Tại cuộc đối thoại, các vị khách mời đều nhất trí rằng Chính phủ và chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn, bằng việc đề ra các chính sách, cơ chế cũng như chế tài để khuyến khích nông dân hướng tới sản xuất thực phẩm an toàn, đồng thời trừng phạt những hành vi cố ý sử dụng các loại hóa chất cấm trong nông nghiệp. Hiện các cơ sở sản xuất của chúng ta đa phần là nhỏ lẻ. Cho nên, theo các đại biểu vai trò của các hiệp hội, các ngành hàng càng đóng vai trò quan trọng. Nhưng thực tế dường như chúng ta nói nhiều đến sự quan trọng của đạo đức kinh doanh, sản xuất thực phẩm sạch nhưng chính các hiệp hội ngành hàng dường như vẫn đang mờ nhạt trong việc xây dựng, tuyên truyền, giám sát việc tuân thủ các đạo đức kinh doanh người sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Theo các đại biểu, thời gian tới cần sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, người dân đối với vấn nạn thực phẩm bẩn. Trong đó, vai trò của công tác tuyên truyền, tạo sức ép từ công luận đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là hết sức quan trọng.
Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD
Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.