Công suất lọc dầu sụt giảm, nguồn cung xăng dầu toàn cầu suy yếu

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu đang có xu hướng lan rộng tại nhiều nước thời gian gần đây, trong bối cảnh công suất lọc hoá dầu sụt giảm và dòng chảy nhiên liệu rối loạn khiến nguồn cung xăng dầu toàn cầu suy yếu.

Công suất lọc dầu sụt giảm

Theo dữ liệu thống kê của Bộ Công thương, chính phủ Pakistan vừa cảnh báo, nước này có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung xăng dầu trong thời gian tới khi hoạt động nhập khẩu xăng dầu gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, tình trạng khan hiếm dầu Diesel đang lan rộng khắp Hoa Kỳ khi lượng dự trữ Diesel tại nước này chỉ đủ sử dụng cho 25 ngày. Mansfield Energy, hãng cung ứng xăng dầu lớn nhất Hoa Kỳ, yêu cầu các khách hàng phải thông báo trước 72 giờ để có thể giao hàng. Hàng chục nghìn trạm xăng dầu tại châu Âu cũng đã đóng cửa hoặc hoạt động gián đoạn kể từ đầu tháng 10.2022 do thiếu hụt nguồn cung.

Tình trạng căng thẳng nguồn cung xăng dầu trên toàn cầu là hệ quả của một loạt yếu tố phức tạp đan xen, gồm công suất hoạt động của nhiều nhà máy lọc dầu trên thế ở mức thấp hơn thông thường, phương Tây áp đặt cấm vận đối với Nga khiến dòng chảy năng lượng toàn cầu rối loạn, và Trung Quốc hạn chế xuất khẩu nhiên liệu.

Trong hai năm vừa qua, các nhà máy lọc hoá dầu gần như không có lợi nhuận và nhiều nhà máy đã phải tạm ngưng hoạt động thời gian dài dưới tác động của đại dịch. Nhiều cơ sở lọc dầu thậm chí đã đóng cửa vĩnh viễn khi dự báo nhu cầu xăng dầu toàn cầu sẽ không sớm tăng trở lại và thế giới đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng theo hướng “xanh hoá” khiến lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực lọc dầu bị thu hẹp.

Công suất lọc dầu sụt giảm, nguồn cung xăng dầu toàn cầu suy yếu -0

Trong Báo cáo Thị trường Dầu mỏ tháng 6.2022, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhấn mạnh: Công suất lọc dầu trên toàn cầu trong năm 2021 đã lần đầu tiên giảm xuống sau 30 năm, giảm 730.000 thùng/ngày. Đặc biệt, Hoa Kỳ, quốc gia có công suất lọc hoá dầu lớn nhất thế giới, lần đầu tiên ghi nhân việc thiếu hụt công suất lọc hoá dầu bổ sung sau nhiều thập kỷ gia tăng liên tục. Đồng thời, dự trữ nhiên liệu trên toàn cầu cũng sụt giảm liên tục trong 7 quý liên tiếp tính đến giữa năm 2022. Điều này dẫn tới thực tế khi nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng vọt trở lại thì tình trạng thiếu hụt nguồn cung xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Nhiều chuyên gia phân tích cảnh báo sự sụt giảm công suất lọc dầu là tình trạng thiếu hụt mang tính cơ cấu và khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn. 

Ông Joe DeLaura, chiến lược gia năng lượng cấp cao tại ngân hàng đầu tư Rabobank (Hà Lan), cho biết nguồn cung dầu diesel trên toàn cầu “đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhất trong hàng chục năm trở lại đây”. Hiện tổng lượng tồn kho dầu diesel tại ba trung tâm phân phối lớn nhất thế giới (ngoại trừ Trung Quốc) là Hoa Kỳ, Amsterdam-Rotterdam-Antwerp (châu Âu), và Singapore đang ở mức 132 triệu thùng, thấp hơn khoảng 32% so với mức trung bình 10 năm trở lại đây.

Công suất lọc dầu sụt giảm, nguồn cung xăng dầu toàn cầu suy yếu -0
Mức tồn trữ nhiên liệu tại các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hiện ở mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây và được dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp kỷ lục trong cả năm 2023. Nguồn: Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ - EIA

Dòng chảy nhiên liệu rối loạn

Theo dữ liệu của website tổng hợp dữ liệu giá xăng dầu thế giới Global Petrol Prices, mức giá bán lẻ bình quân xăng các loại tại Việt Nam đạt 0,947 USD/lít (dữ liệu cập nhật đến ngày 31/10/2022). Đây là mức giá thấp thứ 31 trên tổng số 168 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu được website này theo dõi biến động giá nhiên liệu.

