Chất vấn và trả lời chất vấn đối với lĩnh vực kinh tế tổng hợp:

Cụ thể hóa đến từng người, từng cơ quan quản lý trong quản lý tài sản công

Đây là trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm lĩnh vực kinh tế tổng hợp sáng nay, 6.11. Bộ trưởng nêu rõ, quản lý tài sản công thuộc trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp. Quan trọng là phải nâng cao được trách nhiệm quản lý tài sản công; cụ thể hóa, cá thể hóa trách nhiệm đến từng người, từng cơ quan quản lý.

Cụ thể hóa đến từng người, từng cơ quan quản lý trong quản lý tài sản công -0
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí

Đặt câu hỏi chất vấn với Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý tài sản công, ĐBQH Dương Minh Ánh (TP. Hà Nội) nêu vấn đề, tại Báo cáo số 522 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết 62/2022/QH15, Nghị quyết 74/2022/QH15 có nêu vướng mắc, đó là pháp luật về quản lý tài sản công, tài chính, đất đai còn chưa đầy đủ, đồng bộ. Một số văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công ban hành vẫn còn bất cập và chậm. Với trách nhiệm của cơ quan tham mưu, Bộ trưởng đã có giải pháp gì để khắc phục tình trạng chậm ban hành các văn bản liên quan đến quản lý tài sản công?

Giải pháp nào khắc phục việc chậm ban hành các văn bản về quản lý tài sản công?
Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, chúng ta đã có Luật Quản lý tài sản công năm 2017, Chính phủ cũng đã ban hành 20 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 Quyết định và Bộ Tài chính đã có 15 Thông tư liên quan đến quản lý tài sản công.

Bộ trưởng khẳng định, lĩnh vực tài sản công liên quan đến tất cả các ngành, các cấp, từ cấp xã đến cấp Trung ương nên phạm vi quản lý rất lớn. Việc quản lý tài sản công thể hiện trách nhiệm của người được giao quản lý tài sản công đối với việc phát huy và sử dụng hiệu quả của tài sản công. Bộ Tài chính đang đề xuất Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa Luật Quản lý tài sản công. Bởi thực tế đang cho thấy, Luật Quản lý tài sản công chưa bao quát hết được các hành vi, như chưa có hình thức mua lại tài sản công hay vấn đề liên doanh, liên kết trong quản lý tài sản công, thuê tài sản công…, Bộ trưởng cho biết

Cụ thể hóa đến từng người, từng cơ quan quản lý trong quản lý tài sản công -0
Đại biểu Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Lo ngại về tình trạng lãng phí tài sản công, ĐBQH Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) nêu thực tế, thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, thời gian qua nhiều huyện, xã được chia tách, sáp nhập. Một vấn đề được quan tâm khi thực hiện chủ trương này là việc sắp xếp và xử lý đối với trụ sở, tài sản công của các đơn vị hành chính. Việc xử lý nhà đất khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn chậm, nhiều trụ sở hành chính còn bỏ trống gây lãng phí, trong khi nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương phải sử dụng chung nơi làm việc, nhiều trụ sở chật chội, xuống cấp, không bảo đảm điều kiện làm việc của cán bộ công chức.

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng này?

Quản lý tài sản công thuộc trách nhiệm thẩm quyền của các cấp; những loại tài sản công thuộc cơ quan trung ương quản lý thì trách nhiệm thuộc Chính phủ, và cơ quan tham mưu trực tiếp cho Chính phủ quản lý tài sản công là Bộ Tài chính và các cơ quan trực tiếp quản lý tài sản công của các Bộ, ngành. Khẳng định điều này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ, đối với tài sản công khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh. Hiện nay, đã xử lý được 90% tài sản công, còn lại 10%, với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

Nguyên nhân, theo Bộ trưởng, đó là khi chuyển tài sản công cho các cơ quan, đơn vị, thì nhiều cơ quan, đơn vị ở nhiều địa bàn khác nhau không có nhu cầu. Hơn nữa, khi muốn định giá để bán tài sản công, cũng khó tìm được cơ quan định giá. Ngoài ra, để chuyển tài sản công sang mục đích khác để tổ chức định giá, những trụ sở này phải được phê duyệt lại về quy hoạch sử dụng đất và phải chuyển mục đích sử dụng đất từ đất quản lý của Nhà nước sang đất cho thuê, hoặc giao đất nếu như bán cho cá nhân theo dạng ở… Và phải điều chỉnh lại quy hoạch, đồng thời phải làm một loạt các thủ tục khác. Thực sự rất khó. Chia sẻ điều này, Bộ trưởng cũng cho biết, giữa tháng 9 vừa qua, Bộ Tài chính đã hướng dẫn và có văn bản đôn đốc. Và sắp tới, Bộ cũng sẽ làm việc với các đơn vị liên quan để hướng dẫn thêm về việc xử lý các tài sản công này, bảo đảm đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả.

