Phiên chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông:

Có nên đầu tư cho chương trình chuyển đổi số quốc gia như một chương trình mục tiêu quốc gia?

Tại phiên chất vấn sáng nay, cho rằng phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chưa thật đầy đủ, khá nhiều đại biểu Quốc hội đã giơ biển tranh luận. 

Có nên đầu tư cho chương trình chuyển đổi số quốc gia như một chương trình mục tiêu quốc gia? -0
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Địa phương gặp khó về định mức, cần phản hồi ngay với Bộ...

Tranh luận về trả lời của Bộ trưởng liên quan đến vấn đề phát triển doanh nghiệp công nghệ số với kỳ vọng sẽ thúc đẩy giải quyết các "bài toán khó" đang đặt ra, ĐBQH Lý Tiết Hạnh (Bình Định) nêu vấn đề: Qua báo cáo của Bộ trưởng thì những bài toán khó ấy lại đang nằm ở đầu tư hạ tầng kinh tế số, trong đó tập trung ở những địa bàn khó khăn, như vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong Chương trình Mục tiêu quốc gia, hay ở các lĩnh vực khó, như đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo. "Lộ trình trước mắt chúng ta chỉ còn 3 năm nhưng nhiều quy định pháp lý đối với loại hình doanh nghiệp công nghệ số chưa rõ định mức, đơn giá trong đầu tư chuyển đổi số trong lĩnh vực thông tin truyền thông hiện chưa được ban hành". 

Có nên đầu tư cho chương trình chuyển đổi số quốc gia như một chương trình mục tiêu quốc gia? -0
Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh (Bình Định) chất vấn

Nêu rõ thực tế này, đại biểu Lý Tiết Hạnh chất vấn: Bộ trưởng có biện pháp nào bảo đảm các doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tốt và Bộ trưởng sẽ cam kết thực hiện hoàn thành được các chương trình đề ra hay không? Trong bối cảnh hiện nay, có nên đầu tư nguồn lực cho chương trình chuyển đổi số quốc gia như một chương trình mục tiêu quốc gia hay không và có cần ban hành định mức, đơn giá trong đầu tư chuyển đổi số trong lĩnh vực thông tin truyền thông hay không?

Trả lời tranh luận của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, rất nên đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nhất là đầu tư cho miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ đã ban hành nhiều định mức, tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, khi vận hành vào bối cảnh cụ thể thì vẫn còn những khó khăn. Thừa nhận điều này, Bộ trưởng mong muốn các địa phương gặp khó khăn về định mức, thì cần phản hồi ngay với Bộ để có những tháo gỡ phù hợp nhất; đồng thời Bộ sẽ tiến hành sửa các Nghị định, Thông tư để làm tốt hơn công tác này.

Có nên đầu tư cho chương trình chuyển đổi số quốc gia như một chương trình mục tiêu quốc gia? -0
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Tranh luận với trả lời của Bộ trưởng về việc sẽ hỗ trợ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số máy iphone max, ĐBQH Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) đề nghị Bộ trưởng làm rõ số người dân được hỗ trợ này là bao nhiêu và Bộ trưởng căn cứ vào chính sách nào để hỗ trợ máy iphone max này? Cũng theo đại biểu, người dân đang cần hỗ trợ cây, con giống, hạ tầng phục vụ cho sản xuất và nhiều điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân… - Bộ trưởng cho biết sẽ ưu tiên hỗ trợ vấn đề nào? 

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng cho biết, tiếp cận thông tin theo nghĩa "có sóng, có thiết bị" thì không dùng ngân sách mà dùng Quỹ viễn thông công ích ngoài ngân sách do các doanh nghiệp đóng góp.

Có nên đầu tư cho chương trình chuyển đổi số quốc gia như một chương trình mục tiêu quốc gia? -0
Đại biểu Quốc hội Lý Thị Lan (Hà Giang) chất vấn