Nếu so với các quốc gia có chung đường biên giới đất liền thì mức giá bán lẻ bình quân xăng các loại tại Việt Nam đang thấp hơn đáng kể so với Lào (thấp hơn 57%), Campuchia (35%) và Trung Quốc (30%). Mở rộng so sánh ra các quốc gia trong khu vực thì giá bán lẻ xăng tại Việt Nam cũng đang thấp hơn đáng kể so với Philippines (24%), Thái Lan (20%), Singapore (99%) và tương đương Đài Loan (Trung Quốc). Còn nếu so với các quốc gia có quy mô nền kinh tế tương đương (dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cập nhật năm 2020), thì giá bán lẻ bình quân xăng các loại của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với Chile (thấp hơn 53%) và Pakistan (8%).

Tình trạng căng thẳng nguồn cung xăng dầu trên toàn cầu càng trở nên phức tạp hơn khi phương Tây áp đặt các biện pháp cấm vận đối với Nga, bao gồm việc Liên minh châu Âu (EU) ngưng nhập khẩu hoàn toàn các sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ của Nga kể từ đầu tháng 12 tới đây. Nhằm thay thế nguồn cung nhiên liệu khổng lồ từ Nga, các quốc gia châu Âu đã và đang tăng cường thu gom nguồn cung trên khắp thế giới. Trong một số trường hợp, các khách hàng châu Âu đưa ra mức giá hấp dẫn đến mức nhà cung cấp sẵn sàng cắt hợp đồng đã ký kết với khách hàng khác. Một phần nguồn cung nhiên liệu tại châu Á đã dịch chuyển sang châu Âu để hưởng lợi chênh lệch giá cao, dẫn đến những rối loạn trong dòng chảy xăng dầu thế giới.

Bên cạnh đó, các nước phương Tây đang đề xuất việc áp đặt trần giá dầu thô với lập luận “việc áp đặt giá cho phép dầu Nga tiếp cận các thị trường không áp đặt lệnh cấm nhập khẩu, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình, giúp hạn chế áp lực tăng giá dầu toàn cầu đồng thời hạn chế nguồn thu của Nga”. Tuy nhiên, Nga đã tuyên bố sẽ ngưng bán hàng cho các quốc gia áp đặt trần giá. Nga hiện là quốc gia có sản lượng lọc hoá dầu lớn thứ ba thế giới. Tập đoàn tài chính J.P.Morgan (Hoa Kỳ) nhận định sản lượng lọc hoá dầu của Nga sẽ giảm 1,3 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay, điều này sẽ khiến tình trạng căng thẳng nguồn cung xăng dầu trên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn.   

Đối với Trung Quốc, mặc dù nước này đã cho phép xuất khẩu nhiên liệu trở lại kể từ tháng 8.2022 sau 4 tháng tạm ngưng, nhiều chuyên gia cảnh báo Trung Quốc vẫn đang ưu tiên nguồn cung cho thị trường nội địa để kiềm chế lạm phát do đó tổng lượng nhiên liệu được Trung Quốc xuất khẩu trong năm nay sẽ chỉ đạt 60% mức ghi nhận trong năm 2021. Ngoài ra, Trung Quốc đã có động thái tái mở cửa lại nền kinh tế nên dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu của chính nước này có thể tăng vọt trong thời gian tới.      

Công suất lọc dầu sụt giảm, nguồn cung xăng dầu toàn cầu suy yếu -0

Với việc chiếm gần 50% tổng công suất lọc hoá dầu của châu Á và giữ vị thế nước xuất khẩu nhiên liệu lớn nhất châu Á, việc thiếu hụt nguồn cung từ Trung Quốc đã và đang buộc các khách hàng trong khu vực phải đổ dồn vào tìm kiếm nguồn cung từ các nhà cung cấp khác như Hàn Quốc và Singapore, vốn có công suất lọc dầu thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, cũng như phải cạnh tranh với các khách hàng châu Âu để đảm bảo nguồn cung, khiến tình trạng biến động giá xăng dầu trên thị trường châu Á trở nên phức tạp hơn.

