Công bố Quyết định của Thủ tướng thành lập Trường Đại học Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội

Sáng 18.11, tại Hà Nội đã diễn ra lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Luật trên cơ sở Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội. 

Tiền thân là khoa Pháp lý (ĐH Tổng Hợp Hà Nội) năm 1976, rồi trở thành Khoa Luật (Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội), đến nay trở thành Trường ĐH Luật thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội là sự khẳng định chất lượng thực sự của lĩnh vực đào tạo Luật.

Ngày 23.9.2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1124/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Luật, thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Sự ra đời của Trường Đại học Luật cũng góp phần định hướng và khuyến khích phát triển Đại học nghiên cứu thuộc lĩnh vực pháp luật trong điều kiện hiện nay của Việt Nam; giúp phát huy thế mạnh, tiềm năng của một cơ sở đào tạo và nghiên cứu luật uy tín hàng đầu của đất nước.

Công bố Quyết định của Thủ tướng thành lập Trường Đại học Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội -0
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trao Quyết định thành lập trường ĐH Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh – Hiệu trưởng nhà trường

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Nguyễn Kim Sơn chúc mừng Trường ĐH Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có bước phát triển mới và mong muốn trong thời gian tới thầy và trò Nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống, bề dày trong nghiên cứu khoa học, đào tạo để tiếp tục lớn mạnh, tỏa sáng trong tương lai. Đặc biệt, nhà trường cần quan tâm phát triển trở thành cơ sở đào tạo Luật học tốt nhất, tiên phong nhất, mẫu mực nhất.

Bộ trưởng chia sẻ, việc thành lập Trường Đại học Luật không chỉ thỏa lòng mong đợi của nhiều thế hệ thầy và trò của nhà trường mà còn góp phần hoàn thiện mô hình phát triển của ĐH Quốc gia Hà Nội. Cùng với đó, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu luật ở Việt Nam; góp phần thực hiện đầy đủ, hiệu quả chính sách tự chủ đại học của Đảng, Nhà nước trong điều kiện, mô hình ĐH Quốc gia Hà Nội.

Công bố Quyết định của Thủ tướng thành lập Trường Đại học Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội -0
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn 

Sự ra đời của Trường Đại học Luật thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội cũng góp phần phát triển định hướng đại học nghiên cứu và khuyến khích phát triển đại học nghiên cứu thuộc lĩnh vực pháp luật trong điều kiện hiện nay của Việt Nam; giúp phát huy thế mạnh, tiềm năng của một cơ sở đào tạo và nghiên cứu luật uy tín hàng đầu của đất nước với gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển.

Nhà trường cũng cần có những đóng góp thiết thực trong xây dựng các bộ luật, trong đó có Luật Nhà giáo - đạo luật quan trọng với ngành mà Bộ GD và ĐT đang bắt tay xây dựng. Đồng thời, cần phát huy giá trị cốt lõi, thượng tôn pháp luật, liêm chính, công minh, đổi mới sáng tạo và trách nhiệm quốc gia.

Công bố Quyết định của Thủ tướng thành lập Trường Đại học Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội -0
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân đã trao quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Quế Anh giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Luật; hai Phó Hiệu trưởng nhà trường là ông Trịnh Tiến Việt và ông Nguyễn Trọng Điệp

Tân Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Nguyễn Thị Quế Anh cho biết, trong thời gian tới, thầy và trò nhà trường sẽ phát huy giá trị truyền thống, bề dày nghiên cứu luật có uy tín của đất nước sẽ cố gắng để phát triển Trường ĐH Luật trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, khai phóng, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của xã hội về nguồn nhân lực pháp lý chất lượng cao, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước và tiệm cận với các chuẩn mực khu vực và quốc tế.

Giáo dục

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng
Video

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng

Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?”. Tọa đàm nhằm ghi nhận ý kiến đánh giá của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng hoạt động dạy và học tiếng Anh tại các trường học ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?
Giáo dục

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?

Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao đến năm 2030 dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 16.000 tỷ đồng và nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 4.000 tỷ đồng.

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo
Chính trị

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo

Cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành sự cần thiết xây dựng dự án luật, song đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một số nội dung, bảo đảm thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia
Giáo dục

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia trong việc phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là các ngành công nghệ then chốt như công nghệ thông tin và truyền thông, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học, hóa học, vật liệu tiên tiến và năng lượng xanh...

Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển
Giáo dục

Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển

Ngày 27.9, UBND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định kỷ luật cách chức Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đối với ông Nguyễn Viết Hiển. Đồng thời thực hiện các hình thức kỷ luật phù hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan tới vụ việc tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại tỉnh Thái Bình.

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025
Giáo dục

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025

Trường Quốc tế Mỹ trực tuyến Ivy Global School (IGS) vừa khai giảng năm học 2024-2025, đánh dấu bước phát triển mới với nhiều dấu ấn đặc biệt. Lễ khai giảng đã được tổ chức long trọng tại Eastin Grand Hotel Saigon, thu hút hơn 500 giáo viên, phụ huynh và học sinh tham gia trực tiếp và trực tuyến.

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?
Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?

Đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới; nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít... giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.