Trong trả lời của Bộ trưởng tại Phiên chất vấn cho thấy, Bộ trưởng đã có những chính sách quan tâm đến phát triển vùng đồng bào miền núi và biên giới. Ghi nhận điều này, ĐBQH Lý Thị Lan (Hà Giang) nêu vấn đề: Hiện nay, tỉnh Hà Giang còn có 154 thôn chưa được phủ sóng di động và 1.352 thôn chưa có sóng cáp quang, Internet, chiếm 66,37% và Hà Giang đã có văn bản số 888 của UBND tỉnh ngày 1.4.2022 gửi Bộ Thông tin Truyền thông và văn bản số 1749 ngày 26.5.2022 gửi Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông đề nghị hỗ trợ hoàn thành chỉ tiêu phát triển hạ tầng số năm 2022. Trong đó, đề nghị Bộ chỉ đạo các tập đoàn viễn thông thực hiện hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông qua quỹ viễn thông công ích. Đây không chỉ là ý kiến riêng của tỉnh Hà Giang mà còn là nguyện vọng của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, các tỉnh biên giới. Đại biểu Lý Thị Lan đề nghị Bộ trưởng sớm có chỉ đạo thực hiện các vùng phủ sóng hệ thống viễn thông di động qua quỹ viễn thông công ích để đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi và biên giới sớm được tiếp cận với các dịch vụ công nghệ thông tin?

Thôn bản "lõm sóng" đã gửi thông tin về Bộ chắc chắn Bộ đã nắm được, đưa vào chương trình và chắc chắn có biện pháp để phủ sóng, trừ đối với những thôn bản quá phân tán, quá ít thì Bộ sẽ làm việc với nhà mạng để có biện pháp giải quyết, Bộ trưởng khẳng định. Liên quan đến 7.000 thôn chưa có cáp quang, Bộ trưởng nêu rõ, cáp quang là một trong những phương tiện truyền dẫn, nếu đưa được cáp quang thì tốc độ sẽ cao hơn, nhưng ngoài cáp quang còn có phủ sóng và Bộ đang thực hiện trước chương trình phủ sóng. 

Bộ sẽ nỗ lực thực hiện mục tiêu xác thực thông tin thuê bao trong tháng 11 này

Tranh luận tại phiên họp, ĐBQH Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) nêu vấn đề: Việc thực hiện chuẩn hóa, xác thực thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, 3 doanh nghiệp chiếm 96% thị phần là Viettel, VNPT, Mobifone mới rà soát, đối chiếu được hơn 24% tổng số giấy tờ thuê bao. Theo Báo cáo số 158 của Bộ Thông tin và Truyền thông, mục tiêu là hoàn thành 100% việc đối soát này trong tháng 11.2022. Như vậy, còn chưa đầy một tháng nữa phải rà soát, đối chiếu xong 58 triệu thuê bao di động còn lại. Bộ trưởng đánh giá về tính khả thi cũng như giải pháp để đạt được mục tiêu trên nhằm góp phần loại bỏ sim rác - đại biểu hỏi.

Có nên đầu tư cho chương trình chuyển đổi số quốc gia như một chương trình mục tiêu quốc gia? -0
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Cho biết việc xác thực thông tin được thực hiện qua hình thức câu hỏi "có" hoặc "không", đến nay gần 90% thông tin thu thập được là chính xác, Bộ trưởng nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác này phải thực hiện xong trong tháng 11.2022. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ nỗ lực thực hiện mục tiêu này.

Có nên đầu tư cho chương trình chuyển đổi số quốc gia như một chương trình mục tiêu quốc gia? -0
Đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh (Gia Lai) chất vấn

Tranh luận tại phiên chất vấn, ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai) đề nghị Bộ trưởng trả lời vì sao lại xảy ra tình trạng mạng xã hội bị "báo hóa", cùng với đó là việc chậm trễ, lúng túng trong xử lý vi phạm pháp luật của bà Nguyễn Phương Hằng trên lĩnh vực mạng xã hội - Trách nhiệm của Bộ trưởng cũng như việc xử lý tập thể, cá nhân để xảy ra việc này như thế nào?

Nêu ví dụ một số vụ việc mà cơ quan quản lý Nhà nước về thông tin truyền thông đã xử lý vi phạm trên mạng xã hội, đại biểu Lê Hoàng Anh nhận thấy, các cơ quan xử lý rất nhanh chứ không như Bộ trưởng nói rằng thiếu hành lang pháp lý. Liệu vụ việc xảy ra như vậy có phải chăng là những người vi phạm có ít tiền hay không có tiền thì xử lý ngay và luôn được, còn người có tiền thì sẽ xử lý chậm và nghe ngóng trước, xử lý sau hay không - đại biểu Lê Hoàng Anh chất vấn?

Bảo đảm văn hóa mạng cần ngấm vào từng gia đình, từng tế bào

Liên quan đến trả lời của Bộ trưởng về văn hóa mạng, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nhận thấy, những giải pháp Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra chưa đầy đủ và không thể xây dựng văn hóa mạng tốt và văn minh. Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Bộ trưởng quan tâm hơn và phải coi việc xây dựng văn hóa tốt, văn minh là một công việc rất quan trọng cần làm "tích cực hơn, mạnh mẽ hơn, đến nơi đến chốn hơn".