Giới phân tích nhận định, nhu cầu sử dụng xăng dầu trên thế giới vẫn đang ở mức cao bất chấp các rủi ro về suy thoái kinh tế, trong khi hạn cấm vận nhập khẩu sản phẩm dầu từ Nga của EU đang đến gần càng khiến cho cán cân cung -  cầu nhiên liệu dễ rơi vào trạng thái thiếu hụt nghiêm trọng hơn nữa. Trong khi đó, giá dầu thô Brent giao tương lai hiện đã tăng trở lại, đạt 97,37 USD/thùng, tăng 28% so với hồi đầu năm và cao hơn 37% so với mức giá trung bình của năm 2021. Tình trạng thiếu hụt cục bộ nguồn cung xăng dầu và giá nhiên liệu tăng cao đang là “bài toán khó” đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Thị trường

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện
Thị trường

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện

Trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc về việc thực hiện dịch vụ thu hộ tiền điện đã ký với Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa tiếp tục triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện cho đơn vị thành viên là Công ty Điện lực Quảng Ngãi (PC Quảng Ngãi). Sự kiện ký kết hợp đồng giữa hai đơn vị đã diễn ra thành công tốt đẹp mới đây tại trụ sở Chi nhánh PVcomBank Quảng Ngãi.

Doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành ô tô: Cần chú trọng đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành ô tô: Cần chú trọng đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh

Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam định hướng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55-60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80-85% vào 2045.

Thúc đẩy thị trường nội địa – cơ hội nâng cao giá trị hàng Việt
Thị trường

Thúc đẩy thị trường nội địa – cơ hội nâng cao giá trị hàng Việt

Thúc đẩy thị trường trong nước luôn là giải pháp hàng đầu hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Để tạo động lực cho thị trường nội địa các doanh nghiệp bán lẻ cần đổi mới phương thức kinh doanh, tạo ra sự khác biệt trong quá trình phục vụ, nhưng vẫn phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng.

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc
Thị trường

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc

Với năng lực sản xuất lớn cùng hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, Công ty Sơ mi rơ moóc và Cấu kiện nặng (Thaco Trailers) đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với các doanh nghiệp, đối tác và khách tham quan ngay lần đầu tiên tham gia Triển lãm IANA Intermodal Expo 2024 tại Hoa Kỳ.

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nguồn: ITN
Thị trường

Xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu là nhóm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.
Kinh tế

Giải bài toán bất cập về giá thành điện

Tại Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, các nhà quản lý cùng với chuyên gia kinh tế đã có những phân tích sâu sắc, khách quan và toàn diện về thực trạng cũng như những bất cập liên quan đến giá điện, từ đó, đặt ra lời giải bảo đảm sự minh bạch của giá điện.

Giống cá tra tốt quyết định năng suất và chất lượng
Kinh tế

Quản lý chặt việc cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cá tra giống

Để cá tra đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, yêu cầu đầu tiên là phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt chất lượng; vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất cá tra giống, đáp ứng đủ các điều kiện thì mới cấp giấy chứng nhận.

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.
Thị trường

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.

Theo chứng khoán Alpha, nhà đầu tư nên hold danh mục để tận dụng nhịp tăng giá hiện tại, tận dụng nhịp giảm để tăng tỷ trọng từng phần, ưu tiên cổ phiếu có sẵn. Cơ cấu cổ phiếu phòng thủ sang cổ phiếu thị trường (hệ số Beta cao hơn), cổ phiếu có dòng tiền và thông tin hỗ trợ. Tập trung vào cổ phiếu: chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, xuất khẩu....

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương chủ trì họp báo
Kinh tế

GDP 9 tháng đạt 6,82% là tín hiệu đáng mừng

Tổng cục Thống kê nhận định, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82% là kết quả tích cực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn và ở trong nước, thiên tai, bão lũ cũng gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất, đời sống của người dân.

GDP quý III tăng 7,4%
Kinh tế

GDP quý III tăng 7,4%

Họp báo sáng 6.10, Tổng cục Thống kê cho biết,  tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước tăng 7,40% so với cùng kỳ 2023. Tính chung 9 tháng, GDP ước tăng 6,82%.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 7,16 tỷ USD
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản đã quay lại quỹ đạo thông thường

Xuất khẩu thủy sản 9 tháng đạt 7,16 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt, kim ngạch tháng 9 đạt 866 triệu USD, tăng 6,4%. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 4 năm bị xáo trộn bởi dịch Covid-19, chiến tranh, lạm phát, xuất khẩu thủy sản đã quay lại quỹ đạo thông thường, đó là tăng tốc trong nửa cuối năm và đạt đỉnh vào quý III.

Toàn cảnh hội thảo
Kinh tế

Sớm có chính sách hỗ trợ sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo

Tại hội thảo "Thúc đẩy phát triển vật liệu xanh: Giải pháp bền vững cho một tương lai xanh" do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 3.9, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Nguyễn Quang Hiệp cho rằng, để thúc đẩy sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn và xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo.