc thẩm quyền nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ theo đúng định hướng Trung ương và tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Linh hoạt trong chi trả chế độ bảo trợ xã hội
Diễn đàn

Linh hoạt trong chi trả chế độ bảo trợ xã hội

Theo ghi nhận của Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hải Dương qua giám sát việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh về công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay: việc chi trả chế độ trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt được đẩy mạnh, tăng tính minh bạch, giảm thiểu nguy cơ phát sinh tiêu cực. Tuy nhiên, việc chi trả chế độ bảo trợ xã hội không dùng tiền mặt cần quan tâm xem xét cho phù hợp với từng đối tượng.