35 năm Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

Đào tạo bài bản lý luận lịch sử mỹ thuật

Được thành lập năm 1978, có thể nói Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, đã trở thành một mắt xích hoàn chỉnh chuỗi thiết chế về đào tạo nghệ thuật ở Việt Nam.

Phố cổ Tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái
Phố cổ
Tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái

Mặc dầu các hoạt động liên quan đến lý luận phê bình mỹ thuật đã được duy trì trong mỹ thuật Việt Nam trước đó rất lâu. Thời Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương, người Pháp đã tham gia nghiên cứu mỹ thuật cổ Việt Nam, rồi những bài viết của các họa sỹ Việt bình luận về triển lãm được đăng tải trên báo chí. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các cuộc tranh luận về nghệ thuật cũng thường xuyên diễn ra. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1978, Gs. Họa sĩ Trần Đình Thọ khi ấy là Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam quyết định  thành lập Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật và PGs Nguyễn Trân làm trưởng khoa thì ngành lý luận lịch sử mỹ thuật mới được chính thức đào tạo một cách bài bản.

Việc thiết kế các môn chuyên ngành phục vụ nghiên cứu mỹ thuật bắt đầu được đưa vào giảng dạy bên cạnh môn học về lịch sử mỹ thuật thế giới đã được giảng dạy từ thời Pháp. Các bộ môn như lịch sử mỹ thuật Việt Nam, mỹ học, nghệ thuật học... dường như đã ra cho Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật con đường khác hẳn các khoa nghiên cứu về lịch sử như Khảo cổ học mỹ thuật ở Trường ĐH Tổng hợp. Chương trình đào tạo được PGs. Nguyễn Trân tham khảo từ Học viện nghệ thuật Rêpin, nơi ông tốt nghiệp. Bên cạnh đó thành quả nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam của người Pháp, rồi họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung, các nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Chu Quang Trứ, Trần Lâm Biền tốt nghiệp Khoa Văn/Sử, Trường ĐH Sư phạm hoặc Trường ĐH Tổng hợp rẽ sang nghiên cứu mỹ thuật thời kỳ thành lập Bảo tàng Mỹ thuật vào thập niên 1960, được đưa vào giảng dạy. Các giảng viên đầu tiên được mời về giảng dạy ở Khoa cũng là những người học mỹ thuật hoặc sử ở nước ngoài, vững về lý luận như Thái Hanh (học ở Trung Quốc), Thái Bá Vân (học ở Tiệp Khắc), Nguyễn Quân (học ở Đức), Triệu Thúc Đan, Lê Quốc Bảo (học ở Liên Xô)... Những bộ sách như Mỹ thuật thời Lý, Mỹ thuật thời Trần, Mỹ thuật thời Lê Sơ, Mỹ thuật thời Mạc được xuất bản khoảng đầu thập niên 1970 đã trở thành những bộ giáo trình đầu tiên…

Sau khi hòa bình lập lại, với nhiệm vụ nâng cao nhận thức cũng như công tác phê bình mỹ thuật để thúc đẩy sự phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam XHCN, việc thành lập Khoa Lý luận và lịch sử mỹ thuật đã đánh dấu mốc quan trọng tạo ra thế hệ các nhà lý luận mới, đồng hành với các họa sỹ trên các chặng đường mỹ thuật. Họ cũng là những người tiếp tục kế thừa và phát huy các thành tựu nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam trên mọi lĩnh vực như: mỹ thuật cổ, mỹ thuật hiện đại - đương đại và mỹ thuật ứng dụng.

Một buổi thực tập
 Một buổi thực tập

Trải qua thăng trầm lịch sử, có giai đoạn ngừng tuyển sinh bởi lý do thời cuộc, đến nay Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật đã có 14 khóa. Chương trình đào tạo cũng liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của công tác lý luận phê bình mỹ thuật. Khoảng thập kỷ 1990, bên cạnh các môn học lý thuyết chuyên ngành, sinh viên được học thêm các môn hội họa, đồ họa, điêu khắc và được thực hành trên mọi chất liệu như lụa, khắc gỗ, sơn dầu, sơn mài... nhằm bổ sung kiến thức thực tế về nghề. Sang đầu thế kỷ XXI, việc đi thực tập nghiên cứu ở các di tích mỹ thuật cổ được tăng cường. Sau các chuyến đi này, sinh viên đã học được những kỹ năng nghiên cứu điền dã và có các công trình nghiên cứu khoa học đạt chất lượng cao. Các bộ môn mới được đưa vào giảng dạy như curator, video art, nhiếp ảnh, giúp sinh viên của khoa phát triển những năng lực quan trọng trong nghiên cứu, thâm nhập thực tế nghệ thuật đương đại ở Việt Nam. Trong quá trình học, đã có nhiều triển lãm mỹ thuật từ cổ đến hiện đại do chính sinh viên của Khoa kết hợp với các giảng viên trẻ tổ chức. Điển hình như triển lãm Di sản mỹ thuật Thanh Hóa - Nam Định tổ chức năm 2009; Sinh viên làm nghệ thuật, Thick thì nhick 2012, đã tạo động lực cho việc học tập, nghiên cứu cũng như thực hành nghệ thuật trong các thế hệ sinh viên của Khoa.

Hơn 3 thập niên, hàng trăm người tốt nghiệp, công tác trên mọi lĩnh vực, từ giảng dạy đến truyền thông, nghiên cứu, xuất bản với những cái tên như Phan Cẩm Thượng, Phan Thanh Bình, Trương Công Nguyên, Phạm Trung, Nguyễn Hải Phong, Lê Hoài Linh, các thế hệ trẻ hơn có Nguyễn Đức Bình, Hoàng Anh, Đặng Phong Lan, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Thanh Mai... Không ít sinh viên sau ra trường không chỉ làm lý luận mà họ còn tham gia các hoạt động nghệ thuật đương đại như: Vũ Đức Toàn, Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Hồng Ngọc... Họ là những thế hệ đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của mỹ thuật Việt Nam, đọc những thông điệp từ ngôn ngữ mỹ thuật của quá khứ gửi đến tương lai. Họ cũng là những người bắc cây cầu tri thức giữa nghệ thuật, nghệ sỹ và công chúng.

Với sự phát triển mạnh mẽ của mỹ thuật đương đại trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khi nghệ thuật không ngừng xóa đi giới hạn giữa các bộ môn nghệ thuật, hơn bao giờ hết, vai trò của lý luận phê bình mỹ thuật vô cùng cần thiết để tạo ra tri thức xã hội. Việc đào tạo các nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật tương lai sẽ góp phần đưa mỹ thuật tiệm cận hơn với công chúng, tiến tới xã hội hóa nghệ thuật - mục tiêu lâu dài cho sự phát triển đời sống thẩm mỹ nói chung trong xã hội đương đại.

Văn hóa

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...