Đà Nẵng cần thêm nhiều cơ chế, chính sách mới, đặc thù để phát triển mạnh mẽ

Các chuyên gia cho rằng, Đà Nẵng muốn phát triển mạnh mẽ phải có thêm nhiều cơ chế, chính sách mới, đặc thù, khác biệt với nhiều dự án lớn mang tính đột phá.

Ngày 13.3, Ban Kinh tế Trung ương và Thành ủy Đà Nẵng phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24.1.2019 là văn kiện chính trị có tính định hướng quan trọng, lâu dài, mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng lớn để thành phố phát triển trong giai đoạn mới.

Đà Nẵng sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43: Cần phát triển dựa trên sự khác biệt -0
Toàn cảnh hội nghị

Nhận thức được ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan Trung ương tập trung quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết; kịp thời ban hành 12 Chương trình, Kế hoạch chuyên đề cụ thể hóa Nghị quyết với 525 nhiệm vụ. Đến nay, đã hoàn thành 113 nhiệm vụ (tỷ lệ 21,5%), đang triển khai 390 nhiệm vụ (tỷ lệ 74,3%)… Bước đầu đã thu được một số kết quả quan trọng, nhất là phối hợp với các cơ quan Trung ương trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách, quy hoạch.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đánh giá, thành phố đã thực hiện thành công mô hình chính quyền đô thị. Kinh tế thành phố tiếp tục có bước phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại với tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm hơn 70% trong tỷ trọng GRDP; thành phố liên tục đạt được nhiều kết quả quan trọng trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh; quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Bên cạnh một số kết quả đạt được, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng thẳng thắn nhìn nhận quá trình thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đạt được các mục tiêu như kỳ vọng. Tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu ổn định, quy mô kinh tế chưa có sự bứt phá; trong cùng một thời điểm, thành phố phải giải quyết, khắc phục nhiều kết luận thanh tra, bản án gây lãng phí các nguồn lực, ảnh hưởng môi trường đầu tư. Chưa có cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, phù hợp và chưa tạo ra nguồn lực lớn để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra…

Liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 119/2020/QH14, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố phát huy tính ưu việt của mô hình. Qua đó, thành phố mạnh dạn đề xuất với Trung ương xem xét cho thành phố áp dụng chính thức mô hình chính quyền đô thị trong thời gian tới.

Đà Nẵng sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43: Cần phát triển dựa trên sự khác biệt -0
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung hiến kế cho Đà Nẵng phát triển thời gian tới

Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà quản lý đã có những chia sẻ, góp ý cởi mở, thẳng thắn về những định hướng mới, cơ chế, chính sách, giải pháp mang tính đột phá nhằm từng bước khẳng định vai trò, vị trí của thành phố Đà Nẵng trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. Trong đó, để phát triển trong giai đoạn tiếp theo thì Đà Nẵng cần tập trung vào những điểm mới, mang tính đột phá. Muốn như vậy thì cần phải có các cơ chế, chính sách đặc thù, khác biệt.

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW Nguyễn Hồng Sơn đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận thì thành phố còn đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Điển hình như: có 8/16 chỉ tiêu có khả năng khó hoàn thành nếu không có quyết tâm cao và nỗ lực lớn, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế đạt khá thấp so với Nghị quyết số 43-NQ/TW đề ra.

Đà Nẵng sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43: Cần phát triển dựa trên sự khác biệt -0
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn phát biểu tại Hội nghị

Một số điểm nghẽn trong phát triển đô thị chưa được giải quyết dứt điểm; một số công trình, dự án trọng điểm chưa đảm bảo tiến độ hoặc chưa được triển khai; thị trường bất động sản tăng trưởng nóng, thiếu bền vững; công tác quản lý tài nguyên, nhất là đất đai còn một số bất cập.

Chỉ rõ những nguyên nhân của yếu kém, hạn chế, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn cũng nêu lên các giải pháp. Trong đó, cần rà soát, đánh giá các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội, Chính phủ đã ban hành để hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, nhất là việc thí điểm chính quyền đô thị. Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các các cơ chế, chính sách đặc thù mới phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư, về tài chính, ngân sách, thuế, hải quan, quy hoạch, đô thị, tài nguyên, môi trưởng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thu hút nhà đầu tư chiến lược. Nghiên cứu, triển khai thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù mới. Triển khai Đề án phát triển Đà Nẵng thành Trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực. Giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc sau thanh tra, kiểm tra…

Theo Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn, Ban Chỉ đạo sơ kết Nghị quyết số 43-NQ/TW sẽ đề xuất kiến nghị Bộ Chính trị thông qua Báo cáo Đề án sơ kết và ban hành Kết luận về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với bối cảnh mới để xây dựng và phát triển thành phố…

Trên đường phát triển

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.

Người dân xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai được hỗ trợ trâu cái sinh sản
Địa phương

Bài 1: Tổng lực xóa nghèo

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế phát sinh nghèo. Những năm qua, chính sách giảm nghèo đã được Thái Nguyên cụ thể hóa bằng nhiều chỉ tiêu. Năm 2024, tỉnh bố trí gần 94 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhằm giảm 3.486 hộ nghèo và cận nghèo.

Nâng cao chất lượng, mẫu mã với mục tiêu hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam
Trên đường phát triển

Nâng cao chất lượng, mẫu mã với mục tiêu hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mê Linh Chu Thị Hậu cho biết, thời gian qua, công tác tuyên truyền Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được Ban Chỉ đạo Cuộc vận động huyện chỉ đạo triển khai thực hiện với hình thức, đa dạng, phong phú thông qua việc tổ chức các hội nghị, các buổi tập huấn, các cuộc sinh hoạt của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện tới cơ sở; qua hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn; trang fanpage, các nhóm zalo...