Đôn đốc, kiểm tra, thanh tra đối với lĩnh vực quản lý tài sản công

Tranh luận với Bộ trưởng Bộ Tài chính, ĐBQH Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) thẳng thắn, Bộ trưởng có nêu quan điểm: Luật Quản lý tài sản công chưa có quy định mua lại tài sản công. Vậy, nếu Luật chưa quy định, thì căn cứ vào đâu để các Bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quyết định về việc sáp nhập truyền hình Kỹ thuật số VTC vào VOV, đến nay vẫn còn khoảng nợ hơn 1.200 tỷ đồng đang vướng mắc chưa tháo gỡ được?

Cụ thể hóa đến từng người, từng cơ quan quản lý trong quản lý tài sản công -0
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng cho biết, về hình thức mua lại các tài sản tư để đưa về tài sản công, hiện nay Luật Quản lý tài sản công chưa có quy định. Vì vậy, vừa qua có một số nhà đầu tư có ý định mua lại khi có thay đổi hướng tuyến, nhưng chúng ta vẫn chưa xử lý được. Quốc hội là cơ quan ban hành luật, nên thẩm quyền vấn đề này thuộc về Quốc hội, Quốc hội có thể ban hành Nghị quyết về vấn đề này.

Đối với việc kênh truyền hình VTC chuyển sang trực thuộc VOV, Bộ trưởng cho biết, VTC là một đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, chuyển giao về VOV, cũng là một đơn vị sự nghiệp nhà nước quản lý. Nhưng vấn đề chưa được xử lý là một số công trình có phần góp vốn tư nhân, doanh nghiệp. Bộ Tài chính đã họp nhiều lần về vấn đề này, và đã tính đến việc cho một doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tiềm năng về tài chính để mua lại, trả nợ cho các doanh nghiệp góp vốn.

Tuy nhiên, “sau khi tính toán thì các đơn vị đó cũng không có nhu cầu, số tiền mua được cũng không đủ để trả nợ, vấn đề này đã lâu không xử lý, lãi suất ngân hàng làm số tiền phải giải quyết tăng lên. Chính phủ hiện đang chỉ đạo các bộ, ngành để tiếp tục xử lý các vấn đề này”, Bộ trưởng nói.

Tiếp tục tranh luận về công tác quản lý tài sản công, ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho rằng, dù đã có Luật Quản lý tài sản công, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn. Mới đây, Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 74/2022/QH15 về vấn đề này. Tuy nhiên, quản lý tài sản công vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập.

Cử tri rất băn khoăn về tình trạng lãng phí, tiêu cực trong quản lý tài sản công, sử dụng tài sản công trong thời gian qua. Đồng thời, nhân thấy những bất cập và lỗ hổng trong quản lý tài sản công như Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nêu. Bộ trưởng có nói sẽ điều chỉnh cơ chế, chính sách, pháp luật, song công việc này đang làm chậm, còn chậm thì còn có nhiều tiêu cực, thất thoát, lãng phí phát sinh. Nêu vấn đề này, đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị Bộ trưởng cần xác định rõ lộ trình, thời gian cụ thể.

Nhấn mạnh, trách nhiệm quản lý tài sản công thuộc nhiều ngành, nhiều cấp và thuộc trách nhiệm của người trực tiếp quản lý tài sản công, với vai trò của mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính đã ban hành hướng dẫn liên quan đến việc quản lý như thế nào, định mức kỹ thuật như thế nào… Quan trọng là phải nâng cao trách nhiệm quản lý tài sản công. Và phải được cụ thể hóa, cá thể hóa đến từng người, từng cơ quan quản lý. UBND tỉnh phải quản lý trên địa bàn toàn tỉnh, các bộ, ngành phải quản lý ở ngành mình, các đơn vị trực thuộc ngành mình.

“Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến của đại biểu Nguyễn Tạo và sẽ đôn đốc, kiểm tra, thanh tra đối với lĩnh vực quản lý tài sản công”, Bộ trưởng khẳng định.

Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3.4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk

Chiều 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan

Sáng 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Tòa nhà Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã có cuộc làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Armenia Davit Arakelyan.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chủ trì Hội nghị
Chính trị

Chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW và ứng dụng AI trong công tác tuyên giáo và dân vận

Chiều 3.4, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề “Chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác tuyên giáo và dân vận”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Sáng 3.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để rà soát các công việc đã thực hiện, nhiệm vụ thời gian tới nhằm thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Hoàn thiện khung pháp lý, tạo đột phá cho đổi mới sáng tạo quốc gia
Chính trị

Hoàn thiện khung pháp lý, tạo đột phá cho đổi mới sáng tạo quốc gia

Sáng 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
Chính trị

Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia

*Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia ký Thỏa thuận hợp tác

Sáng 3.4, theo giờ địa phương, tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã tiến hành hội đàm.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333

Sáng 3.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333 về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Sáng nay, 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tại trụ sở Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón trọng thể, chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Armenia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam

Sáng 3.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ, thảo luận đưa ra các giải pháp thích ứng với tình hình.

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)
Chính trị

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)

Ngày 3.4, tại TP. Cần thơ, Ủy ban Công tác đại biểu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội thảo. Cùng tham dự có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu và lãnh đạo Đoàn ĐBQH và HĐND của 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương
Chính trị

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Sáng 3.4 (tức ngày 6.3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.