Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: "Gia cố" biện pháp phòng để không thể, không dám bạo lực gia đình!

Nêu quan điểm tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chiều nay, 31.5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phải “gia cố” nhiều hơn nữa cho các biện pháp “phòng” và mối quan hệ giữa “phòng” với “chống” để người ta không thể và không dám có hành vi bạo lực gia đình. “Không thể tức là hệ thống pháp luật phải chặt chẽ. Không dám là chế tài phải nghiêm. Nếu không thì ban hành Luật ra cũng khó tạo được chuyển biến căn bản trong lĩnh vực này”.

Phải làm rõ hơn nữa các biện pháp “phòng” bạo lực gia đình

Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu nhưng theo ghi nhận của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tổ, có chất lượng tốt. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi họp Tổ. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao việc Ban soạn thảo đã rất nghiêm túc, kịp thời có báo cáo giải trình tiếp thu những nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến, có cả phiên bản Luật hiện hành, phiên bản dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần đầu và phiên bản sau khi đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội để các đại biểu Quốc hội so sánh.

Cho rằng đây là cách làm rất cầu thị vì trước đây chúng ta cũng hay có tâm lý dự án luật trình Quốc hội lần đầu có thể "thể tất" được, chưa kỹ lưỡng lắm về nội dung, kỹ thuật lập pháp, đến lần trình Quốc hội thông qua mới kỹ lưỡng, nhưng lần này không như vậy. "Có những dự án Luật phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 - 3 lần mới “lọt” được vào danh sách trình Quốc hội. Phải khắt khe như thế, khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các chính sách lớn là đã phải được thẩm tra rất kỹ lưỡng. So với bản trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần đầu với bản trình Quốc hội tại Kỳ họp này đã đầy đủ và tiến bộ hơn nhiều”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. 

Góp ý về dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội cũng mong muốn phải làm rõ hơn nữa các biện pháp “phòng” bạo lực gia đình. “Phòng” bao giờ cũng phải là cơ bản, đi trước. Nhưng đến nay, Chủ tich Quốc hội cho biết cũng chưa được thoả mãn lắm với các quy định về biện pháp phòng bạo lực gia đình trong dự thảo Luật. Phần “chống” đã tương đối nhưng “phòng” còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung vào thông tin tuyên truyền. Theo Chủ tịch Quốc hội phải “gia cố” nhiều hơn nữa cho các biện pháp “phòng” và mối quan hệ giữa “phòng” với “chống” để người ta không thể và không dám có hành vi bạo lực gia đình. “Không thể tức là hệ thống pháp luật phải chặt chẽ. Không dám là chế tài phải nghiêm. Nếu không thì ban hành Luật ra cũng khó tạo được chuyển biến căn bản trong lĩnh vực này”.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, gia đình là tế bào của xã hội, nhưng dự luật cũng chưa thể hiện rõ mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường và xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, phải phát huy vai trò của nhà trường và xã hội nói chung đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình chứ không phải chỉ là vấn đề xã hội hoá nguồn lực để phòng, chống bạo lực gia đình (xây dựng nhà an toàn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình… ). Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải tiếp tục suy nghĩ, làm rõ vấn đề này để làm sao đến Kỳ họp cuối năm nay, khi dự luật được trình Quốc hội xem xét thông qua thì nhiều đại biểu Quốc hội tự tin rằng Luật ban hành sẽ tạo chuyển biến trong thực tiễn.

Các quy định pháp luật phải "sát sạt" với cuộc sống và khả thi

Tại phiên họp tổ, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc dự thảo Luật đã nhận diện và quy định khá rõ các hành vi bạo lực gia đình. Việc tiếp tục quy định về các hành vi bạo lực gia đình theo hướng cụ thể sẽ góp phần bảo đảm tính minh bạch, khắc phục tình trạng luật khung và thuận tiện trong hướng dẫn thi hành Luật.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các hành vi bạo lực gia đình trong dự thảo Luật đã có sự thay đổi rất nhiều so với phiên bản trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban đầu. Nhấn mạnh việc nhận diện các hành vi bạo lực cả về thể chất và tinh thần là rất đúng đắn bởi nỗi đau tinh thần nhiều khi còn lớn hơn nhiều so với nỗi đau thể chất, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục phân tích, rà soát, nhận diện đầy đủ hơn nữa các hành vi bạo lực gia đình tại khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật.

Cùng với đó, dự thảo Luật điều chỉnh bổ sung với người nước ngoài. Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, gia đình người nước ngoài thì gồm: gia đình có cả vợ - chồng là người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và gia đình có vợ hoặc chồng là người nước ngoài. Nếu luật điều chỉnh thì điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng phải giải thích rõ hơn.

Hay quy định tại khoản 2 Điều 4, tuy đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa rõ. Nếu viết như người đã từng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng cũng điều chỉnh như với người có quan hệ gia đình thì theo Chủ tịch Quốc hội sẽ “vô cùng lắm”. Bởi “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” có nội hàm rộng, có thể phát sinh giữa những người không có quan hệ gia đình (ví dụ quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội). Theo Chủ tịch Quốc hội, chỉ nên áp dụng đối với đối tượng từng có quan hệ gia đình, sau khi không còn quan hệ gia đình nữa thì do một số lý do, hoàn cảnh nhất định vẫn phải sống chung với nhau để bảo đảm tính khả thi. Nếu người từng có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhưng không còn quan hệ gia đình nữa thì khi đó các hành vi bạo lực nếu có sẽ bị xử lý theo pháp luật về dân sự, hình sự tuỳ mức độ. “Chúng ta phải khuôn lại trong phạm vi cụ thể, viết từng trường hợp thì rất khó nhưng cách thức thể hiện cần nghiên cứu thêm để bảo đảm quy định vừa đúng về pháp lý vừa khả thi, nếu tất cả người có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng đều xếp vào “gia đình” thì không đúng. Nếu mở quá như dự thảo Luật thì rất khó thực hiện”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Nhiều đại biểu Quốc hội cũng nhất trí với nhận định của Chủ tịch Quốc hội về việc phải làm rõ hơn nữa để hoàn thiện quy định về trách nhiệm của từng cấp và phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Thực tế từ trước đến nay, nhiều vụ việc bạo lực gia đình rất nghiêm trọng, phức tạp, nhưng lại chủ yếu do các cơ quan thông tấn báo chí, mạng xã hội phát hiện chứ các cơ quan, thiết chế nhà nước, tổ chức trong hệ thống chính trị phát hiện chưa nhiều, nhất là vai trò chủ trì trong từng lĩnh vực một. Một mặt có những vụ việc tất cả các cơ quan đều vào, từ thôn, tổ dân phố, mặt trận, chính quyền… nhưng có những vụ việc do báo chí, dư luận nhân dân phát hiện ra thì rất lúng túng trong việc xác định trách nhiệm, cơ quan nào chủ trì, cơ quan nào phối hợp. “Từ thực tiễn rất sinh động của cuộc sống, ở địa phương, chúng ta phải nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện, để làm sao có các quy định pháp luật sát sạt với cuộc sống và khả thi”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chính trị

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão
Theo dòng sự kiện

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão

Chiều 19.9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có các hoạt động ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua là vô cùng quý giá.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.