Có nên đầu tư cho chương trình chuyển đổi số quốc gia như một chương trình mục tiêu quốc gia? -0
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

"Bộ trưởng đề cập đến một bộ quy tắc ứng xử sẽ gửi các bộ, ngành để xây dựng cụ thể và triển khai. Đây là việc làm tốt nhưng chưa đủ vì người gây rối, người chọc ngoáy, người gây kích động những điều thiếu văn hóa phần lớn không làm việc ở các bộ, ngành mà ở bên ngoài, thậm chí ở nước ngoài". Chỉ ra thực tế này, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, cần triển khai rộng hơn, mạnh hơn, có sự tham gia các bộ, ngành khác, đặc biệt là Bộ Công an và toàn xã hội mới thành công được. 

Khẳng định "có nhiều việc phải làm trên không gian văn hóa mạng", Bộ trưởng cho biết, Bộ Quy tắc ứng xử được ban hành áp dụng cho các cơ quan, tuy nhiên các đơn vị, tổ chức khác cũng coi đây là mẫu để triển khai đối với đơn vị mình, bảo đảm văn hóa mạng cần ngấm vào từng gia đình, từng tế bào - khi đó việc chung tay thực hiện mới có hiệu quả.

Có nên đầu tư cho chương trình chuyển đổi số quốc gia như một chương trình mục tiêu quốc gia? -0
Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Trả lời tranh luận của ĐBQH Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho đồng bào sinh sống tại khu vực biên giới, vùng núi, nơi có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế, Bộ trưởng cho rằng, giải pháp căn cơ là cho bà con phương tiện tiếp cận, cụ thể là sóng 3G, 4G, điện thoại thông minh. Trong chương trình viễn thông công ích, đã dành ra 400 ngành điện thoại thông minh cho bà con, 400 nghìn Ipad (máy tính bảng) cho học sinh chưa được triển khai. "Vấn đề đặt ra là chính quyền địa phương cung cấp thông tin về số hộ gia đình, bà con, học sinh để Bộ cung cấp phương tiện cho bà con", Bộ trưởng nêu rõ.

Đánh giá cao những đóng góp của ngành thông tin đối với công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, góp phần tạo được sự thay đổi rất lớn, song ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) cho rằng, phần trả lời của Bộ trưởng là "chưa thỏa đáng". Liên quan đến việc chậm trễ thi hành một số nội dung liên quan đến Chương trình sóng và máy tính cho em cũng như chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng chưa trả lời rõ. Theo đại biểu, Chương trình sóng và máy tính cho em trong bối cảnh mới hiện nay cần phải được tiếp cận lại, đây không chỉ phục vụ học tập trong điều kiện dịch bệnh mà còn tạo cơ hội học tập và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và xã hội số. Do đó, cần làm rõ trách nhiệm trong vấn đề này...

Quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đang khá nhức nhối

Cũng trong phiên chất vấn sáng nay, nêu vấn đề trên các nền tảng và trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay tiktok, vấn nạn hàng giả, hàng nhái được chào bán một cách rất công khai, ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng đây là một vấn nạn cần phải siết lại và Bộ trưởng cho biết giải pháp trong thời gian tới để xử lý như thế nào?

Có nên đầu tư cho chương trình chuyển đổi số quốc gia như một chương trình mục tiêu quốc gia? -0
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Vấn đề quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đang khá nhức nhối. Thừa nhận thực tế này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, cơ bản quy định pháp luật của Việt Nam là các cơ quan phải bảo đảm thực hiện quảng cáo đúng pháp luật. Tuy nhiên, 2 năm gần đây có hình thức quảng cáo mới trên các không gian mạng. Vừa qua, Bộ đã sửa các văn bản, nghị định và tiến hành thanh tra, kiểm tra để các cơ quan truyền thông ý thực rõ hơn vấn đề này.

Đối với các nền tảng xuyên biên giới, Bộ trưởng cho biết, sẽ chính thức thanh tra về vấn đề quảng cáo; mong muốn các bộ, ngành địa phương trong thẩm quyền cùng rà soát các lĩnh vực có liên quan đến ngành mình để kiểm tra xử lý vấn đề này.

Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự phiên họp thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi); Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB; Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Sáng nay, 17.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng Đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn đại biểu Hiệp hội kinh tế văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu.